Nhận định, soi kèo Al Urooba vs Dibba Al
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
- Cao su Sao Vàng bị phạt, truy thu thuế 1,3 tỷ đồng, có tình tiết tăng nặngKhổng Chiêm
(Dân trí) - Cao su Sao Vàng kê khai sai thuế, có tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần. Công ty còn phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp tiền thuế truy thu qua thanh tra hơn 1,05 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (mã chứng khoán: SRC) bị Cục thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Công ty kê khai sai thuế làm giảm số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp năm 2023, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2022 và 2023, giảm số thuế TNCN phải nộp năm 2023.
Công ty kê khai sai thuế làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ tháng 12/2022 và tháng 12/2023. Thứ ba, công ty không đăng ký mã số thuế cho người lao động năm 2023.
Ngoài ra, Cao su Sao Vàng còn có tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần đối với hành vi khai sai về thuế làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ tháng 12/2022 và tháng 12/2023.
Với các hành vi trên, công ty bị xử phạt với số tiền hơn 233,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, công ty còn phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp tiền thuế truy thu qua thanh tra với số tiền hơn 1,05 tỷ đồng và tiền chậm nộp hơn 78,8 triệu đồng.
Tổng số tiền Cao su Sao Vàng bị phạt, truy thu thuế và tiền chậm nộp hơn 1,37 tỷ đồng.
Công ty Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp, được ra đời sớm nhất ngành công nghiệp cao su Việt Nam. Cùng với trụ sở chính Hà Nội, Công ty còn có 3 xí nghiệp và 3 chi nhánh tại Thái Bình, Đà Nẵng và TPHCM. Sản phẩm có mặt tại 63 tỉnh thành và hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt gần 1.198 tỷ đồng và hơn 39 tỷ đồng, tăng 31% và 2% so với năm trước. So với kế hoạch đề ra, công ty mới thực hiện 60% doanh thu và 39% lợi nhuận sau thuế.
Ban lãnh đạo cho biết ngành công nghiệp sản xuất cao su còn gặp nhiều khó khăn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt, rào cản kỹ thuật, nhu cầu thị trường quốc tế suy giảm... ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ.
Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đạt 810 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp được cải thiện, đạt gần 123 tỷ đồng, gấp gần 8 lần cùng kỳ do có thu nhập khác ghi nhận đột biến (306 tỷ đồng).
" alt="Cao su Sao Vàng bị phạt, truy thu thuế 1,3 tỷ đồng, có tình tiết tăng nặng" /> - Cổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tụcMai Chi
(Dân trí) - Giữa bối cảnh thị trường chung tích cực hơn, cổ phiếu AGM có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trên HoSE trong khi VNZ cũng tăng kịch biên độ UPCoM sau nhiều phiên bị bán mạnh.
Thị trường khả quan hơn trong phiên sáng nay (12/9). Các chỉ số trên toàn thị trường đều ghi nhận trạng thái tăng điểm. VN-Index tăng 4,83 điểm tương ứng 0,39% lên 1.258,1 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm tương ứng 0,32% lên 232,2 điểm và UPCoM-Index tăng 0,23 điểm tương ứng 0,25% lên 92,55 điểm.
Thanh khoản thị trường rất thấp. Theo đó, trong khi những người cầm tiền vẫn thận trọng và tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán đã giảm rất nhiều, nguồn cung cổ phiếu đã cạn dần.
AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), doanh nghiệp được mệnh danh "vua gạo" một thời, vẫn gây chú ý khi tăng trần ngay thời điểm mở cửa.
Mã này tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 3.470 đồng, khớp lệnh khiêm tốn với 71.000 đơn vị, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần tới 361.800 cổ phiếu, vượt xa khối lượng khớp lệnh. Phiên này là phiên thứ 3 liên tục mã này tăng trần.
AGM vừa bị đưa vào diện kiểm soát theo quyết định của HoSE do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Thị trường phiên sáng nay, cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống nhìn chung khởi sắc. Ngoài diễn biến tăng trần tại AGM thì các mã khác cũng tăng giá khá tích cực: LSS tăng 2,6%; SBT tăng 2%; BAF tăng 1,6%; CMX tăng 1,5%; SAB tăng 1,1%; MCM, VHC, DBC, IDI, MSN, FMC, VNM, ASM, NAF, ANV đều bật sắc xanh.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG hôm nay "hồi sinh" ngoạn mục, tăng trần lên 409.600 đồng, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần. Mức tăng của mỗi đơn vị cổ phiếu VNZ hôm nay là 53.400 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết tăng và đã góp phần nâng đỡ VN-Index, giúp chỉ số hồi phục. Đáng chú ý là các mã lớn như VCB, BID, TCB, SHB, VPB, ACB, MBB, TPB, SSB đều tăng giá. Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng pha. Một loạt mã chứng khoán tăng nhẹ: AGR, CTS, FTS, VND, VCI, BSI, EVF, VIX.
Loạt cổ phiếu đầu ngành trong rổ VN30 cũng có diễn biến khá tích cực. FPT tăng 0,8%; GVR tăng 2,1%; POW tăng 1,2%; SAB tăng 1,1%; MSN, VNM, GAS, VJC cũng tăng.
Ngành bất động sản phân hóa. Trong đó, phái tăng có sự góp mặt của QCG với mức tăng 4,3%; CCL tăng 4,8%; DTA tăng 3,8%; TLD tăng 3,8%. VHM, VRE, HDG tăng. Ngược lại, NVL tiếp tục giảm sâu, mất 3,4% còn 11.450 đồng, khớp lệnh 11,8 triệu đơn vị. NVT, VRC, NBB, NTL, DXS, VIC giảm.
" alt="Cổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tục" /> - Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòngMai Chi
(Dân trí) - Cổ phiếu NVL sáng nay hồi phục nhẹ từ vùng đáy lịch sử sau khi Novaland chính thức lên tiếng về vụ bà Trương Mỹ Lan đòi tiền. Thị trường chung điều chỉnh với thanh khoản xuống thấp.
Trạng thái giằng co, rung lắc vẫn chủ đạo trong phiên sáng nay (4/10). Phần lớn thời gian, VN-Index vận động dưới vùng tham chiếu và tạm kết phiên sáng tại 1.275,26 điểm, ghi nhận mức điều chỉnh 2,84 điểm tương ứng 0,22%.
Trên HNX, chỉ số giảm 0,52 điểm tương ứng 0,22% còn trên UPCoM, mức điều chỉnh của chỉ số đại diện là 0,38 điểm tương ứng 0,42%.
Thanh khoản co hẹp mạnh so với phiên hôm qua cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 266,79 triệu cổ phiếu tương ứng 5.773,16 tỷ đồng. Các con số này trên HNX là 24,91 triệu cổ phiếu tương ứng 586,97 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 20,76 triệu cổ phiếu tương ứng 253,64 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm với 443 mã giảm giá, 18 mã giảm sàn so với 252 mã tăng, 22 mã tăng trần trên cả 3 sàn. Riêng sàn HoSE có 107 mã tăng, 246 mã giảm.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang được giao dịch mạnh nhất, song nhịp độ giao dịch đã trầm lắng hơn các phiên gần đây. Mã được khớp mạnh nhất là VPB với khối lượng đạt 17,4 triệu cổ phiếu; TPB khớp 11,2 triệu cổ phiếu.
Ngoài VPB và OCB đạt trạng thái tăng thì các mã ngân hàng khác bị điều chỉnh, mức giảm không lớn. Một số mã có mức điều chỉnh trên 1% là EIB, STB, MSB, CTG, MBB.
Nhóm dịch vụ tài chính cũng nhuốm sắc đỏ tại nhiều mã cổ phiếu như ORS, APG, TVS, VCI, VIX, DSE, VDS, SSI, TVB. Số ít mã vẫn giữ được trạng thái tăng là BSI, HCM, CTS và FTS.
Đang có tình trạng phân hóa ở nhóm ngành bất động sản. Trong khi nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh như LGL giảm 5,1%; VRC giảm 4,4%; SGR giảm 2,7%; FIR giảm 1,1%; BCM giảm 1%; VRE, VHM, VIC và VHM cùng giảm nhẹ thì chiều ngược lại, PDR tăng 1,9%; TDC tăng 1,6%; NTL tăng 1,2%.
Cổ phiếu NVL trong sáng nay hồi phục, tăng 0,5% lên 10.900 đồng. Khớp lệnh tại NVL là 2,8 triệu cổ phiếu. Phiên hôm qua, mã này điều chỉnh nhưng mức giảm cũng chỉ ở mức 1,81%, dù vậy, khối lượng khớp lệnh phiên hôm qua khá cao, đạt 14,6 triệu cổ phiếu. Mức giá của NVL đang ở vùng đáy lịch sử với mức giá thấp nhất năm thiết lập hôm qua, ở mức 10.850 đồng.
Chiều qua (3/10), Novaland đã đăng thông tin khẳng định không liên quan đến dự án Việt Phát và Công ty Tân Thành Long An mà trước đó tại tòa bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) đã nêu.
Novaland nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp này luôn đặt việc tìm kiếm và mở rộng quỹ đất lên hàng đầu và đây là một trong những trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, năm 2022, Novaland đã hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An phát triển dự án Khu công nghiệp và Khu đô thị Việt Phát. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Tân Thành Long An đã có yêu cầu tạm dừng việc phát triển dự án.
"Novaland xin khẳng định không nhận được bất kỳ ủy quyền nào từ Công ty Tân Thành Long An để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu. Do đó, việc bà Trương Mỹ Lan đề cập đến việc đàm phán với Tập đoàn Novaland trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (ngày 1/10) là hoàn toàn không có cơ sở" - thông báo của Novaland nêu.
Theo Novaland, trên thực tế, Novaland chỉ đóng vai trò là đơn vị phát triển dự án Việt Phát. Novaland cũng khẳng định không liên quan đến việc phát hành và sử dụng hay nhận chuyển nhượng dự án liên quan đến gói trái phiếu An Đông, chuỗi khách sạn Liberty.
Trước đó, trong phiên xét xử ngày 1/10, bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.
" alt="Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòng" /> - Điều gì khiến giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít?Minh Huyền
(Dân trí) - Giá xăng trong nước đã giảm 3 phiên liên tiếp đưa giá nhiên liệu này về mức thấp nhất gần 2 năm qua. Điều gì khiến giá xăng giảm?
Giá xăng E5 RON 92 chiều ngày 5/9 tiếp tục giảm 360 đồng/lít, về 19.970 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 280 đồng/lít, còn 20.820 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel cũng giảm 380 đồng/lít, còn 18.090 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 340 đồng/lít, về 18.720 đồng/lít. Dầu mazut cũng giảm còn 15.150 đồng/kg.
Như vậy, giá xăng trong nước đã có phiên giảm thứ 3 liên tiếp chỉ sau một phiên tăng. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 17 lần, giảm 19 lần. Hiện giá mặt hàng này đang ở mức thấp nhất gần 2 năm qua và tương đương thời điểm cuối tháng 12/2022.
Lý giải về nguyên nhân giảm giá, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành lần này (từ ngày 29/8 đến ngày 4/9) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Nhà điều hành cho biết nguồn cung dầu từ Libya và các quốc gia thuộc OPEC+ dự kiến tăng lên trong thời gian tới; nhu cầu dầu của Trung Quốc vẫn yếu trong khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn…
"Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng giảm là chủ yếu", Bộ Công Thương cho biết.
Bên cạnh đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 82,12 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 1,8 USD/thùng, tương đương giảm 2,16% so với kỳ trước); xăng RON 95 là 86,31 USD/thùng (giảm 1,3 USD/thùng, tương đương giảm 1,54% so với kỳ trước).
Tại kỳ điều hành này, liên bộ tiếp tục không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng, dầu.
Trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cho rằng phương án điều hành giá xăng dầu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới.
Đồng thời tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá hợp lý giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.
" alt="Điều gì khiến giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít?" /> - Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnhTiến Thịnh
(Dân trí) - Với tâm lý muốn sửa sang lại không gian sống, chuẩn bị đón Tết, đón năm mới, người tiêu dùng thường chọn thời điểm cuối năm để tân trang thiết bị gia dụng trong gia đình.
Không mua được nhà mới theo kế hoạch, chị Nguyễn Đài Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) quyết định cải tạo căn hộ đang ở và thay một số thiết bị gia dụng để làm mới không gian sống.
"Chúng tôi dự định khi bé đầu 6 tuổi sẽ mua nhà mới, nhưng kế hoạch không thực hiện được do giá bất động sản tăng chóng mặt. Dù thất vọng nhưng tôi nghĩ thay vì theo đuổi một căn hộ ngoài tầm với, gia đình sẽ cải tạo căn hộ hiện tại bởi chỉ cần thay đổi một chút thiết kế, mua thêm đồ trang trí hay thay thế một số thiết bị là sẽ có một căn nhà như mới", chị Trang tâm sự.
Muốn cải tạo không gian sao cho ấm cúng hơn, gia đình chị chú trọng phần ban công và khu bếp - nơi gia đình quây quần trong bữa cơm tối, dành thời gian trò chuyện, chia sẻ. Gia đình cũng muốn tận dụng dịp này để thay một số thiết bị trong nhà bởi đã hết thời gian khấu hao.
Thực tế, sửa sang nhà cửa dịp cuối năm là thói quen của không chỉ của gia đình chị Trang. Dịp cuối năm, nhu cầu làm mới nhà ở cũng được nhiều người quan tâm, phần vì thời điểm này, khí hậu ổn định hơn mùa mưa trước đó, phần vì tâm lý người Việt muốn sửa sang lại không gian sống, chuẩn bị đón Tết, đón năm mới. Chưa kể, cơn bão số 3 vừa qua cũng gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều gia đình, buộc họ phải sửa sang lại nhà cửa, thay thế các thiết bị thiết yếu bị hỏng do ngập lụt.
Ông Lưu Trung Kiên, Giám đốc công ty cổ phần Flexfit - đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất và tủ bếp - cho biết 2 năm qua, nhu cầu sửa chữa nhà của khách hàng tại đơn vị này tăng 150%. Điều này kéo theo sự thay đổi các thiết bị gia dụng để phù hợp với không gian mới, cũng như thay thế những thiết bị đã cũ, xuống cấp, nhất là những sản phẩm được sử dụng hàng ngày như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy…
Anh Bùi Đình Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ đã tới một số siêu thị điện máy gần nhà xem trước vài mẫu máy giặt. Theo anh, thị trường máy giặt hiện nay đa dạng về tính năng cũng như mẫu mã nên cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền, sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp tài chính.
Chiếc máy giặt đang dùng đã theo gia đình anh Tuấn hơn 10 năm. Máy vẫn hoạt động được nhưng mỗi lần giặt đều kêu to, rung lắc, có khi dịch hẳn ra ngoài khu vực kê máy, thỉnh thoảng còn dừng lại đột ngột. Quần áo giặt xong cũng không thơm dù anh tích cực vệ sinh máy.
Lựa chọn mua máy giặt đúng vào dịp Black Friday, anh Tuấn mong muốn có thể chọn được sản phẩm ưng ý, có tiện ích sử dụng vượt trội so với chiếc máy gia đình đang dùng. "Thêm người thêm đồ, có những cuối tuần, tôi phải chia quần áo, chăn màn thành vài lần giặt mới hết. Chưa kể đồ mùa đông thường nặng và dày hơn. Vậy nên, tôi muốn sắm một chiếc máy mới tiện lợi hơn", anh Tuấn chia sẻ.
Dòng máy anh chọn lần này đến từ thương hiệu Thái Lan, khối lượng giặt hơn 10 kg, khá vừa vặn túi tiền và nhu cầu sử dụng. Anh cũng cân nhắc việc mua thêm một chiếc máy sấy để không bị bí chỗ phơi quần áo, chăn màn những ngày nồm, mưa.
Theo báo cáo từ Statista, thị trường máy giặt Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 4,43% (CAGR 2024-2029). Số lượng máy giặt dự kiến đạt 2,2 triệu chiếc vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng 3,2% vào năm 2025. Động lực của sự tăng trưởng này là do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cũng như mức sống của người dân được cải thiện.
Ông Nguyễn Trương Thành, Phó tổng giám đốc thường trực của Casper Việt Nam, cho biết thị trường Việt Nam tiêu thụ trung bình 1,7 triệu máy giặt/sấy mỗi năm, trong đó nhu cầu máy giặt khối lượng lớn chiếm tới 75%. Nắm bắt nhu cầu người dùng, mùa đông năm 2024, Casper - thương hiệu đến từ Thái Lan - đã cho ra mắt dòng máy giặt lớn khối lượng 9 kg đến 10,5 kg dành cho các gia đình có đông thành viên, có nhu cầu giặt chăn màn tại nhà hoặc thường gom đồ giặt một lần để tiết kiệm thời gian.
Theo đó, với mức giá từ 4,9 triệu đồng cho máy cửa trên và từ 6,4 triệu đồng cho máy cửa ngang, người dùng đã có thể sở hữu một sản phẩm hỗ trợ giặt giũ từ 9 kg đến 10,5 kg. Các dòng sản phẩm máy giặt Inverter từ 10 kg trở lên đều được bảo hành động cơ 20 năm.
Dòng máy giặt cửa trước EcoWash+ 2024 với 2 model WF-95VG5 - 9,5 kg và WF-105VG5 - 10,5kg được trang bị động cơ Inverter BLDC giúp vận hành êm ái, bền bỉ và siêu tiết kiệm điện cùng công nghệ giặt hơi nước SteamWash giúp diệt khuẩn, diệt các tác nhân gây dị ứng, đồng thời giúp giặt sạch sâu, bảo vệ quần áo. Máy cũng tích hợp tới 16 chương trình hoạt động, phù hợp đa dạng nhu cầu của người sử dụng.
Để biết thêm thông tin về máy giặt Ecowash Plus 2024, khách hàng xem tại đây.
" alt="Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnh" /> - GELEX Electric chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên HoSETiến Thịnh
(Dân trí) - Sáng 14/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) trao quyết định niêm yết cho Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric), chính thức đưa 300 triệu cổ phiếu GEE của GELEX Electric vào giao dịch.
Trong phiên chào sàn đầu tiên, 300 triệu cổ phiếu GEE có giá tham chiếu 37.150 đồng/cổ phiếu (giá tham chiếu bình quân 30 phiên trước ngày hủy niêm yết tại UpCom), tương đương mức vốn hóa 11.145 tỷ đồng. Biên độ dao động giá là +/-20%.
Trước đó, ngày 18/7 là ngày giao dịch cuối cùng của GEE trên hệ thống giao dịch UpCom với giá đóng cửa là 43.000 đồng/cổ phiếu.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Trung - Tổng giám đốc GELEX Electric cho biết: "Hiện nay, có khoảng 400 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE, trong đó có hơn 20 cổ phiếu doanh nghiệp ngành điện. Trong đó, chủ yếu là nhóm doanh nghiệp nhiệt điện và thủy điện, ít có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các thiết bị điện hoàn chỉnh chuỗi cung ứng điện như GEE. Vì vậy, bên cạnh việc mang lại những giá trị thiết thực từ hệ sinh thái sản phẩm an toàn cho người dùng, thân thiện với môi trường, thì hôm nay, GELEX Electric tự hào khi mang đến HOSE một sản phẩm mới, mã chứng khoán GEE - từ một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp".
Ông Trung cho biết, việc niêm yết mở ra cho GELEX Electric cơ hội tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước có năng lực về tài chính và đặc biệt về công nghệ để hội tụ đủ nguồn lực trong quá trình chuyển mình thành công ty công nghiệp công nghệ cao.
Lãnh đạo GELEX Electric cũng cam kết, công ty sẽ công khai, minh bạch về thông tin cũng như đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của công ty niêm yết trong quá trình hoạt động.
Thành lập tháng 8/2016, GELEX Electric quản lý hoạt động mảng thiết bị điện của Tập đoàn GELEX, với 8 công ty con, sản xuất và cung cấp bộ sản phẩm đầy đủ trong chuỗi giá trị ngành điện từ truyền tải đến phân phối và dân dụng. Trong đó, nhiều thương hiệu có lịch sử uy tín, lâu đời và có thị phần số 1Việt Nam như: dây cáp điện CADIVI, máy biến áp THIBIDI, thiết bị đo điện EMIC.
Hiện, GELEX Electric định hướng các đơn vị thành viên đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường phục vụ cho lưới điện thông minh; định hướng hợp tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao mới như: các sản phẩm phòng cháy, thiết bị an ninh, giám sát…
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý II và bán niên vừa công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của GELEX Electric đạt 9.030 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 821 tỷ đồng, tăng 225,5% so với cùng kỳ. Kết quả tích cực này có được nhờ chính sách bán hàng linh hoạt và việc điều tiết kiểm soát tốt hàng tồn kho trong bối cảnh giá các nguyên vật liệu chính có biến động.
" alt="GELEX Electric chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên HoSE" />
- ·Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
- ·Nga huấn luyện 300.000 quân thiện chiến, sẵn sàng tung vào mặt trận Ukraine
- ·Thủ tướng: Giá điện phải phù hợp với chi trả của người dân
- ·Giá vé máy bay cao ngất, khách "bỏ đi" sau khi hỏi giá
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- ·Giá vàng nhẫn giảm hơn 7 triệu đồng/lượng sau một tuần
- ·Tận hưởng ưu đãi vượt trội cùng thẻ VietinBank JCB Ultimate SaviY
- ·Hai nhà vô địch AFF Cup 2008 so tài với các ngôi sao Tây Ban Nha
- ·Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- ·Hai nữ sinh vừa chạy xe máy vừa "tắm trên đường"
- Bất ngờ với thu nhập của diễn giả dạy làm giàu, đầu tư Nguyễn Thành TiếnMộc An
(Dân trí) - Với vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Thành Tiến được Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang trả lương khoảng 50 triệu đồng trong quý I vừa qua.
Thị trường đầu tư tài chính phát triển kéo theo sự bùng nổ của các khóa học kinh doanh và đầu tư. Ông Nguyễn Thành Tiến và Đặng Trọng Khang là một trong những diễn giả có nhiều khóa học về lĩnh vực tài chính, kinh doanh.
Ông Nguyễn Thành Tiến được biết đến với vai trò là diễn giả truyền cảm hứng, chia sẻ về phương pháp đầu tư, làm giàu cũng như tổ chức hàng trăm khóa học hội thảo về bán hàng, marketing. Ông Tiến là giảng viên đứng lớp và hiện sở hữu kênh Youtube với 180.000 người theo dõi.
Ông Đặng Trọng Khang lại là diễn giả tập trung vào lĩnh vực chứng khoán. Ông Khang sở hữu kênh Youtube với khoảng 29.700 người theo dõi.
Đặc biệt, 2 diễn giả này cùng làm cổ đông lớn của một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang (mã chứng khoán: VLA).
Báo cáo tài chính quý I/2024 của công ty cho biết tại ngày 31/3, ông Đặng Trọng Khang góp 9,98 tỷ đồng tương đương 24,98% vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang. Ông Nguyễn Thành Tiến góp 3,63 tỷ đồng, tương đương 9,08% vốn chủ sở hữu. Ông Tiến còn đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này từ năm 2020.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng thông tin chi tiết về các khoản thu nhập cũng như giao dịch của 2 diễn giả này.
Cụ thể, công ty Văn Lang tạm ứng kinh doanh với ông Nguyễn Thành Tiến 200 triệu đồng trong quý I vừa qua. Cùng kỳ năm ngoái khoản tạm ứng này là 3,45 tỷ đồng. Công ty này có 2 giao dịch với ông Nguyễn Thành Tiến là chi phí giảng viên (10,2 triệu đồng) và thanh toán chi phí giảng viên (85,5 triệu đồng) trong quý I.
Trong quý I, công ty Văn Lang cũng có 2 giao dịch với ông Đặng Trọng Khang gồm chi phí bản quyền bài giảng (213,9 triệu đồng) và thanh toán chi phí bản quyền bài giảng (227,6 triệu đồng).
Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Tiến còn được trả lương 49,9 triệu đồng cho vị trí chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp. Như vậy trung bình mỗi tháng ông Tiến nhận lương khoảng 16,6 triệu đồng.
Tiền thân của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang là công ty thành viên của NXB Giáo Dục Việt Nam, thành lập ngày 7/11/2007. Báo cáo tài chính quý I cho biết doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 39,96 tỷ đồng. Công ty này có 16 cán bộ nhân viên tính đến cuối quý I.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là giáo dục khác chưa được phân vào đầu. Chi tiết gồm dạy nghề điện tử, tin học, ngoại ngữ, đào tạo kỹ năng tư duy, kỹ năng marketing, kỹ năng bán hàng, giao tiếp, lãnh đạo, dạy đọc nhanh, đào tạo về sự sống. Công ty còn đăng ký nghề tư vấn môi giới bất động sản.
Mặc dù có chủ tịch là diễn giả dạy về đầu tư, kinh doanh nổi tiếng nhưng công ty Văn Lang kinh doanh không mấy khả quan.
Công ty này ghi nhận doanh thu quý I đạt 988,4 triệu đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó 950,2 triệu đồng là doanh thu cung cấp dịch vụ đào tạo. Sau khi trừ đi chi phí, công ty lỗ sau thuế ở mức 1,55 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi gần 98 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong văn bản giải trình, doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm chủ yếu do sự sụt giảm đáng kể lượng học viên tham gia các khóa học.
Năm 2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt gần 11 tỷ đồng, giảm hơn 66% so với năm trước đó. Công ty lãi sau thuế gần 132 triệu đồng, giảm mạnh từ mức 3,6 tỷ đồng của năm 2022.
" alt="Bất ngờ với thu nhập của diễn giả dạy làm giàu, đầu tư Nguyễn Thành Tiến" /> - Shark Thủy và những lần đầu tư không mấy mát tayNinh An
(Dân trí) - Không ít start up được shark Thủy đầu tư đã ngậm ngùi rút lui khỏi thị trường do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Thông tin tại họp báo Bộ Công an sáng 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup, tức shark Thủy, Đặng Văn Hiền - Trưởng ban quan hệ cổ đông Công ty EGame, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy vốn là nhà đầu tư nổi tiếng từ chương trình Shark Tank Việt Nam. Trong hai mùa tham gia Shark Tank, ông Thủy đang giữ tỷ lệ vàng của Shark Tank với lời đề nghị đầu tư vào 9 công ty trên truyền hình.
Tuy nhiên, không phải lần đầu tư nào của shark Thủy cũng thành công. Dưới ảnh hưởng của Covid-19 cùng với biến động bất ngờ của môi trường kinh tế, không ít start up được shark Thủy đầu tư đã phải rút lui khỏi thị trường.
Soya Garden
Start up F&B này được sáng lập bởi hai chị em Hoàng Thu Thủy và Hoàng Anh Tuấn. Shark Thủy cam kết đầu tư 15 tỷ đồng để đổi lấy 45% cổ phần của đơn vị này với lộ trình hoàn vốn 3 năm.
Sau khi nhận được đầu tư từ shark Thủy, Soya Garden nhanh chóng tăng vốn điều lệ từ 30 triệu đồng lên 20 tỷ đồng vào tháng 3/2018 và một năm sau lên mức 100 tỷ đồng. Nguồn vốn này phần lớn đến từ tập đoàn Egroup của shark Thủy.
Thời kỳ đỉnh cao, chuỗi này từng mở tới 50 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên đến cuối năm 2022, Soya Garden chỉ còn duy trì cửa hàng cuối cùng tại 117 Ô Chợ Dừa (TP Hà Nội). Đến tháng 5/2023, chuỗi này mở thêm 1 cửa hàng tại Hàng Thùng nhưng sau đó cũng dừng hoạt động. Đầu tháng 3/2024, cửa hàng cuối cùng của Soya Garden không còn xuất hiện.
Năm 2020, nhà đồng sáng lập Hoàng Anh Tuấn rời Soya Garden. Ông Tuấn cũng không còn là người đại diện theo pháp luật của công ty từ tháng 8/2020. Người đại diện theo pháp luật của Soya Garden lúc này là bà Nguyễn Thị Dung.
Bà Dung cũng chính là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Ozen, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Cogo, Công ty cổ phần Edu Invest, Công ty cổ phần Tập đoàn Ozen, Công ty cổ phần Ecapital Holdings.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Soya Garden hiện không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký.
Umbala
Umbala được sáng lập bởi Nguyễn Minh Thảo, là một ứng dụng tiên phong cho trào lưu quay và chia sẻ video của giới trẻ do chính người Việt tạo ra sớm hơn cả Tiktok.
Năm 2018, shark Thủy và shark Vương thỏa thuận đầu tư 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm đó) cho 15% cổ phần tại Umbala.
Tuy nhiên, do thiếu hụt về nguồn vốn so với các đối thủ nước ngoài nên start up này không thể tiến xa được trên thị trường. Thậm chí, trên chính sân nhà, ứng dụng này cũng đuối sức khi cạnh tranh với Tik Tok. Một thời gian sau, Umbala tái định vị thương hiệu thành Umbala Network theo hướng áp dụng công nghệ blockchain vào thương mại điện tử.
Hiện nay thông tin về Umbala Network không còn được tìm thấy trên mạng xã hội hay tại các trang web.
Pema - Nhà hàng Chay
Thương vụ này shark Thủy thỏa thuận đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 80% cổ phần của start up chuyên về nhà hàng chay do Lâm Thị Hoài sáng lập.
Tháng 11/2021, nhà hàng chay Pema tại TP Yên Bái thông báo dừng hoạt động. Facebook của nhà hàng chay Pema tại TP Hà Nội cũng không còn được cập nhật thường xuyên.
We Escape
Start up chuyên về trò chơi nhập vai thực tế 5D này cho Vương Chí Nhân và một vài người sáng lập năm 2015. Năm 2018, tại Shark Tank mùa 2, shark Thủy thỏa thuận đầu tư 5 tỷ đồng cho 36% cổ phần. Thực tế sau đó ông rót tới 30 tỷ đồng vào start up này. Năm 2018, We Escape chính thức trở thành một dự án giải trí đầy hứa hẹn trong hệ thống Egroup.
Tuy nhiên, sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, đầu năm 2022, startup này thông báo đóng cửa toàn bộ hệ thống. Đến tháng 3/2023, fanpage của We Escape bất ngờ công bố trở lại với tên mới là Genesis Escape.
" alt="Shark Thủy và những lần đầu tư không mấy mát tay" />
- ·Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
- ·Vì sao giá xăng dầu ngày 18/7 dắt tay nhau giảm?
- ·Fitch nâng triển vọng tín dụng dài hạn của ACB lên "tích cực"
- ·Gửi tiền ngân hàng nào nhận lãi cao nhất tháng 12?
- ·Siêu máy tính dự đoán Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- ·Bà Harris: Đề xuất Ukraine đổi lãnh thổ lấy hòa bình là hành động đầu hàng
- ·Gia đình CEO Quốc Cường Gia Lai đoàn tụ, cổ phiếu "cháy hàng"
- ·'Học tập' Đức Chinh, Duy Mạnh tậu nhà mới đón Tết
- ·Nhận định, soi kèo Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1: Chích chòe bay cao
- ·Nhiều trọng tài bị treo còi sau vòng 3 V