Chiều nay 8/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại điểm trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được đo nhiệt độ trước khi bước vào điểm thi trường THCS Nam Từ Liêm. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, qua thống kê, địa phương 5 học sinh diện F2. Ngoài ra, 68 học sinh đi từ vùng dịch về. Các địa phương đã cho xét nghiệm nếu âm tính sẽ cho dự thi .
Sở GD-ĐT Hà Nội bố trí mỗi điểm thi có 1 phòng thi riêng cho các thí sinh đi từ vùng dịch về, 1 điểm thi cho các thí sinh khi dự thi có các biểu hiện ho, sốt,...
Ngoài ra, điểm thi huyện Đan Phượng có một giáo viên diện F1, Ban chỉ đạo thi đã thay thế tất cả cán bộ, giáo viên của điểm thi này để đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói chuyện với các thí sinh tại điểm trường THCS Nam Từ Liêm |
Cán bộ làm nhiệm vụ tại kỳ thi sát khuẩn tay. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại các điểm thi ở Hà Nội, việc đảm bảo giãn cách và đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay được thực hiện nghiêm túc.
Sát khuẩn tay trước khi vào làm thủ tục dự thi tại trường Phan Đình Phùng - Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Các thí sinh đứng xếp hàng và sát khuẩn tay tại trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội |
Tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), tất cả những thí sinh được đo nhiệt độ trán. Những thí sinh trên 37 độ C sẽ chưa được vào phòng thi.
Tại điểm thi Trường THPT Hợp Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) có 27 phòng thi với 648 thí sinh, 99 cán bộ, nhân viên tham gia công tác trông coi thi.
Thầy Nguyễn Văn Khiết, trưởng điểm thi cho biết, để đảm bảo an toàn cho thí sinh khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngay từ cổng vào, nhà trường đã bố trí 5 cán bộ y tế đến để đo thân nhiệt, chuẩn bị sẵn khẩu trang y tế để phát cho những học sinh quên mang theo.
“Chúng tôi chưa phát hiện ra trường hợp nào có biểu hiện ho, sốt trên 37 độ C. Tại điểm thi cũng chuẩn bị sẵn bình nước đóng chai sẵn, không để thí sinh dùng chung chai, cốc”, thầy Khiết cho biết.
TP.HCM: Không có thí sinh nào phải thi đợt 2
Thí sinh đến làm thủ tục dự thi chiều nay. Ảnh: Thanh Tùng |
Tại TP.HCM có hơn 74.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp được bố trí ở 115 điểm thi. TP đã huy động hơn 10.000 cán bộ coi thi, hơn 4.000 cán bộ chấm thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh: Thanh Tùng |
Thí sinh phải thực hiện khai báo y tế, lịch sử di chuyển, chủ động báo với cha mẹ, thầy cô nếu có dấu hiệu ho, sốt...
Đồng thời, phải đeo khẩu trang trong quá trình di chuyển đến điểm thi và trong thời gian ở điểm thi. Khi vào phòng thi, thí sinh vẫn đeo khẩu trang, đến khi ổn định chỗ ngồi có thể tháo ra nhưng hạn chế tối đa việc nói chuyện. Khi hết giờ làm bài, thí sinh đeo khẩu trang trở lại và rời khỏi điểm thi.
Thí sinh vào phòng làm thủ tục dự thi ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Trước kỳ thi 1 ngày, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức trực tiếp khảo sát một số điểm thi, lưu ý phải đảm bảo tất cả các điều kiện an toàn cho thí sinh.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay tới giờ phút này chưa có thí sinh nào ở TP.HCM phải thi đợt 2.
Đăk Nông: 1 thí sinh được đặc cách tốt nghiệp
Chiều ngày 8/8, tại Đắk Nông, hơn 6.000 thí sinh đã đến 13 điểm thi để làm thủ tục thi. Ngoài phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh này hiện có dịch bạch hầu. Ngay từ cổng, cán bộ y tế đã tiến hành đo thân nhiệt thí sinh.
Các thí sinh cũng được yêu cầu làm lời khai y tế, đeo khẩu trang trong quá trình diễn ra kỳ thi.
Trong thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid- 19 nên tâm lý của các thí sinh cũng khá thỏa mái vì yêu cầu chưa từng có tiền lệ này.
Các thí sinh đến trường thi làm thủ tục tại Đăk Nông. Ảnh: Lê Văn Lệ |
Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, thí sinh Lê Đức Huy – học sinh lớp 12 chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh (huyện Gia Nghĩa) sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp.
Ngày 26/7, Huy đã đi du lịch cùng gia đình từ TP. Đà Nẵng về và tự cách ly tại nhà. Sau đó, em có biểu hiện sốt nên đã đến cơ sở y tế cách ly.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng có giấy xác nhận em Huy không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vì được chẩn đoán “bệnh viêm họng/ theo dõi Covid-19”.
Nam sinh này đủ điều kiện để xét đặc cách tốt nghiệp THPT do đã được công nhận là học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020 và đã được tuyển thẳng vào một số trường đại học.
Năm nay, tỉnh Đắk Nông có hơn 6.200 thí sinh dự thi tại 13 điểm thi. Trong đó, có 18 thí sinh tại huyện Đắk G’long đã tới TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) – địa phương có 3 ca mắc Covid-19 - để ôn thi.
18 em này vẫn sẽ được cho thi vào đợt 1 nhưng sẽ được bố trí phòng riêng với sự trợ giúp của cán bộ y tế.
Ở Cần Thơ, thí sinh đến các hội đồng làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT trong thời tiết nắng ráo.
Tại điểm thi trường THPT Thực hành sư phạm (quận Ninh Kiều), nhiều em tự chạy xe đến làm thủ tục đăng ký mà không cần người thân đưa đón.
Trước khi vào phòng thi, các em được đo nhiệt độ, sát khuẩn. Dưới sân trường, các em thí sinh cùng xem lại giấy báo dự thi, tránh những sai sót trước kỳ thi cuối cùng của cuộc đời học sinh.
Thí sinh tại điểm trường THPT Thực hành Sư phạm Cần Thơ. Ảnh: Hoài Thanh |
Nguyễn Phước An (học lớp 12B2, Trường THPT Thực hành Sư phạm) cho biết: “Tâm lý em rất thoải mái. Em tự tin 100% mình sẽ đậu vào ngành mình yêu thích”.
Nữ sinh Nguyễn Sỹ Hoàng Tiên chia sẻ: “Trước đó, tâm lý em rất căng thẳng, nhưng khi đọc được tâm thư của thầy hiệu trưởng gửi, em đã tự tin lên rất nhiều. Em tin mình sẽ đậu vào ngành quản trị du lịch và lữ hành của Trường ĐH KHXH&NV (TP HCM)”.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, TP Cần Thơ có 10.672 thí sinh đăng ký dự thi, tại 24 điểm thi.
Hải Phòng: Trang bị quần áo phòng dịch cho 41 điểm thi
TP Hải Phòng đã tiến hành khử khuẩn trường thi, phòng thi, vệ sinh môi trường sạch sẽ tại 41 điểm. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TP có 18.586 thí sinh đăng ký dự thi.
Đo thân nhiệt cho học sinh tại điểm thi THPT Tô Hiệu (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ảnh: Hoài Anh |
Mỗi điểm thi được bố trí 2 phòng thi dự phòng, trang bị các máy đo thân nhiệt hiện đại, khẩu trang dự phòng, nước sát khuẩn tay tại các phòng thi. Phương án giãn cách thí sinh được thực hiện nghiêm.
Sở Y tế Hải Phòng đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện phát cho mỗi điểm thi ít nhất 2 bộ quần áo bảo hộ để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Thí sinh xem danh sách phòng thi tại điểm thi trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) lúc 13h30 chiều nay. Ảnh: Phạm Công |
Theo thông tin của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, số lượng đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là 14.600 thí sinh.
Trong đó, số lượng chỉ xét công nhận tốt nghiệp THPT là 6.246 thí sinh (42,7%), xét công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 7.958 thí sinh (54,5%) và chỉ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 397 thí sinh (2,7%).
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: Phạm Công |
Thanh Hóa, tại mỗi điểm thi, các sĩ tử đều được yêu cầu đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn để phòng, chống dịch Covid-19.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Thanh Hóa có 34.923 thí sinh đăng ký dự thi tại 70 điểm thi, 5.403 cán bộ tham gia công tác thi.
Đo nhiệt độ cho thí sinh làm thủ tục thi ở Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương |
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, cho biết, tỉnh này có 16.517 thí sinh tham dự kỳ thi tại 52 điểm thi.
Đợt 1, có 7.549 thí sinh của 12 huyện, thành phố của Quảng Nam dự thi tại 336 phòng thi của 26 điểm thi.
Đợt 2, có 8.969 thí sinh của 6 huyện, thị xã, thành phố đang bị cách ly xã hội dự thi, tại 395 phòng thi của 26 điểm thi.
Hiện tại, Quảng Nam không có thí sinh diện F1 và F2.
Ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho hay năm nay tỉnh có 12.481 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
"Đến nay mọi khâu chuẩn bị của địa phương đã hoàn tất, đảm bảo cho một kỳ thi an toàn. Tính đến ngày 7/8, tỉnh có 29 thí sinh diện F1, F2 sẽ thi trong đợt 2 của kỳ thi THPT. Tuy nhiên, con số này vẫn có thể thay đổi”, ông Phu thông tin thêm.
Trong khi đó, toàn bộ gần 11.000 thí sinh của Đà Nẵng sẽ phải chờ thi đợt 2, dù trước đó, thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng 24 điểm thi với 465 phòng thi tại các trường THCS, THPT.
Lịch thi cụ thể như sau:
Hơn 900.000 thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
Các sở giáo dục và đào tạo, các hội đồng thi thống nhất công bố kết quả thi vào ngày 27/8/2020.
Nhóm PV
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Mới đây, những thông tin cập nhật về cuộc sống của Diệc Đình ở Mỹ lại được chia sẻ mạnh mẽ, một lần nữa làm dậy sóng mạng xã hội quốc gia tỷ dân. Cô gái lập tức trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận gay gắt.
Hình mẫu mọi phụ huynh áp dụng
Vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ 20, không dễ để sinh viên Trung Quốc vào được các trường đại học danh tiếng như Harvard và Yale của Mỹ. Việc Lưu Diệc Đình đỗ vào đại học danh giá hàng đầu thế giới đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn Trung Quốc, đặc biệt là các bậc phụ huynh, theo Tờ 163.
Cha mẹ cô cũng hiểu rõ mong muốn của các bậc phụ huynh Trung Quốc “mong con trai thành rồng” và “con gái thành phượng” nên đã xuất bản cuốn sách “Cô gái Harvard Lưu Diệc Đình” để giới thiệu con đường thành công của con gái. Cuốn sách này ngay lập tức đã trở thành cẩm nang “phải có” trên giá sách của các gia đình.
Theo đó, từ khi sinh con, mẹ của Diệc Đình, bà Lưu Duy Hoa, đã đọc rất nhiều sách nuôi dạy con, tự mình thực hành và ghi chép từng tý một.
Trong cuốn sách này, bà Lưu đã kể lại việc lên kế hoạch chi tiết về lịch trình của con gái mình. Ví dụ như con nên học bò ở tuổi nào, nên học đi ở tuổi nào, nên nói ở tuổi nào và nên học chữ ở tuổi nào. Bà Lưu đưa ra các con số để từ đó, mỗi phụ huynh có thể tự tính cho trường hợp của con mình. Lưu Duy Hoa cũng rèn luyện cho con 5 giác quan và xây dựng nhận thức trước khi đi ngủ.
Dưới sự huấn luyện của mẹ, cô bé Lưu Diệc Đình có thể lật người khi được 4 tháng tuổi và ngâm nga những lời bài hát đơn giản khi được 10 tháng tuổi. Khi lên 4 tuổi, Diệc Đình bắt đầu đi học mẫu giáo. Mẹ kể cho cô nghe những câu chuyện thiếu nhi Trung Quốc và nước ngoài mỗi ngày, đồng thời dạy kèm con vào cuối tuần. Ngoài ra, bà Lưu cũng đưa Diệc Đình ra ngoài trải nghiệm học tập ngoài trời và yêu cầu cô gái nhỏ làm việc nhà như rửa bát, quét dọn từ năm 5 tuổi.
Sau khi vào tiểu học, cha yêu cầu con gái viết nhật ký mỗi ngày. Tại lớp, thành tích của Diệc Đình luôn đứng nhất. Gia đình bà Lưu không ngừng yêu cầu con gái rèn luyện ý chí, thậm chí có phần cực đoan để con thấm nhuần rằng “việc học luôn là điều quan trọng nhất”.
Sau khi chuyển trường, Lưu Diệc Đình chỉ đứng thứ 17 trong kỳ thi và cha mẹ không hài lòng. Để rèn luyện sức chịu đựng của con, người cha dượng đã yêu cầu cô gái nhỏ nắm chặt một viên đá gồ ghề trong tay và giữ trong 15 phút, chịu đựng cơn đau thấu xương cho đến khi cô cảm thấy "những chiếc kim nhỏ nhảy múa trong lòng bàn tay". Hành động này, ngày nay bị quy kết có "xu hướng lạm dụng trẻ em", lại được coi là một hình mẫu giáo dục vào thời điểm đó tại Trung Quốc.
Chính nhiều bậc cha mẹ khác đã áp dụng phương pháp này với niềm tin rằng nếu con cái họ có thể chịu đựng được nhất định sẽ thành công như con gái họ Lưu.
Lời hứa kéo dài hơn 2 thập kỷ
Năm 1993, Lưu Diệc Đình tốt nghiệp tiểu học và được nhận vào trường trung học ngoại ngữ Thành Đô, nơi cô bắt đầu cuộc sống học đường kéo dài sáu năm.
Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh cấp 3, Diệc Đình được nhận vào Trường Trung học Ngoại ngữ Thành Đô như ý nguyện. Năm 1997, trường chỉ có một hạn ngạch trao đổi sinh viên tại Mỹ và Diệc Đình đã xuất sắc giành được. Cô khẳng định bản thân sẽ quay lại Trung Quốc khi nhận được rất nhiều câu hỏi có về nước.
Sau kỳ trao đổi kết thúc, Diệc Đình đã không ngần ngại nộp đơn học thạc sỹ vào Đại học Harvard, Đại học Columbia, Cao đẳng Wellesley và Đại học Monterey với kết quả được nhận vào 4 trường đại học cùng một lúc. Nữ sinh đã chọn “bến đỗ” Harvard với chuyên ngành toán ứng dụng và kinh tế.
Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Lưu Diệc Đình đã không chọn tiếp tục học hay quay trở lại Trung Quốc. Cô quyết định ở lại Mỹ và gia nhập Tập đoàn tư vấn Boston. Sau đó, Diệc Đình kết hôn với bạn trai người Mỹ, nhận được thẻ xanh và trở thành công dân của xứ cờ hoa.
Vào thời điểm đó, dư luận Trung Quốc rất bức xúc vì điều này, cho rằng Diệc Đình quá nổi tiếng ở Trung Quốc và được hưởng nhiều nguồn lực cũng như cơ hội học tập trong nước. Trước khi ra nước ngoài, cô từng hứa về nước cống hiến. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nên tôn trọng quyết định cá nhân và đáng tiếc cho sự mất mát nhân tài.
Sau đó, Lưu Diệc Đình gia nhập bộ phận phát triển chiến lược của PepsiCo, rồi khởi nghiệp thành lập một công ty quản lý quỹ Coalhood Partners tập trung vào đầu tư chứng khoán Trung Quốc. Năm 2016, cô trở thành giám đốc điều hành tại công ty quản lý đầu tư Coalhood Partners.
Hiện tại, Diệc Đình đang hợp tác để mở công ty Hui En Capital, nhằm cung cấp vốn Trung Quốc cho các kênh đầu tư tại Mỹ.
Mới đây, trên mạng xã hội đại lục, một số người bày tỏ sự thất vọng khi thấy Lưu Diệc Đình chỉ có thể trở thành “tầng lớp trung lưu bình thường ở Mỹ”, trái ngược với kỳ vọng của họ rằng cô sẽ đạt được những thành tựu và đóng góp lớn hơn.
Tuy nhiên, một người dùng mạng xã hội Weibo cho rằng “thành công không phải là vào được những trường đại học hàng đầu và kiếm được nhiều tiền. Thành công là quyền được tự do là chính mình và sống một cuộc sống hạnh phúc và bình yên”, theo The South China Morning Post. Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng vẫn nhắc lại việc cô “nuốt lời” và “quên đi nguồn cội”.
Được biết, giai đoạn 1978-2021, Trung Quốc đã gửi 8 triệu sinh viên ra nước ngoài học tập và 5,5 triệu sinh viên trở về nước sau khi tốt nghiệp.
Với tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở nhóm tuổi 16-24 ở mức cao nhất mọi thời đại, các sinh viên đi du học trở về nước sẽ được gọi là “Hải Dai” (rùa biển trở về). Tuy nhiên, những tấm bằng tốt nghiệp ở nước ngoài hiện nay không còn là “tấm vé vàng” thông hành với những người tìm việc tại Trung Quốc.
Tử Huy
" alt=""/>‘Cô gái Harvard’ từng gây bão mạng giờ ra sao?