Dù vậy,ĐiểmngượcvànỗiniềmcủathầydạyToánởBắkết quả giải vô địch đức từ một tình huống sư phạm còn nhiều trăn trở, thầy giáo này cho rằng, vị thế của một giáo viên quan trọng nhất vẫn là do bản thân người giáo viên đó quyết định.
Cụ thể, đối với công chức, viên chức, người lao động và học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường trực thuộc Sở và các trung tâm giáo dục thường xuyên được nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất trong 9 ngày liên tục.
Cụ thể, từ ngày 12/2/2018 hết ngày 20/2/2018 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Đinh Dậu) đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Từ ngày 12/2 đến ngày 13/2/2018, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức các hoạt động dạy học và chăm sóc trẻ theo thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh nhưng phải trên tinh thần tự nguyện của giáo viên và nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh.
Nghiêm cấm cán bộ, học sinh tham gia các trò chơi ăn tiền
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các đơn vị trường học tiến hành treo cờ Tổ quốc, khẩu hiệu chào mừng; tổ chức tổng vệ sinh trường lớp, nơi làm việc gọn gang, sạch sẽ. Quán triệt toàn thể công chức, viên chức và học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông.
Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, học sinh tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo nổ; tham gia các trò chơi ăn tiền,…
Thanh Hùng
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh Hà Nội
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 đối với các đơn vị, trường học trực thuộc.
" alt="Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh Đà Nẵng"/>
Một sinh viên thuê trọ được miễn tiền phòng chỉ đóng tiền điện nước trong mùa dịch Covid-19
Có 15 phòng trọ ở đường Dương Thị Xuân Qúy và số 105 đường Ngũ Hành Sơn, giá mỗi phòng là 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Viên (ngụ quận Ngũ Hành Sơn) đã không thu tiền trọ của sinh viên và người lao động đang thuê.
Theo ông Viên, hiện tại đã có khoảng 7 phòng là sinh viên về quê nghỉ để phòng dịch. Từ đầu tháng 2 đến nay, ông đã dừng thu tiền trọ đối với toàn bộ 15 phòng, với những người ở lại chỉ thu tiền điện nước.
“Những người ở lại trọ tôi chỉ thu tiền điện nước. Mấy cháu ấy nghỉ học, nghỉ làm lấy đâu tiền để nộp, vì thế tôi quyết định không thu, hồi nào các cháu ra ở lại thì tính tiền. Thời điểm dịch bệnh này gia đình của các cháu ở quê cũng vất vả, mình nên làm gì đó để giúp đỡ các cháu”, ông Viên chia sẻ.
Nhiều chủ trọ ở Đà Nẵng thông báo không thu tiền, giảm giá phòng mùa dịch Covid-19
Một mình nuôi con nhỏ và có 3 phòng đang cho thuê ở khu B16.210 Phương Trang, chị Nguyễn Thị Hồng (ngụ phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu), cho biết từ đầu tháng 3 chị không thu tiền phòng.
Nói về việc làm này, chị Hồng chia sẻ chỉ mong hành động nhỏ của bản thân lan tỏa đến những người có nhà trọ đang cho thuê, để họ mở lòng giảm tiền cho sinh viên và công nhân, vơi bớt khó khăn trong thời kỳ dịch Covid-19.
“Ở trọ tôi có một gia đình mưu sinh bằng nghề buôn ve chai, có cả sinh viên và nhân viên bán hàng. Ba hôm trước có một bạn làm tiếp thị phải nghỉ làm, đi phục vụ quán cà phê để trang trải cuộc sống. Nghĩ vậy nên tôi nghĩ mình không nên thu tiền sinh viên và người lao động thời điểm này…” – chị Hồng nói.
Chị Hồng một mình nuôi con nhỏ nhưng vẫn quyết định không thu tiền trọ
Anh Nguyễn Thành Hãn (ngụ quận Hải Châu) cho biết, gia đình có 23 phòng trọ trên đường 2 Tháng 9 và khu Hòa Xuân, đang cho thuê giá 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Từ đầu tháng 2, anh Hãn đã không thu tiền phòng với những người về quê, còn người ở lại trọ để làm việc sẽ được giảm 50%.
“Hiện nay có 10 phòng là sinh viên đóng cửa về quê nghỉ vì dịch Covid-19. Những người ở lại chủ yếu là nhân viên ở các công ty, cũng có một số sinh viên đang làm thêm.
Thời điểm dịch, nhiều công ty phải đóng cửa cho nhân viên tạm nghỉ, thấy vậy nên tôi nghĩ mình nên làm gì đó. Lúc nào tình hình dịch Covid-19 ổn định sẽ thu tiền lại bình thường”, anh Hãn nói.
Hồ Giáp
Sống ở ký túc xá ĐH Kinh tế Quốc dân thời Covid-19
Sinh viên cảm thấy yên tâm hơn khi ở đây vì ban quản lý có nhiều biện pháp giúp phòng tránh dịch bệnh nghiêm ngặt như phát cồn, khẩu trang miễn phí.
" alt="Những chủ nhà trọ ‘đốn tim’ sinh viên mùa dịch Covid"/>
Đã cơ bản xong thô và đang trong quá trình hoàn thiện, dự án Saigon One Tower bất ngờ bị dừng thi công và "đắp chiếu" đến nay đã 6 năm.
Dự án Saigon One Tower nhìn từ phía hầmThủ Thiêm.
Dự án Saigon One Tower có vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, là tòa tháp cao thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm dự án dừng thi công, Saigon One Tower được đánh giá đã hoàn thành tới 80% hạng mục công trình.
Đã 6 năm, dự án Saigon One Tower "cửa đóng then cài".
Bên trong công trình hoang vắng không bóng người.
Khối bê tông Saigon One Tower vẫn soi bóng xuống sông Sài Gòn trong sự tiếc nuối của người dân thành phố.
Theo Bizlive
" alt="Dự án Saigon One Tower 6 năm “đắp chiếu” soi bóng sông Sài Gòn"/>
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2012, Hệ thống Y tế Vinmec được đầu tư và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất bởi Tập đoàn Vingroup. Hiện hệ thống đã có 8 bệnh viện và 5 phòng khám tiêu chuẩn quốc tế trải dài trên khắp cả nước. Với chiến lược hướng tới đỉnh cao chuyên môn, Vinmec đang hợp tác sâu rộng với các hệ thống y tế hàng đầu trên thế giới như Cleveland Clinic, SUNH… trong việc khám, hội chẩn và điều trị nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Thế Định
" alt="Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City"/>
Sinh viên Trương Nhựt Cường đề xuất biện pháp sau cháy chung cư Carina
Cường cho rằng qua sự việc này cho thấy phòng cháy hơn chữa cháy. Vì vậy nên đưa các nội dung dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên và xem đây là một yêu cầu trong học tập.
“Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cùng một số kỹ năng khác cần được biên soạn thành các tài liệu chính thức, quy định là môn học bắt buộc trong nhà trường. Sau vụ cháy vừa qua, nhiều người dân mua mặt nạ chống khói, dây an toàn. Những kiến thức sử dụng, thoát hiểm là do người bán tuyên truyền. Tại sao sinh viên không thể là người hướng dẫn cho người dân”- Cường đặt vấn đề.
Ngoài ra, sinh viên này cũng đề xuất thành phố cần thành lập cơ sở dữ liệu quản lý y tế cho từng người, đặt tại các đơn vị xã, phường. Những thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh án của mỗi người được lưu trữ ở trạm y tế, được chia sẻ đến nhiều bệnh viện sẽ giúp người dân thuận tiện hơn mỗi khi đi khám bệnh.
Sinh viên Thu Quỳnh, Khoa Y, ĐH QG TP.HCM cũng cho rằng hiện nay nếu đi khám bệnh ở bệnh viện người dân sẽ phải mua một cuốn sổ khám bệnh. Cuốn sổ này chỉ được dùng nếu tái khám ở cùng bệnh viện. Nếu đi khám ở bệnh viện khác người bệnh sẽ phải mua cuốn sổ khác.
"Theo em nên tích hợp thông của bệnh nhân bằng một cuốn sổ điện tử được quản lý bằng mã code. Như vậy khi bệnh nhân đi khám chỉ cần sử dụng mã code là bệnh viện có thể nắm hết tất cả các thông tin về tiền sử bệnh tật”- Quỳnh nói.
Còn sinh viên Phan Anh Vũ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM đưa ra ý tưởng, hiện nay việc vi phạm ô nhiễm môi trường ở thành phố rất nhiều, thay vì đợi hoặc lâu lâu có một đoàn kiểm tra nên thành thành “bộ” kiểm tra. "Bộ" này sẽ tự động thu nồng độ C2 ở các xí nghiệm, cơ quan.
“Nếu UBND đặt hàng các trường ĐH trường ĐH sẽ rất sẵn ràng. Như vậy khi có thông tin báo về thành phố có thể xử phạt ngay mà không phải đi tận nơi kiểm tra hoặc lâu lâu xuống kiểm tra”- Anh Vũ đề nghị.
Riêng sinh viên Đỗ Hạnh Ngân, Trường ĐH SP TP.HCM cho rằng sinh viên có thể đóng góp những ý tưởng sáng tạo thông qua các cuộc thi. Vì vậy thành phố nên tổ chức các cuộc thi cũng như tổ chức các ngày hội để tuyên truyền cho người dân như vậy người dân có thể đóng góp ý kiến ở mức độ đóng góp của mình. Ngoài ra, bạn này cũng đề nghị thành phố hiện chưa thực hiện đồng bộ thùng rác phân loại nên cần thực hiện đồng bộ ở toàn thành để người dân tự ý bỏ rác.
Trong khi đó, sinh viên Nguyễn Thanh Huy, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên là vấn đề đáng lo. Sinh viên này đề xuất nên mua các giáo trình ngoại ngữ để giảng dạy trong nhà trường, cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên.
Sinh viên tiêu biểu gặp gỡ lãnh đạo thành phố
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên vì vậy sắp tới thành phố sẽ tổ chức nhiều hơn. Thành phố sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện để sinh viên thỏa sức suy nghĩ, sáng tạo. Việc sinh viên tin tưởng vào thành phố là nguồn lực to lớn góp phần cho sự phát triển của thành phố.
Ông Phong cho biết, thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ, những ngành có giá trị gia tăng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên đổi mới sáng tạo. TP.HCM đặt mục tiêu trở thành một trong nhóm 10 thành phố trên toàn cầu, sẽ tập trung mọi nguồn lực xây dựng đô thị thông minh, đẩy nhanh xây dựng khu đô thị sáng tạo ở khu phía Đông, thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn là hạt nhân thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy rất cần những ý tưởng của sinh viên. Ông Phong mong sinh viên có thêm các ý tưởng, nỗ lực để hiện thực hóa nó, nỗ lực học tập, tiếp cận và làm chủ tri thức.
Lê Huyền
Hơn 90% sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng
Tỷ lệ sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng đạt hơn 90% theo công bố từ đề án tuyển sinh ĐH năm 2018.
" alt="Nam sinh đề xuất kỹ năng thoát hiểm sau vụ cháy chung cư Carina"/>