
CMS bán laptop dùng chíp Atom đầu tiên

相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương -
Báo cáo của IDC kết hợp với Backbase, một nền tảng ngân hàng số, thực hiện cho thấy đa số ngân hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) chậm chạp trong cuộc đua số hóa. Các ngân hàng châu Á TBD chậm chạp trong cuộc đua số hóaKhách giao dịch bên trong một ngân hàng tại Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng
Báo cáo cho biết có đến 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trong khu vực vẫn muốn sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng, không tận dụng các đối tác trong hệ sinh thái. Mức độ đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2% vào nhóm này.
Trong khi đó, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng khu vực APAC được xây dựng trên các phát kiến mới, qua mặt nhóm ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa.
Với sự xuất hiện của nhóm năng động này, báo cáo cho rằng 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Khảo sát trong quý 4/2019 và quý 1/2020 cho thấy, có 63% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Đến năm 2025, sẽ có khoảng 100 tổ chức tài chính mới được thành lập trong khu vực.
Báo cáo cũng cho thấy khu vực này dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025.
Báo cáo cũng đánh giá các ngân hàng tại Việt Nam phải chủ động trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng, bằng không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mở API, cung cấp dữ liệu cho đối thủ.
Theo báo cáo này, 8 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam đã xác định hai ưu tiên hàng đầu gồm phát triển ngân hàng lõi (core banking) và hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Các ngân hàng này kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khâu khởi tạo tài khoản.
Ông Riddhi Dutta, Giám đốc khu vực châu Á của Backbase, nhận định nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có nhiều câu chuyện kỹ thuật số hơn. Đặc biệt, mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống của Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.
Báo cáo cho biết đến năm 2025, 44% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trên toàn APAC sẽ hoàn tất việc hoạt động dựa trên nền tảng, hiện đại hóa phần mềm và hỗ trợ API. 48% ngân hàng tại APAC dự kiến sẽ tận dụng công nghệ AI hoặc máy học (machine learning) khi quyết định dựa trên số liệu.
H.Đ
Tích hợp danh mục chi nhánh ngân hàng lên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Văn phòng Chính phủ vừa đề nghị Ngân hàng Nhà nước VN tích hợp, chia sẻ danh mục chi nhánh ngân hàng thương mại với Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 9/5/2020, phục vụ việc thanh toán phí, lệ phí dịch vụ hành chính công.
"> -
Số hồ sơ hành chính được tiếp nhận và trả qua Bưu điện tăng 30%Nhân viên Bưu cục Chợ Gạo, Bưu điện thành phố Hưng Yên tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của khách hàng.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cho biết, trong thời gian xảy ra dịch bệnh vừa qua, để hạn chế người dân đến nơi đông người, đại đa số các địa phương đã tạm dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại các trung tâm phục vụ hành chính công để chuyển sang thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 và tiếp nhận hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Tuy nhiên, theo đánh giá của VietnamPost, do số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 chưa nhiều. Vì thế, thời gian này các dịch vụ bưu chính công ích được xem như “cánh tay” nối dài giúp đưa các dịch vụ công trực tuyến gần hơn với người dân.
Nhân viên Bưu điện thành phố Hưng Yên chuyển hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân tới Bảo hiểm xã hội tỉnh để giải quyết. Số liệu thống kê của doanh nghiệp bưu chính này cho hay, chỉ tính riêng trong hai tháng 3, 4/2020, mặc dù trong thời gian cao điểm thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn có tới gần 3 triệu hồ sơ thủ tục hành chính được người dân lựa chọn thực hiện qua Bưu điện.
Trong đó, lĩnh vực hành chính phát sinh nhu cầu nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua Bưu điện nhiều nhất là các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp bản sao bằng tốt nghiệp, bản sao giấy khai sinh, chứng nhận về y dược, thuốc bảo vệ thực vật; đăng ký thành lập doanh nghiệp...
Bưu tá xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên chuyển giấy phép lái xe đến tận địa chỉ khách hàng yêu cầu. Điều đặc biệt là 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích đều được phát đến địa chỉ nhận an toàn và chính xác, mọi văn bản, giấy tờ hồ sơ đều được giữ nguyên, không xảy ra tình trạng hư hỏng; không xảy ra trường hợp nào bị mất, thất lạc hoặc phản ánh từ người dân, tổ chức và cơ quan nhà nước về thái độ, chất lượng phục vụ trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đại diện VietnamPost chia sẻ, để triển khai thành công việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng lưới bưu chính công ích, việc kết nối mạng thông tin giữa VietnamPost và các Bộ, ngành, địa phương là điều quan trọng bậc nhất.
Hiện nay, Vietnam Post đã thực hiện liên thông, kết nối dữ liệu thông tin hoàn toàn với 57 tỉnh và 7 Bộ (gồm các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư). Các địa phương và Bộ, ngành còn lại hiện đang thực hiện kết nối để sớm thực hiện liên thông dữ liệu trong thời gian tới.
Việc kết nối mạng thông tin giữa VietnamPost và các Bộ, ngành, địa phương không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức trong việc nộp hồ sơ, nhận kết quả của người dân, doanh nghiệp mà còn giảm áp lực cho các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, giúp cho công chức, viên chức của cơ quan hành chính có thêm thời gian tập trung vào chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, cũng đã giúp hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ công chức tại bộ phận một cửa với người dân, doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng sách nhiễu, gây bức xúc cho người thực hiện các thủ tục hành chính.
Vân Anh
Quảng Ninh: Người dân ngồi nhà vẫn có thể lấy số giải quyết thủ tục hành chính
Người dân Quảng Ninh có thể ngồi ở nhà để lấy số thứ tự giải quyết thủ tục hành chính, nhờ đó sẽ không phải đến từ sớm để chờ đến lượt.
"> -
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân gặp khó khăn do CovidThực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 15 ngày 24/4/2020 quy định về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trên Cổng dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ ncovi.dichvucong.gov.vn), Văn phòng Chính phủ đã cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch.
Trong các dịch vụ công hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, có 2 dịch vụ công có sự tham gia của UBND cấp tỉnh, cấp huyện là: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Văn phòng Chính phủ cho biết, với 2 dịch vụ công nêu trên, cơ quan này đã thiết lập hệ thống cho phép cán bộ UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện quy trình tiếp nhận xử lý, cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ điện tử của đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại Quyết định 15 ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã cấp quyền quản trị theo danh sách đầu mối quản trị do UBND tỉnh, thành phố gửi tới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa cấp được quyền quản trị do đầu mối chưa đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ các đối tượng khó khăn do đại dịch Covid-19 bảo đảm bảo đúng đối tượng, nhanh chóng, thuận tiện, Văn phòng Chính phủ vừa đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đầu mối quản trị của các tỉnh, thành phố đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia và thông báo cho Văn phòng để được cấp quyền quản trị trước ngày 12/5/2020.
Cán bộ quản trị được yêu cầu thực hiện phân quyền cho cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ của UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng hướng dẫn.
Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định tại Quyết định 15 ngày 24/4/2020 và hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, Văn phòng Chính phủ kể từ ngày 12/5/2020.
">