Công nghiệp CNTT vẫn phát triển trên đà tăng trưởng doanh thu ổn định Từ nhiều năm trở lại đây,ócnhìnvềdoanhthuđónggópchongànhCôngnghệthôboxing công nghiệp CNTT đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn với mức tăng trưởng ấn tượng so với nhiều ngành của nền kinh tế. Chỉ tính chung xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ CNTT đã chiếm tới 30% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016, ngành CNTT đem về doanh thu 67,7 tỷ USD, đang thu hút trên 24.000 doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho tới trên 34.000 tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho trên 700.000 người lao động. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2016 tổng giá trị xuất khẩu của đạt trên 60 tỷ USD trong đó xuất khẩu phần cứng điện tử chiếm trên 95% với 60% sản lượng thuộc về điện thoại di động giúp Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD trong lĩnh vực CNTT. Trong số các sản phẩm CNTT, đã có 2 nhóm sản phẩm là điện thoại và máy tính trong nhiều năm trở lại đây luôn luôn có tên trong 10 nhóm mặt hàng hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt gần 35 tỷ USD và 19 tỷ USD năm 2016. Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt đang ở đâu trong cơ cấu doanh thu toàn ngành CNTT? Mặc dù doanh thu và giá trị xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ CNTT cao song giá trị gia tăng mà ngành đem lại cho đất nước còn ở mức khiêm tốn và chủ yếu doanh thu đóng góp vẫn phụ thuộc phần lớn từ các doanh nghiệp FDI. Trong lĩnh vực phần cứng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 99% doanh thu xuất khẩu cứng, điện tử và 95% doanh thu sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử đều đến từ các doanh nghiệp FDI trong khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này chỉ chiếm trên 20% tổng số doanh nghiệp phần cứng. Trong khi đó, với số lượng chỉ chiếm 80% nhưng doanh thu lĩnh vực phần cứng, điện tử đem lại chỉ vẻn vẹn 5% trên tổng giá trị toàn ngành và 1% giá trị xuất khẩu. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp FDI như Samsung, LG, Intel đã chiếm tới 60% doanh thu toàn ngành còn lại thuộc về các doanh nghiệp FDI khác và các doanh nghiệp nội. Ngoài ra, xét về thị tiêu dùng các sản phẩm phần cứng, điện tử phần lớn người tiêu dùng hướng về các sản phẩm CNTT ngoại. Theo IDC Việt Nam, hơn 14 triệu chiếc smartphone đã được bán tại Việt Nam vào năm 2016 trong đó Samsung đứng đầu về số lượng, với thị phần 28%, tiếp theo là OPPO với 25% sau đó là Apple với 7%. Trong khi xét về thị trường tiêu thụ điện thoại nội địa thì hầu hết ở mức độ rất khiêm tốn khi doanh thu từ FPT, VNPT, Bphone,… về phân khúc này hầu như không phải là đối thủ cạnh tranh về các điện thoại thông minh phổ thông. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Sự đóng góp của các doanh thu doanh nghiệp CNTT nội vẫn chiếm doanh thu áp đảo so với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Về lĩnh vực phần mềm, theo số liệu báo cáo của các địa phương và Tổng cục Thống kê, với trên 7.400 doanh thu phần mềm thì doanh thu từ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã chiếm tới trên 60% doanh thu và 70% giá trị xuất khẩu. Chỉ tính riêng FPT đã đóng góp tới 30% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp nội địa từ thị trường nước ngoài trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 45%, 27% đến từ Mỹ và còn lại là từ các quốc gia khác. Nhiều doanh nghiệp Việt khác như Vietsoftware, Misa, Tường Minh,…cũng đang có doanh số tăng trưởng ấn tượng từ 10-40%/năm từ thị trường xuất khẩu và đang hướng tới nhiều thị trường mới khác ngoài các thị trường truyền thống nêu trên. Trong khi đó, mặc dù chỉ chiếm 11% số lượng doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam, sản phẩm phần mềm của các doanh nghiệp này cũng chiếm tới 40% doanh thu toàn ngành phần mềm. Lĩnh vực này này đang hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển với do nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước và ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tiếp tục mở rộng thị trường tới Việt Nam. |