Đi khám một mình đêm khuya,Đừngđểchamẹphảisốngnhưmộttêntrộmcâuchuyệnkhiếnnhiềungườikhóâm lịch 2024 sợ con cháu biết 11h30 tối, số điện thoại khẩn cấp 120 của bệnh viện ở Hà Nam (Trung Quốc) đổ chuông. Một người phụ nữ gọi đến. Bà có triệu chứng chóng mặt, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn, suy nhược. Sau khi báo địa chỉ, bà nói với nhân viên y tế rằng bà sẽ ngồi sẵn ở cửa để chờ. Đến bệnh viện, sau một hồi thăm khám và hỏi han, bác sĩ biết rằng, bà có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim. Gần đây, do tin vào những lời quảng cáo về những bài thuốc có thể trị tận gốc bệnh cao huyết áp, bà đã nghe theo. Nửa tháng nay bà không dùng các loại thuốc hạ huyết áp do bác sĩ ở bệnh viện kê cho nữa. Khi tình trạng của bà ổn định, bác sĩ yêu cầu bà liên lạc với người nhà càng sớm càng tốt nhưng bà tỏ ra lúng túng. Bà nói rằng mình đã già, không nhớ được số điện thoại của các con, quên mang theo điện thoại di động... Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải sắp xếp một chiếc giường cho bà tạm thời nghỉ ngơi. Nhưng bà không nằm yên, cứ nửa tiếng bà lại đến tìm bác sĩ. Khi thấy bác sĩ đang bận rộn với những bệnh nhân khác, bà lại quay đi. 2h sáng, không có bệnh nhân ở chỗ bác sĩ, bà mới mạnh dạn bước vào phòng. Bà cầu xin bác sĩ giúp bà che giấu tình trạng bệnh của mình. Bà nói, bà có một con trai, một con gái. Con trai bà là sinh viên tốt nghiệp một trường danh tiếng, đã lập gia đình ở Bắc Kinh và đang làm việc ở một công ty nước ngoài. Anh rất bận, sẽ không thể đến được. Con gái bà ở cùng Hà Nam nhưng đã kết hôn mười năm, sinh đôi ba năm trước, mỗi ngày đều bận rộn.
Vào các ngày trong tuần, bà sống một mình và không cho con cái biết về tình trạng bệnh của mình. "Các con bận quá, muốn tôi phải tự chăm sóc tốt cho mình. Vì thế, khi nghe nói, có người có thể chữa dứt điểm bệnh cao huyết áp, tôi đã tin theo. Bây giờ, chúng biết tôi tự đi khám và chữa bệnh theo thầy lang, chúng sẽ trách tôi”, nói xong, bà bật khóc. Khi bác sĩ khuyên bà nên sống với con cháu vì bệnh của bà khá nguy hiểm thì mắt bà lão đỏ hoe. Bà lắc đầu, xua tay, thở dài. Ba năm nuốt giận để tránh mâu thuẫn mẹ chồng con dâu Người phụ nữ kể, khi con dâu sinh con, bà đã dọn đến ở cùng theo yêu cầu để chăm sóc cho con và cháu. Tuy nhiên, vì bà là người nông thôn trong khi con dâu là người thành phố, lại là con một nên hai người có sự khác biệt về suy nghĩ. Khi đi sinh, nàng dâu yêu cầu được tiêm mũi giảm đau. Bà nghe thấy vậy, liền hỏi bác sĩ xem có hại gì cho con không? Con dâu ngẩn ra, vẻ mặt không vui: "Bà không hiểu thì đừng hỏi, đừng chỉ quan tâm đến cháu trai, mặc kệ con dâu chết hay sống”. Bà buột miệng nói thêm 1 câu: “Thôi, đàn bà sinh con thì phải đau. Không đau, làm mẹ sao được?”. Nhưng vì câu nói này mà con dâu giận bà suốt nửa tháng. Khi cháu trai được một tuổi, bắt đầu nói bập bẹ, bà ngày nào cũng ở bên cháu nên đứa trẻ học theo giọng nói của bà, nói phương ngữ Hà Nam. Con dâu rất bực. Cô yêu cầu mẹ học nói tiếng phổ thông, còn không thì nói càng ít càng tốt để đứa trẻ không học theo giọng địa phương của bà. Nhưng đã gần 70 tuổi nên bà không học được tiếng phổ thông, không đổi giọng được. Từ đó bà không dám nói nhiều trước mặt con trai và con dâu.
Có lần, thấy bộ đồ lót mà con trai thay để trong nhà tắm, bà cầm đi giặt giúp thì con dâu bực bội: “Anh ấy có tay chân. Bà đừng giúp. Bà đừng biến anh ấy thành một đứa trẻ khổng lồ nữa?". Từ đó, muốn giặt đồ cho con trai bà đều phải làm một cách bí mật. Cuối cùng, khi cháu trai đã đi học mẫu giáo bà quyết định quay trở lại nhà của mình. Sợ con khổ, mẹ không dám nói lời nào Sau khi bà về quê, con gái đón mẹ đến sống cùng một thời gian, nhưng cuộc sống ở đây càng khiến bà thêm đau lòng. “Con gái tôi đi làm xa, cứ tầm 5h sáng là phải dậy chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, sau đó cháu giặt giũ, gọi con, gọi chồng dậy. Tiếp đó, cháu phải cho hai con đi học rồi mới đi làm, ngày nào cũng vội vã. Buổi chiều chưa hết giờ làm, cháu đã phải xin nghỉ sớm, tức tốc quay lại trường đón con. Về đến nhà, cháu xoay ra vừa nấu nướng vừa hướng dẫn con rửa tay, thay quần áo, làm bài. Con rể thì giao du bên ngoài, hoặc về nhà là nằm quẹt điện thoại, chơi game”, bà kể. "Nhìn con gái bận như chong chóng nhưng tôi chẳng giúp được gì. Đưa cháu đi học thì tôi sợ lạc đường, nấu ăn thì sợ làm cháy", bà nói xong đưa tay lau mắt. Một hôm, cô con gái bị mất bình tĩnh, bật khóc vì nhà cửa bừa bộn, con đi học bị cô giáo nhắc nhở, bản thân bị lãnh đạo phê bình vì đi muộn, về sớm…Thế nhưng, lúc ấy, con rể vẫn ngồi chăm chú chơi game. Nhìn thấy cảnh ấy, bà không kìm được nên đã nói với con rể, bảo cậu dẹp game đi và giúp đỡ vợ. Con rể không nói gì nhưng hôm sau cậu không về nhà nữa. Thấy vậy, cô con gái nói với mẹ bằng giọng bực bội: “Mẹ cứ lo cho mẹ đi, để yên chuyện của con”. Từ đó, bà không dám hé răng nói chuyện gì. Bà chỉ sợ, bà càng nói thì hậu quả càng xấu. Cuối cùng, để bớt gánh nặng cho con, bà trở về nhà của mình. Giọt nước mắt của mẹ Rạng sáng, bà mới nói với bác sĩ số điện thoại của các con. Cô con gái nhanh chóng đến bệnh viện nhưng sau khi hỏi thăm tình trạng của bà, cô tức giận và bật thành tiếng: "Mẹ nghĩ gì mà tin lời những những kẻ dối trá và những bác sĩ lang thang. Nếu những người đó mà chữa được khỏi bệnh thì cần gì đến bệnh viện? Con đã vất vả mà mẹ còn không lo được cho mẹ. Mẹ làm khổ các con rồi”. Người con trai thì gọi điện than thở: "Vốn định đi công tác rồi mà đành phải hủy, giờ mua vé tàu về đi khám cho mẹ. Chẳng phải chỉ là cao huyết áp thôi sao. Uống thuốc đúng giờ là được. Sao có chuyện đơn giản như vậy mà mẹ cũng không làm tốt?”. Sau khi nghe lời khiển trách, người mẹ cúi gằm mặt. Bà thấy mình giống như một tên trộm đã cướp đi thời gian, tương lai và tiền bạc của các con. Bà rất xấu hổ và không thể tha thứ cho mình… Khi con cái đã trưởng thành, mỗi người sẽ có những mối lo như: con cái, công việc, hôn nhân... Do đó, họ sẽ rất bận rộn và thậm chí bị khủng hoảng. Nhưng lúc này, cha mẹ của họ cũng đã già và cần sự chăm sóc của con cái nhất. Với người già, những gì họ nhìn thấy, những gì họ nghĩ trong lòng và những gì họ nói trong miệng sẽ thường xoay quanh các con, cháu. Nhưng vì những mối lo riêng, con cái chỉ sẵn sàng dành thời gian, sự kiên nhẫn, sức lực cho con cái, công việc, tương lai, liên lạc ... của mình chứ không có bố mẹ. Vì vậy, có bao nhiêu bậc cha mẹ đang phải sống như những tên trộm, chỉ có thể đánh cắp thời gian, sự kiên nhẫn và sức lực của bạn một cách lặng lẽ với cái giá là bạn không thích và sẽ khiển trách. *Câu chuyện được kể bởi một bác sĩ ở Hà Nam, Trung Quốc Cụ ông 82 tuổi kết hôn, nghẹn ngào nhận ra người vợ cưới 60 năm trướcKhi tìm hiểu thông tin để làm thủ tục kết hôn, cả hai mới giật mình nhận ra bên kia chính là người chồng/người vợ mà họ đã cưới cách đây 60 năm. |