- Trong phần tiếp theo của buổi trò chuyện với chủ đề "MOOCs có thể là một lối thoát cho giáo dục Việt Nam",àngnhiềubằngcấpcàngthêmrắcrốkhởi nghiệp tiến sĩ Giáp Văn Dương chia sẻ với VietNamNet về "cơ hội rộng mở và bỏ ngỏ" của mô hình trường học đặc biệt này, trong bối cảnh xã hội ngày càng trọng bằng cấp. Xem phần 1: MOOCs là một cuộc cách mạng giáo dục
Có nhiều nhận định trái chiều về các khóa học trực tuyến mở (MOOCs). Một phía cho rằng sự tăng trưởng chóng mặt của các khóa học trực tuyến đang là mối lo ngại lớn của các trường đại học truyền thống. Nhưng một báo cáo gần đây về MOOC lại cho thấy các khóa học này không phải là mối đe dọa đối với các trường đại học truyền thống mà mang lại cơ hội cho các trường đại học sử dụng tốt hơn công nghệ để nâng cao uy tín toàn cầu. Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho rằng các khóa học MOOC được kỳ vọng quá mức, dẫn tới nguy cơ tỷ lệ lao động không có bằng đại học tăng cao và các công ty thuê lao động chấp nhận MOOC là một trong những tiêu chuẩn ngang với bằng cấp chính quy. Anh nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? - Đúng là đã có những thảo luận sôi động về MOOCs, trong đó những quan ngại. Chẳng hạn, các giáo sư ở nhiều trường đại học truyền thống, coi MOOCs như một sự đe dọa đối với công việc và sự nghiệp của họ. Nhưng vì sao họ lại coi MOOCs là một sự đe dọa? Chắc hẳn là vì họ thấy MOOCs mạnh hơn, có nhiều điểm xuất sắc hơn, có thể loại bỏ họ hoặc đe dọa đến vị trí hiện thời của họ. Như chị hay như tôi chẳng hạn, khi nào chị coi một người khác là đe dọa? Chắc chắn khi chị thấy người đó xuất sắc hơn chị, có thể giành mất vị trí hiện thời của chị. Như vậy, theo cách nhìn này thì việc nhiều người, nhiều trường coi MOOCs là đối thủ đe dọa lại chính là lời tán dương gián tiếp dành cho MOOCs. Một số trường có cách nhìn tỉnh táo và thực tế hơn nên đã không coi MOOCs như đối thủ, mà là đối tác, nên tận dụng MOOCs để nâng cao uy tín toàn cầu của mình. Và họ đã rất thành công. Tất cả đều do việc nhìn nhận khác nhau về MOOCs mà ra.
友情链接
|