Xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam là một nhiệm vụ đáng chú ý của ngành giáo dục từ năm học 2016 - 2017. Trao đổi về điều này, TS Vũ Thị Phương Anh e ngại việc "đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện".TS Phương Anh cho biết: Tại 10 nước Đông Nam Á, các ví dụ thành công hay được đưa ra là Philippines và Singapore, hoặc ở mức độ thấp hơn một chút là Malaysia.
Vì vậy, mọi người đang rất mong đợi để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả hơn chứ không ì ạch như hiện nay - điều vừa được chứng minh qua kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.
Nhưng vấn đề là làm thế nào để biến tiếng Anh đang từ một ngoại ngữ trở thành một ngôn ngữ thứ hai?
|
TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐHQG TP.HCM) |
Muốn trả lời thì trước hết cần xác định sự khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ ấy - cả hai đương nhiên đều không phải là tiếng mẹ đẻ của người học.Sự khác biệt giữa ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai là gì? Định nghĩa đơn giản mà đầy đủ sau đây của wikipedia về ngôn ngữ thứ hai như sau: “Ngôn ngữ thứ hai của một người (viết tắt là L2) là ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng được sử dụng hàng ngày tại nơi người ấy sinh sống. Trái lại, ngoại ngữ là ngôn ngữ được học tại một nơi mà ngôn ngữ ấy không được sử dụng” - (TS Phương Anh dịch - PV).
Nói vắn tắt, bất cứ khi nào một người Việt (có biết tiếng Anh, tất nhiên) được đưa vào một môi trường mà mọi người xung quanh đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau thì lúc ấy tiếng Anh đương nhiên trở thành ngôn ngữ thứ hai của người Việt ấy.
Nhưng nếu chúng ta vẫn cứ học tiếng Anh ở Việt Nam, thì cho dù có học vớithầy Tây(hoặc thầy ta nhưng nói tiếng Anhnhư Tây), chỉ vỏn vẹn được vài giờ một tuần (giả định rằng vào lớp buộc phải dùng tiếng Anh), nhưng bước ra khỏi lớp thì tất cả đều là tiếng Việt, thì không rõ Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai như thế nào đây?
Xét từ những điều kiện như vậy, ở Việt Nam có cơ hội để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sẽ ra sao, thưa bà?
- Có lẽ đã có một sự nhầm lẫn đâu đó.
Tiếng Anh chỉ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ với người nhập cư hay du học sinh, tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha... đến nước Mỹ để học tiếng Anh - lúc đó tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với họ.
Tức là, một người học tiếng Anh trong môi trường tiếng Anh được sử dụng rộng rãi bên ngoài lớp học thì tiếng Anh mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Cũng vậy, chỉ ở những nước như Ấn Độ, Singapore, Philippines... nơi tiếng Anh được dùng trong giảng dạy, trong tòa án, trong công sở, trong kinh doanh... thì nó mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Tôi cũng nghĩ có thể ý Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ muốn là Việt Nam đến một lúc nào đó nói tiếng Anh giỏi như mấy nước Đông Nam Á. Nhưng những nước thành công đó, như Singapore, vốn là cựu thuộc địa Anh.
Việt Nam trải qua 100 năm là thuộc địa của Pháp và có một thế hệ nói tiếng Pháp rất giỏi. Nếu ngay sau khi giành độc lập mình có chính sách vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ đó thì sẽ có được ngôn ngữ đó. Đất nước Singapore chính là như vậy.
Có những thời điểm chính sách có thể ra được để có thể biến thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng với Việt Nam, điều kiện lịch sử này không tái tạo được nữa.
Hoặc khi chúng ta quan hệ với nước nào đó nói tiếng Anh rất thân thiết và cho phép họ đầu tư từng khu, thì lúc đó chính sách không phải là giáo dục mà từ chính sách về kinh tế, chính trị, tự nhiên… sẽ có ngôn ngữ thứ hai. Nhưng ở Việt Nam, tôi không nhìn thấy cơ hội nào để chúng ta có ngôn ngữ thứ hai kiểu tự nhiên như vậy.
Nói đi thì nói lại, chắc chắn Bộ trưởng cũng biết điều đó, và có thể ý ông là “dùng tiếng Anh tốt” chứ không phải là “ngôn ngữ thứ hai”.
“Ngôn ngữ thứ hai” theo định nghĩa chuyên môn là ngôn ngữ sử dụng trong đời thường, bên ngoài lớp học ngôn ngữ. Còn nếu sử dụng cụm từ “ngôn ngữ thứ hai” để chỉ một trình độ ngoại ngữ ở bậc cao (người học có thể sử dụng độc lập hoặc thành thạo trong công việc, trong cuộc sống) thì hãy trở lại những mục tiêu không kém tham vọng của Đề án 2020 (đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2020 - PV).
Hãy cứ kiên trì mục tiêu của Đề án 2020
Vậy hãy trở lại Đề án 2020. Trong Đề án này, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu và làm tiếp những điều gì? Có gì trong đề án liên quan đến việc biến tiếng Anh thành thế mạnh, hay thành ngôn ngữ thứ hai không, thưa bà?
- Trong Đề án 2020 đã có yêu cầu, mục tiêu dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Có lẽ, khi tân bộ trưởng nói “đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai” thì thực sự ông muốn nói tới việc sử dụng tiếng như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường (tương tự các chương trình quốc tế tại Việt Nam).
Trong tiếng Anh có một cụm từ chuyên môn để chỉ điều này: “English as a medium of Instruction” – viết tắt là EMI. Đây là một chính sách được nhiều nước áp dụng như một trong những điều kiện để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai (có lẽ là một tương lai xa). Và Đề án 2020 cũng đã đưa vào những yếu tố như vậy.Nếu mục tiêu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là EMI thì tôi ủng hộ việc này.
Với cách làm của Việt Nam, điều tôi thấy điều dở nhất của Đề án 2020 là mục tiêu quá lớn, quá tham vọng lại thực hiện trong thời gian rất ngắn.
Nhưng điều đó vẫn không tệ bằng việc triển khai đề án đồng bộ trên cả nước với 63 tỉnh thành, không xem xét đến việc điều kiện các địa phương là rất khác nhau.
Mục tiêu của Đề án khá tham vọng nhưng vẫn có thể làm được có thể làm được ở một số nơi có điều kiện sẵn.
Nhưng thời gian đầu, chúng ta lại vội vã triển khai trên toàn quốc, và không làm theo sự khác biệt. Đó là lý do tại sao Đề án có lúc đã bị toàn xã hội phản ứng như vậy.
Đề án vấp phải sai lầm ở chỗ đó chứ không phải không có thành tựu. Thành tựu vẫn có ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM...
Bà có nhắc tới chính sách của những nước muốn đẩy tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai xa. Vậy nếu như có một lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam trong tương lai xa, theo bà, nói một cách ngắn gọn, lộ trình này gồm những giai đoạn nào, trong vòng bao nhiêu năm và cần những điều kiện gì?
- Nếu đặt câu hỏi này cho tôi và yêu cầu trả lời trong vài phút thì khác nào đánh đố. Muốn biết lộ trình bao nhiêu năm, cần phải nghiên cứu kỹ càng.
Thứ nữa, là tôi sẽ không dùng cụm từ “ngôn ngữ thứ hai” mà sẽ dùng cụm từ “nâng cao trình độ tiếng Anh của Việt Nam”.
Trong Đề án 2020 đã có những thành tựu mà nhiều người không thấy, do bị chìm trong những điểm chưa tốt. Tôi có thể kể một số việc mà Đề án 2020 đã làm được.
Ví dụ việc đưa yêu cầu về đạt chuẩn Châu Âu hay Khung 6 bậc của Việt Nam, tôi cho rằng đây là một thành tựu. Mục tiêu đạt mức B1 – tức bước đầu có năng lực sử dụng độc lập một ngoại ngữ - cho học sinh tốt nghiệp phổ thông là đúng, vì đó là mục tiêu cần cố gắng đạt được.
Theo tôi, Bộ Giáo dục nên tiếp tục bám lấy các mục tiêu của Đề án 2020 và làm tiếp. Tuy nhiên không thể làm cào bằng trong 63 tỉnh thành mà nên khuyến khích, trao quyền và đầu tư thêm cho các địa phương có điều kiện.
Nên cố gắng đẩy được ở những nơi đấy. Với những địa điểm như TP.HCM nên cho dạy – học bằng tiếng Anh luôn. Những địa phương chưa có điều kiện thì nâng cao trình độ tiếng Anh ở mức nền.
Nhưng cũng có những nơi chưa cần trình độ tiếng Anh B1 vì học sinh còn quá khó khăn (ví dụ ở những vùng dân tộc thiểu số, nơi học sinh nói tiếng dân tộc ở nhà và đi học bằng tiếng Việt, có nghĩa đối với các em thì tiếng Việt đã là ngôn ngữ thứ hai). Ở những nơi này, mục tiêu cần phải tập trung vào cái khác, ví dụ như trình độ tiếng Việt, chứ không phải là đổ tiền đưa máy móc dạy ngoại ngữ vào, đưa đi đánh giá trình độ tiếng Anh…
Và đó chính là cách sửa Đề án 2020.
Tôi sợ việc đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện
Theo bà, nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm thì có thực hiện được mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai không, dù ở tương lai xa?
- Nếu cứ làm như hiện nay thì tôi cho rằng không bao giờ làm được. Điều tôi sợ nhất là lại đổi mục tiêu của Đề án 2020 thành tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Để thực hiện mục tiêu này, rõ ràng là phải dạy các môn học bằng tiếng Anh trong nhà trường, và sẽ cần bỏ một đống tiền để viết sách.
|
Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)
|
Nhưng ai viết? Người Việt viết sách giáo khoa để dạy bằng tiếng Anh có ổn không, có viết được không? Khi đó 63 tỉnh thành chia tiền để viết hay là sẽ có những nhóm viết?
Quay lại Singapore, sau khi dành được độc lập, khi quyết định tiếp tục sử dụng tiếng Anh trong nhà trường thì họ nhập giáo trình để dạy. Một thời gian sau, khi đất nước đã phát triển và có đầy đủ điều kiện rồi thì họ mới viết sách.
Tôi chỉ sợ sau khi chủ trương sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường rồi thì Bộ sẽ đổ tiền vào viết sách.
Đây sẽ là cơ hội để các nhóm lợi ích xuất hiện. Tôi đã từng tham dự những cuộc họp mà khi có người đề xuất cần phải nhập cái này cái kia thì y như rằng có ý kiến phản đối và đòi hỏi phải để cho Việt Nam làm.
Nhưng ai làm? Rất có thể đó là các nhóm lợi ích, những người tự cho mình là giỏi nhất. Và thường thì họ làm rồi chính họ lại đánh giá, như thế thì rất đáng lo ngại.
Tôi rất sợ đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách để thực hiện. Ngoại ngữ là nhu cầu có thật và có lợi cho chính người học. Mục tiêu trong trường phổ thông tất nhiên phải đạt và Nhà nước phải chi tiền. Nhưng phải làm những việc có ý nghĩa và thành công mà không cào bằng.
Cứ nhìn thực tế trong vòng 10 năm vừa qua, khi cho các trung tâm nước ngoài vào thì trình độ tiếng Anh của xã hội nâng lên, mặc dù đắt và người dân sẵn sàng móc tiền túi ra học.
Còn Nhà nước không cần lấy ngân sách vào những việc đấy mà chỉ đặt yêu cầu theo luật, giám sát và hậu kiểm.
Ngược lại, hãy dùng ngân sách đầu tư vào vùng sâu, vùng xa để nâng lên trước hết là trình độ tiếng Việt cho người dân tộc chứ chưa cần nói tới tiếng Anh.
Và tất nhiên là không thể cào bằng.
- Xin cảm ơn bà!
Lê Huyền - Ngân Anh (thực hiện)
" alt="Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Liệu có khả thi?"/>
Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Liệu có khả thi?
Mặc dù "an cư" đã lâu, thế nhưng hàng ngàn khách hàng đã mua căn hộ vẫn không biết đến ngày nào mới nhận được giấy chủ quyền mà chủ đấu tư cam kết. |
Khu đất quy hoạch làm công viên của chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp, TP.HCM bị bỏ hoang, nhếch nhác |
Cục Thuế TP.HCM vừa công bố danh sách 209 doanh nghiệp (DN) nợ thuế, trong đó có sự “góp mặt” của một số DN kinh doanh bất động sản. Đáng chú ý, đằng sau việc nợ thuế của chủ đầu tư là sự lo lắng của hàng ngàn khách hàng đã mua căn hộ, dù định cư đã lâu nhưng không biết đến ngày nào mới nhận được giấy chủ quyền!
Phập phồng vì mua… ki-ốt
Trong bảng “phong thần” của Cục Thuế TP, Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển địa ốc Khang Gia nợ 2,3 tỷ đồng tiền thuế năm 2016. Công ty này cũng là chủ của 2 dự án chung cư mà đến nay chưa có giấy chủ quyền.
Tháng 5-2014, Khang Gia bàn giao 338 căn hộ cho khách hàng tại chung cư Khang Gia Tân Hương (số 377 đường Tân Hương, quận Tân Phú). Hơn 3 năm trôi qua, cư dân nơi đây rơi vào trạng thái nhiều “không”: sàn cầu thang bộ là lối thoát hiểm không hoàn thiện, không giấy chủ quyền, không ban quản trị và một bộ phận không nhỏ sống trong nhà không phép! Số là, tại phần diện tích được được quy hoạch làm trung tâm thương mại và khu cộng đồng, Công ty Khang Gia lại xây dựng thành 61 căn hộ để bán! Chủ một căn nhà (yêu cầu giấu tên) tại tầng lửng đưa ra bộ hồ sơ mua bán, trong hợp đồng chủ đầu tư ghi là “mua bán ki-ốt”, “không được ở”.
Tuy nhiên, bên trong cái gọi là ki-ốt này được người mua thiết kế thành một căn hộ hoàn chỉnh: có một hoặc hai phòng ngủ, tùy theo sự bố trí của chủ nhà; có bếp, có nhà vệ sinh. Bên ngoài hành lang, mỗi căn đều có cửa và khóa riêng biệt, tất nhiên chỉ có một mục đích là ở, không buôn bán gì. “Nếu không để ở thì biết bán cái gì ở đây”, một người dân cư ngụ trong “căn ki-ốt” nói, đồng thời quả quyết chính quyền địa phương hứa hẹn “sang năm sẽ cho nhập hộ khẩu”. Điều đáng nói, tháng 8-2016, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã kiểm tra và phạt chủ đầu tư 45 triệu đồng, đình chỉ thi công, buộc tháo dỡ toàn bộ phần công trình sai thiết kế. Việc xây dựng vi phạm diễn ra tại tầng trệt, tầng lửng và tầng 2 của chung cư; chủ đầu tư tự ý chuyển đổi công năng phần diện tích thương mại, dịch vụ, nhà trẻ và hạng mục phụ trợ hồ bơi để xây dựng thành 61 căn hộ với nhiều mức diện tích khác nhau, trong đó có 2 căn hộ chỉ rộng 15m2/căn. Với thực trạng nêu trên, sự việc trở nên phức tạp, câu chuyện cấp chủ quyền căn hộ kéo dài không biết đến bao giờ!
Tại dự án Khang Gia Gò Vấp cũng xảy ra tình trạng đến nay vẫn chưa có ban quản trị, giấy chủ quyền chỉ cấp cho block tái định cư, 2 block còn lại với gần 600 căn hộ thương mại thì đến nay vẫn phải chờ đợi. Tại khu vực đất nằm giữa 3 block, cỏ mọc xen lẫn với những trụ bê tông thi công dang dở, gạch đá ngổn ngang. Một cư dân tại đây cho biết, khu đất này là công viên của chung cư nhưng chủ đầu tư lại xây phòng tập gym, yoga… và thu tiền sử dụng dịch vụ. Khi cư dân phản đối, chủ đầu tư cho tháo và để lại hiện trạng nhếch nhác.
20 chung cư chưa có giấy chủ quyền
Qua rà soát các phản ánh tranh chấp, khiếu nại, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có 20 chung cư chủ đầu tư chậm thực hiện cấp giấy chủ quyền cho người mua căn hộ.
Điểm qua danh sách, có nhiều chung cư đã bố trí người dân cư ngụ hàng chục năm trời. Điển hình như chung cư Phúc Thịnh (số 341 đường Cao Đạt, phường 1, quận 5) do Công ty TNHH MTV Đầu tư - Xây dựng Trường Thịnh làm chủ đầu tư. Tuy đã bàn giao căn hộ từ năm 2005, nhưng việc cấp giấy chủ quyền đến nay vẫn chưa biết khi nào hoàn tất. Năm ngoái, cư dân Phúc Thịnh bị một phen lên ruột do chủ đầu tư đăng ký bán đấu giá công ty.
Bị cư dân phản ứng quyết liệt, chủ đầu tư có văn bản hứa hẹn sẽ tiến hành cấp giấy chủ quyền, nhưng đến nay sự việc vẫn chỉ là lời hứa. Nhiều chung cư khác cũng tương tự, đưa dân vào cư ngụ đã nhiều năm mà giấy chủ quyền vẫn bặt vô âm tín; như: chung cư Trương Đình Hội (phường 16, quận 8, do Công ty cổ phần Lê Minh M.C làm chủ đầu tư), chung cư Mỹ Viên (phường Tân Phú, quận 7, do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư); chung cư Trung Đông (số 30 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và phát triển Trung Đông làm chủ đầu tư)…
Quận Tân Phú là địa phương nổi cộm việc nhiều chủ đầu tư không tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở, vấn đề nóng nhất là có 12 chung cư chưa cấp giấy chủ quyền, gây bức xúc cho cư dân. Quận phải phối hợp Sở Xây dựng làm việc với ban quản trị, ban quản lý, chủ đầu tư để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện và những khó khăn trong quá trình vận hành nhà chung cư. Sở Xây dựng cũng cho biết đã giao các phòng nghiệp vụ rà soát, phân loại và tham mưu, để chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết theo quy định.
Giải quyết rốt ráo việc cấp giấy chủ quyền cho cư dân cũng chính là tháo nút thắt quan trọng trong tranh chấp chung cư. Bên cạnh việc “kéo” ngân hàng ngồi lại với chủ đầu tư để tìm giải pháp, TP cũng cần xử lý nghiêm minh đối với những chủ đầu tư chây ỳ, cố tình vi phạm trong việc xây dựng (là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không cấp được giấy chủ quyền) để lập lại kỷ cương, vừa bảo vệ người mua nhà và đồng thời giảm thiểu các xung đột trong chung cư như lâu nay.
Theo SGGP
Nhận nhà xong, bao lâu được cấp giấy chứng nhận?Kể từ ngày giao nhà cho người mua hoặc từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền, chủ đầu tư dự án nhà chung cư có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua. " alt="Hàng ngàn căn hộ chờ cấp giấy chủ quyền"/>
Hàng ngàn căn hộ chờ cấp giấy chủ quyền
Học viện Ngân hàng công bố điểm chuẩn năm 2023Học viện Ngân hàng vừa công bố điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành Luật kinh tế có điểm cao nhất là 26,5." alt="Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2022"/>
Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2022
- Trong bài phát biểu tại hội nghị Ngoại giao sáng nay, 23/8, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra 5 việc cần giải quyết để thúc đẩy ngoại giao giáo dục trong thời gian tới. | Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh: Đầu tiênlà hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ... Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông. Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua. “Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta”– Bộ trưởng Nhạ nói. Vềhội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước. Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục. Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác. Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc. Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài. Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo. Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục. “Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục”. " alt="5 kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Bộ trưởng Nhạ"/>
5 kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Bộ trưởng Nhạ
|