Tư vấn doanh nghiệp trở thành nguồn thu mới của các nhà mạng tại châu Phi

Theưvấndoanhnghiệptrởthànhnguồnthumớicủacácnhàmạngtạichâkqbd hom quao Ngân hàng Thế giới (WB), hiện có hơn 40 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở khu vực châu Phi cận Sahara. Họ đang là những người đóng góp đáng kể cho các nền kinh tế quốc gia và tạo ra khoảng 80% việc làm trên toàn khu vực.
Tại một số nước như Ethiopia, Kenya và Uganda, SME sử dụng khoảng 90% dân số. Song, các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực và tài chính so với những công ty lớn hơn. Do đó, không ngạc nhiên khi SME đóng vai trò quan trọng trong chiến lược B2B của những nhà mạng viễn thông châu Phi.
SME chiếm tỷ trọng doanh thu lớn
Đầu tháng 5, Tập đoàn MTN của châu Phi cho biết họ hy vọng phân khúc SME sẽ là nguồn tăng trưởng lớn nhất trong đơn vị kinh doanh, vượt xa tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp lớn trong năm tới. Trong cả năm 2022, các SME dưới 200 lao động đã chiếm 52% doanh thu doanh nghiệp của MTN, trong khi các doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia chiếm 48% doanh thu tập đoàn.

Jens Schulte-Bockum, CEO MTN, cho biết “tính chuyên nghiệp” của các doanh nghiệp SME ngày càng tăng khi họ đang chuyển từ “phi chính thức” sang “chính thức hoá”, đồng nghĩa với việc làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ kỹ thuật số và kết nối.
Khoảng 10% trong tổng số 40 triệu SME ở khu vực này là khách hàng MTN trong lĩnh vực kết nối, đám mây, bảo mật và IoT. Trước tiềm năng của phân khúc rộng lớn, tập đoàn này đã ra mắt hàng loạt dịch vụ như tiền di động (MoMo), siêu ứng dụng Ayoba nhắn tin - chia sẻ nội dung và chuyển tiền, Chenosis thị trường API nhà điều hành và kinh doanh nền tảng cho nhà phát triển.
Doanh nghiệp là một trong những nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng trong chiến lược MTN’s Ambition 2025. Trong cả năm 2022, MTN đã báo cáo doanh thu doanh nghiệp là 21,4 tỷ R21 (1,1 tỷ USD), chiếm 10% tổng doanh thu của Tập đoàn. Đến năm 2025, nhà điều hành đặt mục tiêu doanh thu doanh nghiệp hơn 30 tỷ R, chiếm khoảng 10% -12% tổng doanh thu của Tập đoàn.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Vodacom Business, hoạt động trên bảy thị trường ở châu Phi, đang thực hiện một cách tiếp cận tiếp thị khác cho phân khúc SME, khi nêu bật sự thấu hiểu áp lực kinh tế các doanh nghiệp phải gánh trong giai đoạn hiện nay và định vị dịch vụ của mình là “biến thách thức thành cơ hội”.
Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải hiện nay bao gồm tình trạng thiếu năng lượng và kỹ năng, lạm phát, biến đổi khí hậu và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Phi cận Sahara giảm xuống còn 3,6% vào năm 2022, giảm từ mức 4,1% vào năm 2021. Khu vực này dự kiến sẽ tiếp tục suy thoái kinh tế xuống 3,1% vào năm 2023.

Với khẩu hiệu kinh doanh mới, “Turn to Us” (Hãy đến với chúng tôi), Vodacom khẳng định vai trò tư vấn tin cậy cho các SME. Tương tự như cách làm của Vodafone - cũng là một cổ đông lớn trong Vodacom, nhà mạng này cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật số có tên V-Hub, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu và áp dụng những công cụ kỹ thuật số để phát triển, bảo vệ và duy trì hoạt động kinh doanh. Nhà điều hành cũng cung cấp thị trường kỹ thuật số B2B có tên là Vodacom Trade Direct nơi các doanh nghiệp nhỏ có thể đăng ký bán và mua dịch vụ.
Châu Phi là ngôi nhà của tiền di động, bởi vậy các nhà khai thác viễn thông cũng tìm cách mở rộng các dịch vụ fintech nhằm đáp ứng nhu cầu SME. Theo McKinsey, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một “cơ hội quan trọng chưa được khai thác” trong lĩnh vực thanh toán của khu vực khi nhiều doanh nghiệp chuyển sang thương mại điện tử trực tuyến.
Khảo sát Thanh toán châu Phi gần đây của hãng tư vấn này cho thấy, 92% số người được hỏi dự đoán ít nhất 25% doanh nghiệp SME ở châu Phi sẽ hiện diện trực tuyến trong vòng ba năm tới.
Chẳng hạn, nhà mạng Airtel Africa đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh Airtel Money với mục tiêu trở thành “cửa hàng một cửa” cho các dịch vụ tài chính. Doanh nghiệp này cung cấp ví di động, giải pháp thanh toán cho người bán, giải ngân doanh nghiệp, chuyển tiền quốc tế, cho vay và tiết kiệm. Tính hết năm tài chính kết thúc vào 31/3/2023, Airtel Money ghi nhận khách hàng cơ sở tăng 20,7%, đạt mốc 26,2 triệu người dùng. Lý giải con số tăng trưởng, nhà mạng cho rằng là nhờ sự gia tăng “các đại lý tiền di động” và “hệ sinh thái giao dịch”.
Theo Báo cáo tình hình ngành năm 2023 của GSMA về tiền di động, châu Phi cận Sahara tiếp tục có cơ sở người dùng tiền di động lớn nhất với 763 triệu tài khoản đã đăng ký trong tổng số 1,6 tỷ tài khoản toàn cầu. Và nó vẫn đang phát triển. Số lượng tài khoản tăng 17% vào năm 2022, trong khi ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, tài khoản đã đăng ký tăng 7% lên 59 triệu.
(Theo Inform)

Thanh toán trên xe trở thành cuộc đua mới của các nhà mạng
Thanh toán trên xe bằng thẻ SIM có thể trở thành cuộc đua mới giữa các nhà mạng viễn thông trong bối cảnh doanh thu truyền thống suy giảm.相关文章
Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Zhejiang Professional, 18h35 ngày 28/3: Chiến thắng đầu tay
Pha lê - 27/03/2025 17:02 Nhận định bóng đá g2025-03-31Xe khách bốc cháy dữ dội trên cao tốc
Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
Phạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:05 Kèo phạt góc2025-03-31Trên Twitter, hàng trăm tài khoản đã gắn thẻ Niino trong các bài đăng với từ ngữ gay gắt, kèm biểu tượng cảm xúc nôn mửa.
Theo Niino, Terrace House được biên tập theo chiều hướng tạo ra nhân vật khác với con người thật ngoài đời của anh.
"Tôi ngạc nhiên khi nhiều người đánh giá xấu về tôi chỉ vì hành động trong chương trình. Có nhiều người ủng hộ tôi ngoài đời, và những người bức xúc chỉ chiếm phần nhỏ. Tuy nhiên nếu không thể nghĩ theo hướng tích cực như tôi, bạn sẽ cho rằng mọi người trên thế gian này đều ghét bạn", Niino chia sẻ.
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, có đến 5.100 cuộc gọi đến số điện thoại liên kết với chính phủ Nhật để được hỗ trợ về tình trạng bắt nạt trên Internet.
Bắt nạt trên Internet là thực trạng xảy ra tại nhiều quốc gia. Ảnh: Unicef.
Tình trạng chung tại nhiều nơi trên thế giới
Cái chết của một tài năng trẻ đã khiến toàn xã hội Nhật Bản rúng động, dấy lên làn sóng lên án mạnh mẽ của người dân và giới nghệ sĩ Nhật Bản. Tuy nhiên, đó là thực trạng không chỉ riêng tại Nhật.
Vào năm 2019, Sulli và Goo Hara, 2 nữ ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc đã tự sát sau khi đối mặt những lời chỉ trích gay gắt trên Internet. Trước đó vào tháng 4/2015, người mẫu Cindy Yang (Đài Loan) cũng tự tử vì bị bắt nạt trên mạng.
Bắt nạt trên mạng cũng không chỉ dành cho người nổi tiếng. Theo khảo sát được hãng nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện năm 2018, 17% phụ huynh cho biết con em họ từng bị bắt nạt trên Internet.
Tại Ấn Độ, 37% cha mẹ thừa nhận con họ bị bắt nạt trực tuyến, cao nhất trong số các nước châu Á. Tiếp theo là Trung Quốc (17%), Hàn Quốc (13%) và Nhật Bản (4%). Tuy nhiên Mallory Newall, giám đốc Ipsos, nhiều phụ huynh tại Nhật không biết con em mình bị bắt nạt, vậy nên con số thực tế có thể cao hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của mạng xã hội còn gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Ảnh: Ken Kobayashi.
Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo ra môi trường ai cũng có quyền ý kiến. Joanne Wong, giám đốc Touch Cyber Health, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Singapore, cho biết tính ẩn danh của mạng xã hội khiến người ta thích bắt nạt trực tuyến hơn.
Dữ liệu từ We Are Social, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Anh cho biết tỷ lệ truy cập Internet ở châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 1 là 56% với 2,4 tỷ người dùng. Trong số đó, gần 90% hoạt động trên mạng xã hội.
"Mạng xã hội là một phần quan trọng với cuộc sống nhiều người. Không chỉ để tương tác, đó còn là nơi cho các hoạt động trực tuyến của họ", Poh Yeang Cherng từ hãng tư vấn Kingmaker (Singapore) cho biết.
Đại dịch Covid-19 cũng khiến người ta sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Theo một khảo sát toàn cầu của We Are Social, 50% phụ nữ và 44% nam giới trong độ tuổi từ 16 đến 64 cho biết họ đã dành nhiều thời gian cho mạng xã hội khi phải ở nhà tránh dịch.
Nữ ca sĩ Hàn Quốc Goo Hara qua đời năm 2019 sau cuộc chiến bất thành với những kẻ bắt nạt trên mạng. Ảnh: Reuters.
Cần tăng cường quy định, nhận thức về bắt nạt trên mạng
Cái chết của Kimura và nhiều ngôi sao trẻ đã khơi mào tranh luận về những giải pháp ngăn chặn bắt nạt trực tuyến, chủ đề đang được chính phủ nhiều nước thảo luận.
Tại Nhật Bản, những người bị bắt nạt trực tuyến có thể liên hệ nhà mạng, công ty điều hành website để truy ra IP, tên và địa chỉ kẻ bắt nạt. Tuy nhiên, đa số họ đã từ bỏ bởi phải nộp nhiều đơn kiện khác nhau để tố cáo, cần chờ đến 6-12 tháng, chi phí có thể lên đến một triệu yên (9.300 USD) để có được những thông tin ấy.
Đó là lý do Niino, thành viên tham gia Terrace House không kiện những người chỉ trích mình bởi sẽ tốn nhiều công sức, thời gian lẫn tiền bạc.
Đối mặt những nguy hiểm từ bắt nạt trên mạng, các công ty lớn trong lĩnh vực truyền thông xã hội đã đưa ra những quy định khắt khe hơn.
Vào ngày 26/5, ngay sau cái chết của Kimura, một tổ chức thuộc lĩnh vực truyền thông xã hội tại Nhật tuyên bố rằng những thành viên của tổ chức (Line, TikTok và Twitter Nhật Bản) sẽ cấm người dùng chỉ trích người khác, khóa tài khoản nếu vi phạm.
Tháng 10/2019, các nhà lập pháp Hàn Quốc đã thảo luận việc đưa giáo dục đạo đức trên Internet trở thành môn học bắt buộc tại trường học, cho phép truy tố những kẻ đăng nội dung chỉ trích người khác.
Năm 2014, Singapore đã áp dụng Đạo luật Bảo vệ Quấy rối, nghiêm cấm các hành vi bắt nạt trực tuyến hoặc ngoài đời. Người cố tình vi phạm có thể bị phạt lên đến 3.600 USD, tối đa 6 tháng tù hoặc cả 2.
Tuy nhiên, những quy định trên đã vấp phải yếu tố liên quan đến tự do ngôn luận.
Giáo dục về cách sử dụng Internet là một trong những giải pháp ngăn chặn bắt nạt trên Internet. Ảnh: New York Times.
"Internet nên là nơi để mọi người được quyền tư do bày tỏ quan điểm", Tommy Chan, giảng viên tại Đại học Northumbria (Anh) nói.
Kazuki Kitazawa, luật sư của Cyber Law Japan, nhấn mạnh những quy định cấm bắt nạt trên Internet "nên cân bằng với tự do ngôn luận", khẳng định chúng không thể giải quyết mọi trường hợp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng giải pháp hiệu quả nhất là tăng cường giáo dục về cách sử dụng Internet.
"Mọi người nên được dạy rằng Internet là môi trường công cộng, từng động thái của họ đều được ghi nhận. Nhiều người trẻ không nhận ra những bình luận đăng trên mạng của họ có thể tồn tại mãi", Jun Sakamoto, giáo sư Đại học Hosei (Nhật Bản) chia sẻ.
Bản thân Niino cũng cho rằng giáo dục về việc những bình luận trên mạng có thể làm tổn thương người khác là điều quan trọng.
Theo Niino, mạng xã hội đã trở thành nơi lan tỏa sức mạnh, truyền tải thông điệp tích cực, giúp mọi người chung tay chống lại sự bất công. Điều đó được thể hiện qua những phong trào như #MeToo hay Black Lives Matter.
"Tôi hy vọng mọi người không dùng mạng xã hội để công kích người khác, thay vào đó hãy tận dụng nó để thay đổi xã hội theo hướng tích cực", Niino chia sẻ.
Theo Zing
1,5 tỷ trẻ em có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng
Trẻ em đang tiếp cận Internet ở tuổi ngày càng nhỏ hơn, thời gian lên mạng dài hơn và có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng cao hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
'/>
最新评论