当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo phạt góc U23 UAE vs U23 Nhật Bản, 20h ngày 3/6 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Tuy nhiên, các báo cáo mới cho thấy, vị luật sự riêng từng được ca ngợi là "thị trưởng của nước Mỹ" này đã đồng thời theo đuổi vận may cá nhân và cách ông tự xử lý các vấn đề hiện đang bị truy xét gắt gao đến mức ngay cả tổng thống cũng tìm cách lánh xa.
Tổng thống Trump bắt đầu thuê cựu Thị trưởng New York Giuliani làm luật sư riêng cho ông kể từ tháng 4/2018. Ảnh: CNBC |
Thứ Tư, 27/11 đánh dấu một ngày tồi tệ đối với cựu Thị trưởng New York Giuliani khi búa rìu dư luận nhắm vào ông ngày càng tăng, sau khi cả hai tờ báo New York Times và Washington Post đồng loạt đăng tải báo cáo điều tra về hoạt động làm ăn của ông.
Các bài báo khắc họa chân dung của một người đàn ông đã tận dụng mối quan hệ thân thiết với tổng thống để tìm kiếm các thỏa thuận béo bở ở Ukraina, có thể giúp tăng ảnh hưởng của công ty Giuliani Partners cũng như tài sản cá nhân của ông.
Những tiết lộ được đưa ra đúng vào thời điểm các nhà lập pháp đang điều tra động cơ đằng sau những nỗ lực của ông Giuliani nhằm lật đổ cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraina Marie Yovanovitch xem liệu chúng là tuân theo lệnh của Tổng thống Trump hay các quan chức Ukraina muốn loại bỏ nhà ngoại giao này.
Hãng thông tấn CNN cũng đưa tin, các công tố viên liên bang đang điều tra các thỏa thuận kinh doanh của luật sư Giuliani như một phần của cuộc điều tra rộng hơn nhắm vào các cộng sự kinh doanh của ông, có thể bao gồm cả những cáo buộc hình sự từ thông đồng, cản trở công lý, đến vi phạm các quy định tài chính trong chiến dịch vận động tranh cử và rửa tiền.
Những mối quan hệ phức tạp
Các công tố viên liên bang ở New York đang tìm hiểu các mối quan hệ của ông Giuliani và các cộng sự với công ty dầu mỏ và khí đốt quốc doanh của Ukraina. Theo CNN, luật sư riêng của Tổng thống Trump đã có câu trả lời bất nhất về những liên hệ của ông với một nhà tài phiệt Ukraina, doanh nhân mà trước đây ông từng tuyên bố "chẳng có liên quan gì".
Ràng buộc pháp lý chặt chẽ quanh luật sư Giuliani đã khiến lãnh đạo Nhà Trắng phải nói với người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ Bill O'Reilly vào tối 26/11 rằng, ông không biết cựu Thị trưởng New York đang làm gì ở Ukraina khi các hành vi đó tiếp tục trở thành tâm điểm truy xét trong cuộc điều tra luận tội tổng thống do Hạ viện khởi xướng.
Trong một động thái gợi nhớ đến cách đối phó với luật sư riêng của tổng thống trước đây - Michael Cohen, người hiện đang thụ án 3 năm tù giam, ông Trump đã có những phát biểu ám chỉ bản thân hoàn toàn mù mờ về chương trình nghị sự của ông Giulian ở Ukraina, bất chấp lời khai của các nhân chứng trước các nhà điều tra Hạ viện cho thấy điều ngược lại.
Khi người dẫn chương trình O'Reilly lặp lại câu hỏi rằng ông có ra lệnh cho luật sư Giuliani tới Ukraina hoặc gây sức ép với Kiev hay không, lãnh đạo Nhà Trắng quả quyết: "Không, tôi không chỉ đạo ông ấy. Nhưng ông ấy là một chiến binh. Rudy đã tới (Ukraina). Ông ấy có thể đã thấy thứ gì đó. Song, anh phải hiểu rằng, Rudy còn đại diện cho những người khác".
Ông Trump cũng nhấn mạnh, luật sư đã có các giao dịch ở Ukraina suốt nhiều năm qua.
Giới phân tích nhận định, khó có thể cho rằng luật sư Giuliani còn có bất kỳ khách hàng nào khác quan trọng hơn tổng thống Mỹ. Hơn nữa, tuyên bố của Tổng thống Trump mâu thuẫn trực tiếp với phát biểu của ông trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraina Volodymyr Zelensky ngày 25/7.
Theo bản ghi nội dung cuộc gọi, ông Trump đã nói với tân lãnh đạo Kiev rằng: "Tôi sẽ cử ông Giuliani gọi điện cho ngài... Rudy biết rất nhiều về những gì đang xảy ra".
Tuyên bố cũng đi ngược lại lời khai của Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland, người khẳng định trước các ủy ban điều tra của Hạ viện rằng, luật sư Giuliani về cơ bản đang thực thi các chính sách đối ngoại của ông Trump với Kiev, cố gắng dàn xếp chuyện đổi chác bằng cách gắn một chuyến thăm Nhà Trắng của tân Tổng thống Zelensky với việc ông phải giúp đỡ điều tra nghi vấn tin tặc Ukraina can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như con trai của chính khách này - Hunter Biden, người từng có chân trong hội đồng quản trị của công ty năng lượng Burisma ở Ukraina.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các việc làm sai trái của cha con ông Biden, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ nhiều khả năng là đối thủ chính của ông Trump trong cuộc đua tái cử năm 2020.
Hoạt động ngoại giao ngầm
Các tiết lộ về việc luật sư Giuliani đang đàm phán các thỏa thuận tài chính cá nhân với chính những người ông đang moi thông tin càng làm tăng sự lộn xộn liên quan đến hoạt động ngoại giao ngầm của ông.
Theo New York Times và Washington Post, ông Giuliani đã tìm cách có được các thỏa thuận làm ăn trị giá tới hàng trăm ngàn USD với giới chức Ukraina, đồng thời tận dụng các mối quan hệ tại đất nước này để khai thác các thông tin gây hại cho nhà Biden.
Mặc dù các bên liên quan vẫn chưa chốt thỏa thuận nhưng những tiết lộ trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết, chúng đã phản bác các phát biểu lặp đi lặp lại của ông Giuliani rằng, ông không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở Ukraina. Thứ hai, chúng ám chỉ, luật sư riêng của ông chủ Nhà Trắng có thể đang nhắm vào các khách hàng tiềm năng ở Ukraina, những người khao khát có được mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ và Tổng thống Trump, vị khách hàng quyền lực nhất của ông Giuliani.
Kết quả khảo cứu tài liệu của tờ New York Times hé lộ, ông Giuliani gần như đã giành được một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Ukraina, trong đó cơ quan này chấp nhận trả cho công ty của ông 300.000USD (gần 7 tỷ đồng) để giúp tìm ra các khoản tiền bị biển thủ.
Một dự thảo hợp đồng rò rỉ đề cập trực tiếp đến việc ông Giuliani sẽ đại diện cho Yuriy Lutsenko, cựu công tố viên hàng đầu của Ukraina. Đề xuất chưa ký kết này cũng nêu ra một thỏa thuận, trong đó ông Lutsenko phải trả ít nhất 200.000USD để duy trì hợp tác với công ty của Giuliani và nhóm pháp lý của vợ chồng Joseph E. diGenova và Victoria Toensing, những người cũng có quan hệ mật thiết với Tổng thống Trump. (Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện Mỹ xác định, ông Giuliani đã hợp tác chặt chẽ với ông Lutsenko để cố gắng xúc tiến một cuộc điều tra cha con Biden cũng như nghi vấn Ukraina can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016).
Luật sư Giuliani quả quyết, ông không đòi tổng thống phải trả tiền cho các dịch vụ pháp lý do ông đảm nhiệm. Ngay tối 27/11, cựu Thị trưởng New York cũng đăng đàn Twitter gọi các bài viết của tờ New York Times là "tin giả".
"Tôi không theo đuổi cơ hội kinh doanh ở Ukraina như báo đã bịa đặt. Tôi có thể giúp họ (Ukraina) lấy lại 7 tỷ USD tiền bị đánh cắp nhưng tôi đã không làm điều đó. Thù lao nhận được là số 0", ông Giuliani viết. Một tiếng sau, luật sư riêng của lãnh đạo Nhà Trắng chia sẻ thêm: "New York Times và Washington Post đang cố gắng hủy hoại uy tín của tôi, vì tôi biết sự dối trá của họ nhằm che đậy cho nhà Biden".
Giới quan sát hiện nhắc lại chuyện Tổng thống Trump đã quay lưng với cựu luật sư riêng lâu năm Cohen, người từng được ông mô tả là "người tốt với một gia đình tuyệt vời", nhưng sau đó trong mắt ông lại là "kẻ dối trá đáng kính ngạc". Ông Giuliani cũng đóng một vai trò then chốt trong quyết định hạ bệ Cohen của ông Trump.
Khi các rắc rối pháp lý ngày càng chồng chất, ông Giuliani khăng khăng bản thân vẫn có niềm tin vào tổng thống, dù cả hai dường như đang đánh tiếng qua lại thông qua các cuộc phỏng vấn trên truyền thông. Xuất hiện trong chương trình phỏng vấn với kênh Fox News tuần trước, ông Giuliani thẳng thừng bác bỏ ý kiến cho rằng tổng thống sẽ "hy sinh" ông vì lợi ích cá nhân. "Tôi có bảo đảm", ông Giuliani nói và không giải thích gì thêm.
Ông Giuliani sau đó lên tiếng đính chính rằng ông chỉ đang đùa. Tuy nhiên, phát biểu này được tin là một lời cảnh báo của ông Giuliani đối với Tổng thống Trump, rằng ông rất "có nghề" và không dễ dàng bị cho chìm xuống như cựu đồng nghiệp Cohen khi chưa khiến ai đó phải khốn đốn.
Tuấn Anh
" alt="Nhân vật thị phi khiến ông Trump gặp khó trong cuộc chiến chống luận tội"/>Nhân vật thị phi khiến ông Trump gặp khó trong cuộc chiến chống luận tội
Tình hình trong nước trở nên rối ren, Tổng thống Doud Khan cho rằng đây là thời cơ để loại bỏ PDPA. Ông ta bắt giam một lãnh đạo PDPA. Những người khác cảm thấy bị đe dọa liền ra tay. Ngày 27/4/1978, Doud Khan cùng gia đình bị bắn chết ngay tại dinh Tổng thống.
Men say chiến thắng
Ngày 28/4, nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan ra đời. Tổng bí thư PDPA đồng thời là người đứng đầu phái “Khalk” (Nhân dân) Nur Muhammad Taraki trở thành Chủ tịch Hội đồng Cách mạng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Babrak Karmal – người đứng đầu phái “Parcham” giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Cách mạng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Một thủ lĩnh khác của “Khalk” là Hafizullah Amin làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
Lực lượng Mujahideen. Ảnh: Wikipedia |
Chính quyền Taraki đã nóng vội tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung chủ yếu là quốc hữu hóa đất đai mà không đền bù cho nông dân, qua đó khoét sâu mâu thuẫn giữa nông dân và những người hưởng lợi từ cải cách.
Hậu quả là sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, bất mãn xã hội gia tăng. Việc thực hiện một cách khiên cưỡng quyền bình đẳng của phụ nữ và nói “không” với hôn nhân cưỡng bức cũng góp phần làm bầu không khí thêm ngột ngạt.
Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chống đối quyết liệt của các bộ lạc, các nhóm du kích được sự hậu thuẫn của Mỹ, Pakistan và một số quốc gia Hồi giáo khác.
Chiến lược đầy sai lầm
Làm cho tình hình thêm căng thẳng là mối bất hòa truyền kiếp trong nội bộ PDPA. Chỉ vài tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, phái “Khalk” đã loại bỏ hầu hết các nhân vật thuộc phái “Parcham” ra khỏi các vị trí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Nguy hại hơn, Taraki tin dùng Amin – một kẻ hám danh và ưa bạo lực, nhưng lại bất đồng quan điểm với Babrak Karmal. Sai lầm này đã dẫn đến kết cục bi thảm.
Lợi dụng sự nhu nhược của Taraki, Amin không chỉ loại trừ khỏi ban lãnh đạo những người không ăn cánh, mà còn tiến hành đàn áp, thanh trừng hàng loạt sĩ quan, công chức nhà nước, cán bộ đảng, các nhà hoạt động chính trị, tôn giáo… Amin cũng không hề nương tay đối với cả những người thuộc phái “Khalk” thân cận với Taraki. Tháng 10/1979, Taraki bị Amin sát hại.
Toàn bộ quyền hành ở Afghanistan chuyển vào tay Amin. Ông ta đẩy mạnh thanh trừng các lực lượng tiến bộ, trước hết là những người thân Liên Xô do Babrak Karmal đứng đầu. Làn sóng bất bình, đối lập với chế độ độc tài của Amin cũng tăng lên. Nhiều nhà hoạt động của Afghanistan đã yêu cầu Liên Xô giúp đỡ.
Trong bối cảnh đó, ngày 27/12/1979, các đơn vị đặc nhiệm Liên Xô thực hiện chiến dịch đánh chiếm Kabul, tiêu diệt Amin và đưa Babrak Karmal lúc này đang lưu vong ở nước ngoài về cầm quyền. Sáu năm tiếp theo, với sự trợ giúp của Liên Xô, Afghanistan đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội.
Nhưng đến đầu năm 1986, Karmal có nhiều bất đồng sâu sắc với đa số thành viên ban lãnh đạo đất nước, do vậy xuất hiện khuynh hướng để ông ta từ chức.
Sau nhiều cuộc làm việc căng thẳng, khó khăn với sự vào cuộc của đích thân nhà lãnh đạo Liên Xô M. Gorbachev, cuối cùng thì vào giữa tháng 5/1986, Babrak Karmal buộc phải chuyển giao quyền lực cho Tiến sĩ Najibullah, một người trẻ tuổi, nhiệt tình, có học vấn, kinh nghiệm.
Najibullah đã xây dựng được cơ sở xã hội rộng rãi cho chính quyền, củng cố được quan hệ với giới tu hành, với các chỉ huy chiến trường, các bộ tộc… mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Afghanistan trên trường quốc tế.
Sau khi quân đội Liên Xô rút đi (1989) và đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã (1991), Cộng hòa Afghanistan mất hoàn toàn chỗ dựa cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Năm 1992, Najibullah buộc phải từ chức, trao quyền cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan, đến năm 1996 thì bị Taliban sát hại. Đất nước Afghanistan đắm chìm trong nội chiến.
Trong bối cảnh bị xâu xé bởi các thế lực thù địch trong, ngoài nước, ban lãnh đạo PDPA lại phạm sai lầm về đường lối, nhất là để mất đoàn kết, thống nhất nội bộ, dẫn đến thất bại của cuộc Cách mạng tháng Tư ở Afghanistan.
Nguyên Phong
Trong quan hệ với Bí thư thứ nhất N. Khrushev, Nguyên soái Zhukov rất tự tin. Không chỉ bởi có quá khứ đầy vinh quang, mà còn bởi Zhukov ít nhất hai lần giúp Khrushev
" alt="Sai lầm khiến cách mạng Afghanistan hứng trọn kết cục bi thảm"/>Sai lầm khiến cách mạng Afghanistan hứng trọn kết cục bi thảm
Cách đây gần 4 năm, vào tháng 3/2016, các lãnh đạo EU đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tị nạn. Cụ thể, họ nhất trí trả cho Ankara 6 tỷ Euro và thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập liên minh để đổi lấy việc nước này ra tay ngăn chặn dòng người di cư tràn vào châu Âu như một năm trước đó.
Theo báo Guardian, thỏa thuận thực sự phát huy hiệu quả. Suốt 3 năm sau đó, số lượng người tị nạn đến các các đảo của Hy Lạp từ điểm trung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống đáng kể, từ mức đỉnh điểm 7.000 người/ngày xuống còn vài trăm người/ngày. Song, các con số này lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2019.
Khi bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng ở Idlib mà không được phương Tây ứng cứu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ mở các cánh cửa chốt chặn đường đến châu Âu. Ngay sau quyết định bật đèn xanh của Ankara hôm 28/2, nhiều người tị nạn từ Syria đã hối hả vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tiến về phía các vùng duyên hải và khu vực biên giới giáp Hy Lạp, Bulgaria.
Các động thái của Thổ Nhĩ Kỳ được tin sẽ làm lộ "gót Asin" của EU khi liên minh không thể thống nhất về một chính sách nhập cư chung suốt thời gian qua.
Các quan chức ở Brussels quả quyết, EU hiện ở vị thế mạnh hơn nhiều so với năm 2015, khi một triệu người nước ngoài bất chấp nguy hiểm đi thuyền lênh đênh trên biển hoặc chui qua các hàng rào thép gai để có thể đặt chân sang đất châu Âu. Một báo cáo của Ủy ban châu Âu hồi thang 10/2019 viết, EU hiện có "các hệ thống mạnh mẽ hơn để kiểm soát biên giới và có thể nhanh chóng mang tới sự hỗ trợ về tài chính và hoạt động cần thiết cho những nước thành viên chịu áp lực". EU đang thiết lập một lực lượng bảo vệ bờ biển và biên giới châu Âu, với mục tiêu là 10.000 nhân sự tham gia vào năm 2027.
Các quan chức EU cho rằng, họ đã thực hiện đúng những mặc cả với Tổng thống Erdogan. EU đã giải ngân gần như toàn bộ 6 tỷ Euro đã hứa dành cho những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù chỉ có 3,2 tỷ Euro trong số này được chi cho các dự án, bao gồm cả xây dựng các trường học và trung tâm y tế.
Song, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói số tiền đó không đủ. Ankara tuyên bố đã phải chi số tiền tương đương gần 27 tỷ Euro để giúp 3,6 triệu người tị nạn Syria đang cư trú trong lãnh thổ của họ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng đang là nơi trú chân cho 360.000 người nước ngoài khác chạy trốn sự đàn áp và chiến tranh, chủ yếu đến từ Afghanistan, Iraq và Iran.
EU thậm chí đạt ít tiến bộ hơn nhiều trong việc trao đổi người. Trọng tâm của thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ là đề nghị "một đổi một": một người tị nạn Syria trên các đảo Hy Lạp sẽ được trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi một người tị nạn Syria khác ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cấp nơi trú ẩn ở châu Âu. Chính quyền Hy Lạp, vốn đang oằn mình chống đỡ sau nhiều năm cắt giảm các chi tiêu công, đã tìm cách đưa 1.908 người xin tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, một chính sách bị chỉ trích rộng rãi do nhiều ý kiến cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ không hẳn là quốc gia an toàn.
EU đồng ý tiếp nhận khoảng 25.000 người Syria đã tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng số lượng này quá thấp so với mức tối đa 72.000 người trong thỏa thuận ban đầu và mức 108.000 người mà các tổ chức cứu trợ quốc tế cho là đóng góp công bằng của một số quốc gia giàu nhất thế giới. (EU thống kê rằng, liên minh đã giúp bố trí nơi ăn, chốn ở cho tổng cộng 63.000 người tị nạn đến từ Trung Đông và châu Phi kể từ năm 2015).
Khi EU tuyên bố cuộc khủng hoảng nhập cư đã chấm dứt, các đảo của Hy Lạp trở thành nơi chứa những người di cư trong các trại tị nạn có điều kiện vệ sinh tồi tệ như Moria trên đảo Lesbos hay Vathy trên đảo Samos. Tháng 10 năm ngoái, cơ sở Vathy phải tiếp nhận số người tị nạn cao gấp 8 lần so với thiết kế. Họ phải sống trong các lán trại có bồn vệ sinh và vòi hoa sen bị gãy hỏng, nước uống không đủ và chuột thì chạy thành đàn trên các đống rác.
Khi vấn đề nhập cư lại nổi lên trên các mặt báo, trò chơi đổ lỗi bắt đầu. Các quan chức ở Brussels phàn nàn rằng, nhà chức trách Hy Lạp dường như không có khả năng chi tiền để cải thiện điều kiện sống cho những người tị nạn. Ngược lại, chính phủ Hy Lạp cáo buộc phần còn lại của EU đã phớt lờ tình trạng khẩn cấp nhân đạo hàng ngày của họ.
Bị phân tâm vì việc Anh rời EU (Brexit), quá trình gấp rút lựa chọn các nhà quản lý mới của liên minh cũng như phê chuẩn ngân sách hoạt động dài hạn, các lãnh đạo EU không dừng lại để giải quyết xong xuôi vấn đề khủng hoảng nhập cư. Các chính phủ đã không thể nhất trí về một hệ thống tị nạn mới giúp giảm bớt gánh nặng cho những quốc gia chịu sức ép lớn nhất như Hy Lạp, Italia hay Tây Ban Nha.
Trước cuộc bầu cử châu Âu năm 2019, một loạt các quy định về tị nạn của châu Âu - tổng cộng 7 đạo luật - đã bị hoãn triển khai do sự chia rẽ sâu sắc về một hệ thống thường trực nhằm chia sẻ gánh nặng hỗ trợ người tị nạn.
Chủ tịch mới của Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vẫn chưa công bố bà dự tính giải quyết vấn đề trên như thế nào. 4 năm kể từ sau khi ký kết thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, lỗ hổng của EU về hệ thống tị nạn vẫn chưa thể lấp đầy và tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cuộc khủng hoảng ở Syria leo thang ngoài tầm kiểm soát.
Tuấn Anh
" alt="Xung đột Thổ"/>Nhận định, soi kèo Asteras Tripolis vs Panetolikos, 22h59 ngày 13/1: Vượt mặt đối thủ
Lũ lụt đang hoành hành trên diện rộng ở Trung Quốc.
Trung Quốc đang phải gồng mình chống lại lũ lụt làm ngập 27 trong số 31 tỉnh thành, ảnh hưởng đến 37 triệu người, trong đó hơn 140 người đã chết hoặc mất tích, ước tính thiệt hại kinh tế lên tới 86 tỷ nhân dân tệ (12,3 tỷ USD). Nhưng lịch sử nước này từng ghi nhận những trận "đại hồng thủy" chết chóc hơn nhiều.
Đại hồng thủy năm 1931
Theo Tribunnews, trận đại hồng thủy tồi tệ nhất ở Trung Quốc xảy ra vào năm 1931 cũng được xem là trận lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử mà nhân loại từng biết đến. Các nguồn tin chính thức của Trung Quốc công bố, tổng cộng có 145.000 người thiệt mạng vì lũ lụt do 3 con sông bao gồm sông Hoàng Hà, sông Hoài, đặc biệt là sông Dương Tử gây ra. Song, nhiều nguồn tin độc lập thống kê, số người thiệt mạng trực tiếp và gián tiếp vì trận đại hồng thủy này cao hơn nhiều, lên tới con số 3,7 triệu người chết, chủ yếu do nạn đói và bệnh tật.
Lũ lụt đã làm ngập một khu vực rộng lớn có diện tích bằng nước Anh và một nửa Scotland cộng lại, ảnh hưởng đến khoảng 25 triệu người - tương đương 1/10 dân số Trung Quốc vào thời điểm đó, ông Chris Courtney, một trợ lý giáo sư tại Đại học Durham cho biết.
Ngoài ra lũ lụt đã phá hủy mùa màng và làm ô nhiễm nguồn nước gây ra những căn bệnh truyền nhiễm như bệnh lỵ và thương hàn cho người dân Trung Quốc.
Đại hồng thủy sông Dương Tử năm 1935
Theo Valuewalk, trận lũ lụt trên sông Dương Tử năm 1935 đã giết chết hơn 145.000 người và khiến hàng triệu người mất nhà cửa. Trận lụt kéo theo nạn đói nghiêm trọng và những căn bệnh chết người như bệnh lao, sốt rét và viêm da khắp thung lũng sông.
Thung lũng sông Dương Tử chứng kiến lũ lụt theo mùa thường xuyên nhưng phần lớn không gây đau thương. Tuy nhiên, khi thảm họa năm 1931 vẫn còn chưa nguôi ngoai trong tâm trí người dân Trung Quốc thì trận lụt năm 1935 ập đến đã hủy hoại mọi thứ mà họ vừa vất vả xây dựng lại được.
Đại hồng thủy sông Hoàng Hà năm 1938
Thảm họa lũ lụt ở khu vực sông Hoàng Hà năm 1938 đã giết chết khoảng 800.000 người ở Trung Quốc. Nhưng điều đáng buồn là, trận đại hồng thủy này lại do con người gây ra. Cụ thể, trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, Trung Quốc bị áp lực bởi tốc độ tiến quân nhanh chóng của các lực lượng quân sự Nhật Bản. Chính quyền Quốc Dân Đảng khi đó đã quyết định "kìm chân" các lực lượng Nhật Bản bằng cách phá vỡ các con đê ở sông Hoàng Hà, cho phép dòng sông tự do chảy vào các khu định cư gần Hà Nam, An Huy và tỉnh Giang Tô.
Tuy nhiên, giá trị chiến lược của việc xả lũ nói trên đã không được như mong muốn. Quân đội Nhật vượt ra ngoài phạm vi của trận đại hồng thủy trong khi Trung Quốc cuối cùng không thể kiểm soát được tình hình lũ lụt khiến phần lớn các nạn nhân là người dân sống ở dọc sông Hoàng Hà.
Đại hồng thủy sông Dương Tử năm 1954
Sông Dương Tử là con sông lớn nhất ở châu Á và lớn thứ 3 trên thế giới. Nhưng con sông này cũng được coi là một trong những con sông hung dữ nhất trên thế giới khi thường xuyên xảy ra các trận lũ lụt lớn, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người dân.
Năm 1954, một loạt các trận lũ lụt chết người đã tấn công tỉnh Hồ Bắc miền Trung Trung Quốc. Lượng mưa khổng lồ và kéo dài ở trung tâm Trung Quốc và trung tâm sông Dương Tử vào mùa hè năm 1954 đã đẩy mực nước sông vượt trên mức an toàn. Bất chấp những nỗ lực đối phó xả bớt lũ để kiểm soát mực nước dâng cao bằng cách chuyển hướng dòng nước, mực nước lũ vẫn tiếp tục tăng lên cho đến khi nó chạm mức cao lịch sử đáng kinh ngạc 44,67 m ở Jingzhou, Hồ Bắc và 29,73 m ở Vũ Hán. Theo Tribunnews, trận lũ lụt này đã khiến hơn 30.000 người chết và ảnh hưởng đến 18 triệu người.
Đại hồng thủy năm 1998
Lưu vực sông Dương Tử hứng chịu trận lụt thảm khốc với các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tô, Hà Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên và Vân Nam bị ngập lụt nghiêm trọng từ ngày 12/6 đến 21/8/1998.
Hơn 100 triệu người và 1.000 ha hoa màu ảnh hưởng, hơn 3.700 người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế khoảng 24 tỷ USD. Riêng ở tỉnh Hồ Bắc, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 345 người và làm ngập 66 quận.
Sau trận đại hồng thủy năm 1998, Trung Quốc đã bắt tay xây dựng nhiều công trình phòng chống lũ lụt, bảo tồn nước và đê đất nông nghiệp dọc theo sông Dương Tử, bao gồm đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh.
Mưa lớn gây lũ lụt từ tháng 6 đến nay vẫn đang diễn biến phức tạp ở lưu vực sông Dương Tử khiến nhiều người liên tưởng đến trận đại hồng thủy năm 1998.
Tuy nhiên, ông Song Lianchun, người đứng đầu Trung tâm Khí hậu Quốc gia tuần trước nhấn mạnh rằng mưa lũ năm nay không ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn trong thung lũng sông Dương Tử như năm 1998.
"Lũ lụt năm 1998 đã ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Dương Tử, nhưng năm nay mưa lớn chủ yếu ảnh hưởng đến vùng trung lưu và hạ lưu của con sông, do đó các khu vực bị ảnh hưởng nhỏ hơn", ông Song nói.
Theo DanViet
Bão Hagupit, cơn bão thứ tư của Trung Quốc trong năm 2020, đã đổ bộ vào miền đông nước này hôm 4/8.
" alt="Những trận đại hồng thủy chết chóc nhất tàn phá Trung Quốc"/>