Sau hôm nay (14/11), top 6 sẽ có một ngày tạm nghỉ trước khi di chuyển tới Axiata Arena, Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự Main Event, nơi có khoảng 16,000 khán giả đang chờ đợi những màn so tài đỉnh cao của Dota 2thế giới.
Và dĩ nhiên, EG không muốn lãng phí cơ hội trải nghiệm bầu không khí có một không hai tại giải Major đầu tiên của DPC 2018-2019 bằng cách đánh bại Fnatic với tỉ số 2-0.
Ở Game 1, EG tỏ ra thắng thế Fnatic ngay từ early game, có được một loạt kill với khả năng đảo gank tuyệt vời của các players. Nhưng khi thời gian trôi đến mid game, Fnatic cho thấy họ không phải dạng dễ bắt nạt khi có liên tiếp những pha đáp trả mạnh mẽ.
Hai teams liên tiếp “ăn miếng trả miếng” ngay khi có thể. Tuy nhiên, team Dota 2Bắc Mỹ tỏ ra nhỉnh hơn so với đối thủ tới từ Đông Nam Á và buộc Fnatic phải dùng lệnh GG sau gần 42 phút thi đấu.
Sang Game 2, nhịp độ diễn biến chậm dãi khi cả hai teams đều có được một vài kill. EG đã tạo ra khoảng cách an toàn bằng cách loại bỏ tới bốn players của Fnatic trên bản đồ khi bộ đếm giờ còn chưa điểm sang phút 20. Dù Terrorblade trong tay Artour “RTZ” Babaev luôn sở hữu lượng networth vượt trội so với phần còn lại, nhưng Fnatic vẫn có những cơ sở để tin vào màn comeback ngoạn mục nhờ khả năng phòng ngự tuyệt vời của Underlord.
Fnatic cố gắng tận dụng bộ skill của Underlord để tạo ra những pha xử lý biến ảo, gây bất ngờ cho EG và buộc cựu vô địch TI5 phải chia cắt đội hình. Kế hoạch này đã phần nào thành công khi tốc độ game đấu đã bị giảm và Fnatic vẫn giữ được nguyên vẹn các công trình trên high-ground.
Và đó cũng là tất cả những gì mà Fnatic có thể làm được bởi sức mạnh của Terrorblade đã vượt ngoài tầm kiểm soát của họ. Bằng khả năng farm “cháy máy” cùng sự hỗ trợ đến tận rang của những người đồng đội, RTZ đã biến căn cứ của Fnatic trở thành bình địa khi đối thủ không còn khả năng phản kháng.
Dòng chứ Mega Creep hiện lên trên màn hình cũng là lúc Fnatic buộc phải dừng cuộc chơi trong sự bất lực sau 48 phút chống cự trước EG.
Thắng trận, EG tiếp tục tiến bước ở Nhánh Thua The Kuala Lumpur Major, trong khi Fnatic rời giải với thứ hạng 7-8 nhận 40,000 USD tiền thưởng.
Ở những diễn biến liên quan, TNC Predator đã hoàn tất màn lội ngược dòng trước ViCi Gaming để tiễn đối thủ tới từ Trung Quốc về nước cách đó ít giờ.
Kết quả này khiến cho top 6 của The Kuala Lumpur là nơi hội tụ của năm teams tới từ các khu vực Dota 2mạnh nhất thế giới – trong đó châu Âu đang chiếm ưu thế với hai đại diện gồm Team Secretvà Ninja in Pyjamas.
Diễn biến vòng play-off tại The Kuala Lumpur Major
Đừng quên những trận đấu hấp dẫn nhất của The Kuala Lumpur Major sẽ diễn ra từ 11g00 ngày kia (16/11). Nhà vô địch sẽ giành 350,000 USD cùng 4,950 DPC Points.
2016
" alt=""/>Dota 2: EG chắc suất top 6, đại diện của năm khu vực mạnh nhất vẫn trụ lại The Kuala Lumpur MajorMới đây, anh chàng Akihiko Kondo, 35 tuổi, đã tổ chức đám cưới với cô dâu cực kỳ đặc biệt. Không phải là người thật, cô dâu của Kondo là một búp bê, mô phỏng co ca sĩ ảo Hatsune Miku cực kỳ nổi tiếng tại Nhật Bản.
![]() |
Chàng trai quyết định cưới búp bê |
Với mọi người thì đây là một quyết định lạ lùng nhưng với Akihiko nó xuất phát từ quá khứ không mấy tốt đẹp. 10 năm trước, Akihiko thường bị những phụ nữ cấp trên bắt nạt ở chỗ làm. Điều này khiến anh bị tổn thương sâu sắc, phải bỏ việc, mất niềm tin vào phụ nữ và dẫn tới gặp khó khăn trong việc hẹn hò.
Trong những lúc bế tác đó, chính âm nhạc của cô ca sĩ ảo Hatsune Miku đã giúp Akihiko vượt qua tất cả. Và cuối cùng, Akihiko đem lòng yêu Hatsune Miku.
![]() |
Đám cưới của Akihiko với Hatsune được công nhận là hợp pháp |
Mặc dù nổi tiếng tại Nhật Bản nhưng Hatsune không phải nữ danh ca thực sự như Beyonce hay Taylor Swift. Thực tế, cô chỉ là một phần mềm lồng tiếng Vocaloid, dựa trên mẫu giọng của nữ diễn viên Saki Fujita.
Những sản phẩm ăn theo Hatsune, bao gồm cả búp bê bán rất chạy tại Nhật Bản. Akihiko đã cưới một trong những búp bê ấy.
![]() |
Đám cưới lạ lùng của chàng trai người Nhật |
Thực tế, Hatsune Miku được chính phủ Nhật Bản cấp quyền kết hôn và chính vì thế đám cưới của Akihiko với Hatsune được công nhận là hợp pháp. Trong một buổi lễ trọng thể và đầy đủ nghi thức, Akihiko mặc bộ lễ phục màu trắng trong khi Hatsune mặc váy cưới cũng có màu trắng. Cặp đôi đã cùng nhau cắt bánh, uống rượu và thậm chí khoe nhẫn cưới của họ.
Trên Twitter sau buổi lễ, chú rể Akihiko viết: "Cảm ơn tất cả mọi người vì đã chúc phúc rất nhiều cho chúng tôi. Đám cưới đã được chuẩn bị khoảng nửa năm vì vậy tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi mọi thứ diễn ra an toàn. Một lần nữa cảm ơn tất cả mọi người đã tham dự, nhân viên của trung tâm tiệc cưới và những người đã ủng hộ cuộc hôn nhân của chúng tôi".
Theo Genk
Công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo robot tình dục đã mở cuộc chạy đua trong việc tạo ra loại robot thông minh với khả năng cử động toàn thân.
" alt=""/>Chàng trai người Nhật kết hôn với ca sĩ ảo Hatsune MikuBlockchain bắt đầu được ứng dụng trong hệ thống bản quyền số
IBM phát triển công cụ ngăn trí tuệ nhân tạo quyết định thiên vị
Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu
Theo lộ trình Đề án Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử vừa được UBND TP.HCM thông qua, từ năm 2020 - 2025, TP.HCM tiến đến xây dựng CQĐT thông minh trên cơ sở công nghệ Big Data, Blockchain, AI, điện toán đám mây (Cloud) và tận dụng kênh mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ công thông minh cho người dân và doanh nghiệp.
Công dụng, chức năng của AI, Big Data, Blockchain
Theo dự báo của Gartner, đến 2020 toàn thế giới sẽ có khoảng 20 tỷ kết nối Internet. Có thể nói, Kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0. IoT đã và đang có mặt trên rất nhiều lĩnh vực từ đời sống, giao thông, nông nghiệp, năng lượng, an ninh...
Trong thế giới kết nối vạn vật đó, Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Và đó cũng chính là Big Data - dữ liệu khổng lồ, nguồn tài sản thông tin có dung lượng lớn, vận tốc cao hoặc đa dạng cao đòi hỏi các hình thức xử lý thông tin có hiệu quả về chi phí để nâng cao việc đưa ra quyết định và tối ưu hóa quy trình. Nói cách khác, Big Data là một tập dữ liệu khổng lồ không thể phân tích được bằng các công cụ và phần mềm thông thường.
![]() |
AI, Big Data, Blockchain, IoT sẽ đóng góp gì cho Chính quyền điện tử? |
Vì không thể phân tích được bằng các công cụ thông thường, nên công nghệ công nghệ AI (Artifical Intelligence - còn gọi là trí thông minh nhân tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính lớn. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi.
Ở mức độ cơ bản, AI được ứng dụng trong giải đáp, hướng dẫn công dân, doanh nghiệp về dịch vụ hành chính công. Ở mức độ cao hơn, khi kết hợp với Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (National Decision making and Data Center - NDMD), trí tuệ nhân tạo hỗ trợ việc ra quyết định của chính phủ, phân tích, đánh giá các dịch vụ, chương trình công hay cán bộ công chức.
Phục vụ như thế nào cho Chính quyền điện tử?
Cốt lõi của Chính quyền điện tử chính là hướng đến xu thế “người dân là trung tâm”, trong đó người dân chỉ cần truy nhập dịch vụ một lần, qua một cửa là có thể tương tác, sử dụng các dịch vụ của chính quyền. Quá trình này sẽ giúp tăng tính minh bạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm giảm tiêu cực cũng như giúp người dân tận dụng các cơ hội và lợi ích của cách mạng công nghiệp 4.0.
Nói một cách đơn giản hơn, trong chuỗi khối Blockain sẽ không cần một bên thứ ba quản lý cũng như không có bất kỳ ai có thể can thiệp, sửa đổi dữ liệu này. Nhờ vậy, thông tin từ người dùng sau khi được chia sẻ với định danh bằng công nghệ Blockchain sẽ là hồ sơ điện tử tin cậy, bảo mật, an toàn và chính là cơ sở để xây dựng nên hệ thống dữ liệu khổng lồ.
Dữ liệu khổng lồ (Big Data) đó mang lại lợi ích quan trọng: cung cấp và tích hợp hiệu quả tài nguyên của Big Data; tích hợp dữ liệu có giá trị trong Chính phủ điện tử với các quy trình ra quyết định; khả năng tạo ra dữ liệu nhanh hơn; tăng dung lượng lưu trữ; tính khả dụng của các loại dữ liệu khác nhau; nâng cao chất lượng cuộc sống; kiểm soát việc sử dụng tài nguyên; tăng hiệu quả xử lý giao dịch; tăng mức độ minh bạch.
Big Data là một yếu tố quan trọng, thậm chí là tài sản vật chất cho cơ cấu Chính phủ điện tử. Như đã trình bày, Big Data không thể phân tích bằng các công cụ và phần mềm thông thường, do đó AI, trí tuệ nhân tạo là cần thiết để thực hiện Big Data.
Không quá xa lạ với người dân từ vài năm qua nhưng những thuật ngữ như AI, Blockchain, Big Data, IoT lần đầu tiên trở nên hết sức gần gũi và sẽ dần trở nên thân thuộc với người dân thành phố. Họ phải hiểu nền tảng công nghệ này nhằm sử dụng thành thục các giao tiếp theo cách hoàn toàn khác trước với Chính quyền điện tử, để nhanh chóng trở thành những công dân thông minh trong thành phố thông minh với nền hành chính công hiện đại, hướng đến mục tiêu “người dân là trung tâm” của mọi hoạt động." alt=""/>AI, Big Data, Blockchain, IoT sẽ đóng góp gì cho Chính quyền điện tử?