- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (ETEP) vừa diễn ra ngày 23/4. |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu sáng 23/4. |
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Hội thảo kỹ thuật về chuẩn bị “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)”.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đại diện Ngân hàng Thế giới, lãnh đạo các trường đại học sư phạm chủ chốt, các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT, một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Giáo dục là vì sự phát triển của con người, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ người thầy và từ các CBQLGD.
Đội ngũ GV và CBQLGD là nhân tố quyết định thành công đổi mới giáo dục. Vì vậy, các trường sư phạm cần phải làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV và CBQLGD theo chuẩn nghề nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, các trường sư phạm tập trung vào đào tạo mới nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, đồng thời ưu tiên hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV và CBQLCSGD theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc đầu tư cho các trường sư phạm phải được thực hiện theo quy hoạch ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, vì giáo dục con người là một quá trình, phải vài năm mới có thể có sự thay đổi về chất, do vậy không thể nóng vội, kiên quyết không làm chắp vá, phải đầu tư “đến ngưỡng” và đạt hiệu quả cao.
Theo Bộ trưởng, trước mắt, cần phải xây dựng được quy hoạch tổng thể ngành, từ đó thu hút nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển giáo dục nói chung, phát triển các trường sư phạm nói riêng. Để đổi mới hệ thống sư phạm cần chú ý xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn trường sư phạm hiện đại, năng động, tự chủ cao;
Cùng với đó sử dụng các tiêu chuẩn này để kiểm định phân tầng xếp hạng các trường sư phạm và lấy kết quả này để sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm một cách khoa học, công bằng, khách quan; cần phân cấp quản lý mạnh mẽ trong hệ thống sư phạm để tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường, tạo cơ hội để các trường huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD;
Đồng thời, hỗ trợ các trường sư phạm hình thành các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao cho cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, các trường sư phạm cũng chủ động trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, năng lực NCKH sư phạm trong mối quan hệ với việc tăng cường hợp tác quốc tế.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm phải xây dựng ngay một chương trình bồi dưỡng, tuyên truyền và phổ biến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập cho toàn thể giáo viên và CBQLGD.
Phát biểu tại hội thảo, hiệu trưởng các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục khẳng định năng lực thực hiện và quyết tâm đổi mới. Chương trình ETEP được triển khai sẽ là một “cú hích” quan trọng tạo gia tốc cho đổi mới của hệ thống các trường sư phạm, góp phần thực hiện thắng lợi đổi mới căn bản, toàn diện GD.
Văn Chung(ghi)
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Giáo dục con người không thể nóng vội, chắp vá’"/>
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Giáo dục con người không thể nóng vội, chắp vá’
Ngày nay, các tổ chức tín dụng liên tục triển khai dịch vụ tài chính dành cho sinh viên, học sinh giúp những người trẻ thể hiện được phong cách, chủ động trong chi tiêu.
Đánh thẳng vào nhu cầu
Nhìn vào mô hình của các công ty tài chính tiêu dùng tại một số quốc gia khác, việc cho vay không đơn thuần chỉ dành cho tiêu dùng, mà còn cả các nhu cầu khác như vay đi học, vay để tổ chức đám cưới, đi du lịch, thậm chí là mua huyệt để chôn khi qua đời… Theo đó, các công ty tài chính đặc biệt là những công ty có vốn nước ngoài luôn có chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn hẳn DN nội địa trong việc phục vụ khách hàng.

|
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật đang tìm hiểu về các sản phẩm của Home Credit tại một sự kiện của trường |
Đơn cử, mới đây, Home Credit chọn sinh viên là đối tượng mới để phục vụ các khoản vay tín dụng. Các bạn sinh viên tuổi từ 18 đến 20 đã có thể vay trả góp các sản phẩm điện máy, điện thoại từ Công ty Tài chính Home Credit. Với việc thay đổi này, Home Credit đang khiến thị trường khá bất ngờ vì trước nay, sinh viên luôn là đối tượng không có nguồn thu nhập ổn định, khả năng cho vay sẽ rất rủi ro. Qua đó, không phải tổ chức tài chính nào cũng mạnh dạn lựa chọn sinh viên là đối tượng vay.
Điểm đáng nói nhất là Home Credit áp dụng điều kiện vay như thông thường với đối tượng sinh viên. Cụ thể, sinh viên dưới 20 tuổi vẫn có thể tham gia mua trả góp các sản phẩm điện thoại, điện tử với mức lãi suất 0%. Như vậy, không giống như một số DN chọn lãi suất để bù rủi ro, Home Credit đang có những chiến lược khá mới. Đó là, kể từ bây giờ, khách hàng trong độ tuổi từ 18-60 đã có thể tham gia vay trả góp từ Home Credit thay vì từ 20-60 tuổi như trước đây và khách dưới 20 tuổi chỉ cần trả trước 20% giá trị sản phẩm. Quy định cho đối tượng sinh viên vay tại công ty này cũng khá đơn giản, qua đó, để tham gia sản phẩm, các sinh viên dưới 20 tuổi chỉ cần cung cấp các thủ tục cơ bản chứng minh nhân thân bao gồm Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu/bằng lái xe và Thẻ sinh viên.
Chỉ cần một lộ trình trả nợ khả thi
Có ý kiến cho rằng thị trường bán lẻ hàng điện tử vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ có phần chậm hơn so với thời gian trước. Điển hình là một hệ thống phân phối lớn đã cho biết số lượng shop sẽ phải tới ngưỡng bão hòa chứ không thể mở mãi. Sẽ dễ hiểu tại sao các công ty tài chính phải tìm kiếm, khai thác các thị trường mới. Và đây cũng là xu hướng chung của thị trường.
Home Credit và HD Saison đang là một trong những cái tên dẫn đầu trong việc mở gói tín dụng phục vụ sinh viên. Họ nhìn ra rằng, thị trường tiêu dùng vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, chứ chưa đến mức chật chội nếu biết khai thác một cách hiệu quả.
Như vậy, với người trẻ, đặc biệt là sinh viên chưa có thu nhập ổn định vẫn có thể trở thành một người tiêu dùng sành điệu mà không còn phải e ngại chuyện thiếu tiền. Sinh viên có quyền thực hiện ước mơ cùng với sự hiểu biết về quản lý tài chính với 1 lộ trình trả nợ khả thi, công ty tài chính đang sẵn sàng cho vay tiền ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Bà Vương Thủy Tiên, Thành viên Hội đồng Thành viên Home Credit nói rằng, mục tiêu Home Credit hướng đến là việc cùng đồng hành với khách hàng trong suốt một chặng đường dài. Có những sản phẩm không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến việc tạo được mối liên hệ với khách hàng, phục vụ để họ hài lòng khi thấy được chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
“Sau vài năm, khi họ không còn là sinh viên, họ vẫn là những khách hàng tiềm năng và thân thiết của công ty”, vị này chia sẻ.
Đại diện một công ty tài chính chia sẻ, sinh viên là một đối tượng rủi ro, song không phải đối tượng không thể kiểm soát được. Điều mà các công ty hay làm là dù không phải thế chấp tài sản vay nhưng người vay tại công ty tài chính bắt buộc phải có lộ trình trả nợ thật chi tiết. Suy cho cùng, công ty chỉ cần cho người sinh viên đó vay ở mức hợp lý nhất, nằm trong hoạch định thì mọi rủi ro sẽ trở nên nhỏ hơn, cho cả công ty lẫn người vay.
VHQC
" alt="Rộng cửa cho sinh viên vay tiêu dùng"/>
Rộng cửa cho sinh viên vay tiêu dùng