Theo PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương, sau rất nhiều nỗ lực, tới nay, Hải Dương đã có những kết quả đáng ghi nhận trong phòng chống dịch Covid-19.Tuy nhiên, nguy cơ dịch bùng phát dịch trở lại vẫn có thể xảy ra nếu Hải Dương lơ là, chủ quan, không tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng dịch.
PGS Dương phân tích, không loại trừ khả năng mầm bệnh là người lành mang trùng đã đi vào cộng đồng, vì chủng virus lần này có tỷ lệ người lành mang trùng rất cao, khó phát hiện.
"Nguy cơ từ nguồn lây này luôn thường trực, có thể gây ra những ca mắc mới không rõ nguồn gốc bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trong thời gian tới. Để không bị động, chúng ta phải nhìn nhận sự thật khách quan này, cảnh giác cao độ và có những biện pháp phù hợp, hiệu quả”, ông Dương nhấn mạnh.
|
PGS.TS Trần Như Dương trong một cuộc họp với UBND tỉnh Hải Dương - Ảnh: Nguyễn Liên |
Theo đó, Hải Dương phải coi việc phòng chống dịch Covid-19 quyết liệt, liên tục là một phần của cuộc sống trong điều kiện bình thường mới. Các chuyên gia Bộ Y tế đề xuất với chính quyền và nhân dân Hải Dương 11 giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới.
Thứ nhất, tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch của tỉnh, trong đó lên kế hoạch chi tiết các kịch bản, tình huống. Lưu ý, đảm bảo nguồn lực, cơ sở vật chất, phân việc cụ thể cho từng tình huống dựa trên việc tổng kết, rút kinh nghiệm sau quá trình chống dịch lần này để không bị động, bất ngờ.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch trên địa bàn tỉnh, thực hiện đúng, đủ 5 chiến lược mà Ban chỉ đạo Quốc gia đã đề ra: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, dập dịch và khoanh vùng hiệu quả.
Khi xuất hiện các ca bệnh mới, phải “quây” thật chặt, xử lý ổ dịch triệt để, không để dịch có cơ hội bùng phát. Thực hiện theo phương châm dập tắt dịch ngay từ khi còn là đốm lửa nhỏ, kiên quyết không để lan thành đám cháy.
Trước mắt, nên tập trung nguồn lực cao nhất, quyết liệt khoanh vùng để dập tắt ổ dịch ở huyện Kim Thành trong thời gian sớm nhất.
Thứ ba, duy trì thật tốt hoạt động thường xuyên, hiệu quả của các tổ Covid-19 cộng đồng tại tất cả khu dân cư. Phải coi đây là biện pháp chiến lược, căn cơ lâu dài cho công tác phòng chống dịch ở Hải Dương.
“Tổ Covid-19 cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng, là chiến lược phòng chống dịch dựa vào cộng đồng, dựa vào nhân dân, giúp thực hiện tốt việc giám sát, chống dịch ở từng hộ gia đình. Tổ này cũng chính là cầu nối trong công tác phòng chống dịch giữa chính quyền, ngành y tế và nhân dân; là vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến chống Covid-19”, PGS. TS Trần Như Dương khẳng định.
Thứ tư, theo ông Dương, tỉnh cần chú trọng công tác giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ quan, công sở, trường học, công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp. Đồng thời, nhanh chóng thành lập các tổ an toàn Covid-19 với cơ cấu, nhiệm vụ giống tổ Covid-19 cộng đồng.
Thứ năm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bệnh viện, kiên quyết không để mầm bệnh xâm nhập vào cơ sở y tế mà không biết. “Ngoài Covid-19, từng ngày từng giờ, các cơ sở y tế vẫn phải đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho hàng triệu dân. Bởi vây, chúng ta cần bảo vệ bằng được các cơ sở điều trị”. Ông Dương nói.
Thứ sáu,nên đầu tư nguồn lực, nhân lực cho hệ thống giám sát ở tất cả các tuyến để có năng lực phát hiện ngay các ca bệnh nghi ngờ, không để dịch có cơ hội bùng phát.
Đồng thời, đảm bảo kinh phí, chi phí thường xuyên, lâu dài cho việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm ở tất cả trường hợp sốt, ho, đau họng, có hội chứng viêm đường hô hấp trên địa bàn toàn tỉnh, cả trong cộng đồng và bệnh viện. Đây là chỉ số theo dõi dịch rất quan trọng, bắt buộc phải thực hiện để tránh bỏ sót ca bệnh.
Thứ bảy,nên định kỳ lấy mẫu xét nghiệm cho một số nhóm người, cộng đồng có nguy cơ cao như công ty, nhà máy,… để đánh giá nguy cơ và theo dõi tình hình dịch trên địa bàn tỉnh.
Thứ tám,bám sát kế hoạch và chỉ đạo của Trung ương để có kế hoạch chuẩn bị, triển khai tốt việc tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo kế hoạch cũng như sự phân bổ của Trung ương.
Thứ chín,tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục cho nhân dân về biện pháp phòng chống dịch để người dân thấy được trách nhiệm của mình, bảo vệ cho chính gia đình và cộng đồng.
“Chúng ta phải coi công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân như những liều vắc xin, liều thuốc thực sự trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Vì dân có hiểu thì việc chấp hành phòng dịch mới tốt được”, Trưởng đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương cho hay.
Thứ mười,thường xuyên kiểm tra từ tuyến trên xuống tuyến dưới, xuống tận cộng đồng dân cư để nắm được thực chất những gì đang diễn ra tại cơ sở. Trong quá trình kiểm tra, nếu nơi nào, người nào làm tốt nên biểu dương. Nơi nào, người nào làm không tốt, nên kiểm điểm và truy trách nhiệm hình sự cụ thể.
Thứ mười một,cần tiếp tục rà soát, củng cố toàn diện các khu cách ly tập trung trên địa bàn để đáp ứng trong mọi tình huống, tránh quá tải cũng như đảm bảo an toàn khi cách ly sau này.
Ngày 1/3, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời thống nhất, quyết định các biện pháp tiếp theo trong thời gian tới. Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng từ 0h ngày 3/3. Theo đó, sau ngày 2/3, Hải Dương sẽ chuyển sang trạng thái mới, vừa quyết liệt dập dịch hoàn toàn, vừa tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế, xã hội với một hệ thống giải pháp đồng bộ, khoa học. |
Nguyễn Liên
Hải Dương tìm người tới 6 địa điểm liên quan tới các ca Covid-19
Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương vừa phát đi thông báo khẩn, tìm người từng đến 6 địa điểm liên quan các ca nhiễm Covid-19 mới.
" alt="Mười một điều Hải Dương cần làm để chống dịch Covid"/>
Mười một điều Hải Dương cần làm để chống dịch Covid
|
Cha mẹ đăng ảnh con khi còn nhỏ có thể xâm phạm quyền riêng tư, làm ảnh hưởng tâm lý khi trẻ lớn lên. Ảnh: Kate Hazell. |
Bóng đen kỹ thuật số
Cuối tháng 8, Spencer Elden, cậu bé trong bìa album "Nevermind", đã đệ đơn kiện nhóm Nirvana và đội ngũ quản lý tài sản của cố nghệ sĩ Kurt Cobain vì đã phát tán hình ảnh anh khỏa thân trên album phát hành năm 1991.
Anh lập luận rằng bức ảnh rất phản cảm khi có sự xuất hiện của tờ USD treo trước lưỡi câu, khiến cho mình trông như "một người hành nghề mại dâm" đang bị cám dỗ bởi tiền bạc.
Elden đòi bồi thường 2,5 triệu USD khi cho rằng đây là hành vi "bóc lột trẻ vị thành niên", "cố ý sản xuất, sở hữu và quảng cáo nội dung thương mại khiêu dâm trẻ em".
|
Spencer Elden yêu cầu phía sản xuất chỉnh sửa hình ảnh trên bìa album và bồi thường bằng tiền mặt. Ảnh: Daily Mail. |
Cha mẹ của Elden đã được trả 250 USD cho buổi chụp hình. Đây có thể là mức giá hợp lý cho một người mẫu không chuyên, nhưng chưa tính đến việc hình ảnh sẽ được sử dụng để làm gì.
Không rõ liệu số tiền này được chuyển cho Elden hay không. Anh từng bày tỏ sự cay đắng vì chưa bao giờ thu được lợi nhuận trực tiếp từ việc tham gia vào dự án Nevermind.
Thỏa thuận của cha mẹ anh với phía nhà sản xuất hiện không thể thương lượng lại.
Cốt lõi của vụ kiện là việc nhà sản xuất đã nhận được sự đồng ý của cha mẹ Elden trước khi chụp ảnh cậu con trai. Là một đứa trẻ còn quá nhỏ, tất nhiên Elden không có bất kỳ sự lựa chọn nào vào thời điểm đó.
Anh vẫn đang trong quá trình theo đuổi cuộc chiến pháp lý, song đó sẽ là một quá trình khó khăn và đòi hỏi nỗ lực dài hơi.
Alexandros Antoniou, Giảng viên Luật Truyền thông tại Đại học Essex (Anh), cho rằng câu chuyện của Elden là một lời nhắc nhở sâu sắc cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về những hình ảnh của con cái mà họ chia sẻ trên mạng.
"Truyền thông xã hội đã có rất nhiều sự thay đổi kể từ khi Nevermind phát hành vào tháng 9/1991. So với bìa album Nirvana, những hình ảnh trẻ em được chia sẻ trên mạng ngày nay thậm chí còn khó kiểm soát hơn.
Vụ kiện của 'em bé Nirvana' cũng như một lời nhắc nhở kịp thời cho các bậc cha mẹ hãy suy nghĩ kỹ về những bóng đen kỹ thuật số mà họ có thể tạo ra cho con mình. Cha mẹ không thể có thái độ 'không quan tâm' đến những gì họ chia sẻ trực tuyến", Antoniou nói.
|
Con cái bị biến thành "thế hệ được gắn thẻ". |
Elden không phải trường hợp hiếm khi bị xâm phạm quyền riêng tư khi còn nhỏ do sự chia sẻ hình ảnh của cha mẹ, người thân.
Tháng 8/2020, Amanda Morgan đã tá hỏa khi phát hiện hình ảnh con gái nhỏ của mình xuất hiện trên trang web khiêu dâm. Bà mẹ trẻ nhận ra đó chính là những tấm hình do chính cô đăng lên Facebook và Instagram.
Morgan tìm thấy 3 bức ảnh của Callia trên website ấu dâm bằng tiếng Nga, được chụp khi cô bé mới 6 tháng tuổi. Cô phát hiện không chỉ riêng con mình mà có rất nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân trên đó.
Năm 2015, cảnh sát Đức đã thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội cảnh báo các bậc cha mẹ không nên đăng hình ảnh của con mình lên Facebook một cách công khai, vì những kẻ ấu dâm có thể sử dụng những hình ảnh này với mục đích bất chính.
Cùng thời điểm, các nhà điều tra Australia đã tìm thấy hơn 45 triệu bức ảnh trẻ em trên các trang ấu dâm. Các bức ảnh đã được tải xuống chủ yếu từ những trang mạng xã hội và blog gia đình.
Một số quy định đã được áp dụng để bảo vệ trẻ em trên mạng, như ban hành Bộ luật trẻ em áp dụng cho các dịch vụ kỹ thuật số nhắm mục tiêu đến trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, luật không nói rõ về quyền riêng tư cơ bản của trẻ bị mất khi cha mẹ chia sẻ hình ảnh của chúng.
(Theo Zing)
Đăng ảnh "nhạy cảm" của con cái, cha mẹ có bị Facebook khóa nick?
Nhiều bậc phụ huynh không ngần ngại đăng tải những hình ảnh có phần "nhạy cảm" của con mình lên Facebook, như một trò đùa. Liệu hành động này có bị Facebook khóa nick?
" alt="Cha mẹ biến con thành 'thế hệ được gắn thẻ'"/>
Cha mẹ biến con thành 'thế hệ được gắn thẻ'