Từ tháng 8, Tòa án nhân dân Quận 10, TP.HCM đã thụ lý đơn kiện của nguyên đơn là 60 phụ huynh có con học tại các trường thuộc Hệ thống Trường quốc tế Việt Úc, thuộc sở hữu của Công ty CP Giáo dục quốc tế Việt Úc (VAS).Gửi đơn đến tòa án, các phụ huynh yêu cầu VAS tính lại học phí trực tuyến; Trả lại tiền học phí trong thời gian học bù không cần thiết từ ngày 1 đến ngày 15/7/2020; Chấm dứt hợp đồng dịch vụ với VAS, đề nghị trả lại học bạ, hoàn tiền học phí đã nộp nhưng chưa sử dụng.
 |
Phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc bất bình học phí (Ảnh: Lê Huyền) |
Ngày 28/10, luật sư Nguyễn Việt Hà, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích cho VAS đã có thư kiến nghị gửi Tòa án nhân dân Quận 10, TP.HCM.
Trong đơn, luật sư Nguyễn Việt Hà cho rằng các nguyên đơn kiện VAS là sai đối tượng vì từng trường học thuộc hệ thống VAS đều có pháp nhân độc lập. Luật sư Hà cũng đề nghị toà xem xét tư cách người đại diện của các nguyên đơn.
Đồng thời, luật sư Hà đề xuất xử kín vụ án.
“Xét thấy vụ án có liên quan trực tiếp đến các con của các nguyên đơn là học sinh của các trường nên việc xử kín là cần thiết để bảo vệ người chưa thành niên, tránh gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của học sinh. Đồng thời vụ án cũng liên quan đến thông tin tài chính của trường, do đó VAS đề nghị tòa xem xét xử kín vụ án”- đơn gửi tòa của luật sư Việt Hà nêu rõ.
Phụ huynh muốn xử công khai
Mới đây, bà Nguyễn Ja Pan, người đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn trong vụ tranh chấp với Công ty CP Giáo dục Quốc tế Việt Úc cũng có Thư kiến nghị gửi Tòa án nhân dân Quận 10. Trong thư, bà Nguyễn Ja Pan khẳng định các nguyên đơn đã khởi kiện đúng đối tượng, bị đơn trong vụ án này là “Công ty CP Giáo dục Quốc tế Việt Úc” (VAS).
Bà Nguyễn Ja Pan cũng đề xuất xét xử công khai để làm tiền lệ. Theo bà Nguyễn Ja Pan, Khoản 2 Điều 15 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín”. Do đó, theo bà, nếu cần thiết các nguyên đơn sẽ tự yêu cầu với Tòa án.
“Việc luật sư cho rằng xét xử kín để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của các con, nếu phía bị đơn quan tâm đến tâm lý của các con đã không ra các công văn ngừng cung cấp dịch vụ, không nhận các con tiếp tục theo học tại trường và giải quyết sự việc một cách thiện chí, chứ không để phụ huynh phải căng băng - rôn, khẩu hiệu ngay dưới cổng trường nhiều ngày nhưng cuối cùng sự việc vẫn phải đưa ra tòa giải quyết".
Bà Nguyễn Ja Pan cũng cho rằng, các thông tin trong vụ án chỉ liên quan đến biểu phí, cách tính học phí của các trường, các thông tin này đều đã được công khai trên website của các trường, cũng như được công khai gửi đến các phụ huynh có con học hoặc có ý định học tại các trường. Do đó, nếu vụ án được xét xử công khai thì cũng không ảnh hưởng đến thông tin tài chính của VAS.
“Vụ án cần phải được xét xử công khai, minh bạch để làm tiền lệ, vì vụ án liên quan đến các bất đồng trong vấn đề tài chính mà cụ thể ở đây là việc tính và thu học phí học online trong giai đoạn dịch Covid -19 của các trường quốc tế được vận hành bởi các tổ chức tư nhân. Vấn đề học và thu học phí online cũng cần có quy định thống nhất vì có thể trong thời gian tới học online sẽ là xu hướng”-bà Nguyễn Ja Pan nêu quan điểm.
Trao đổi với VietNamNet sáng nay (15/12), bà Nguyễn Ja Pan cho hay, hiện tòa án vẫn đang xem xét và chưa có quyết định xét xử.
Nguyên nhân gây tranh cãi
Tháng 4/2020 - thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trường Việt Úc cho học sinh nghỉ học và chuyển qua học online. Lúc này, nhiều phụ huynh có con học ở VAS bất bình vì tuy học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào.
Sau đó, ban điều hành trường này cho hay, trường sẽ trở lại hoạt động ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các cơ quan chức năng cho phép mở cửa, trường sẽ chỉ tính chi phí ăn uống và xe đưa đón của học sinh theo thực tế. Về học phí, VAS giải thích, nhà trường vẫn đang duy trì các hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến cùng các hoạt động hỗ trợ khác.
Trước phản ứng của phụ huynh, sau đó VAS tạm ngừng thu tiền ăn và xe đưa đón. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn tiếp tục phản ứng, nên ngày 2/5, VAS đã có thông báo mới về chương trình học phí năm học 2019-2020. Trong đó, quyết định không thu học phí với cấp mầm non trong thời gian nghỉ dịch theo quy định của Nhà nước. Đối với cấp Tiểu học và Trung học, giảm 70% học phí trong thời gian nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định. Ngoài ra, trường không thu các khoản phí khác, bao gồm phí ăn uống, xe đưa đón học sinh trong giai đoạn nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định.
Tuy nhiên, liên tiếp các ngày 9/5 và 14/5, hơn 200 phụ huynh đã tập trung căng băng - rôn, yêu cầu VAS đối thoại nhưng bất thành.
Sau đó, phía VAS thông báo ngừng tiếp nhận một số học sinh trong năm học 2020- 2021 do “không thể đạt được sự đồng thuận với một số phụ huynh".
Lê Huyền

Cuộc đối thoại bất thành lần 2 của phụ huynh trường quốc tế
- Ngày 14/5, hàng trăm phụ huynh tới Trường Dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) với mong muốn đối thoại.
" alt="Phụ huynh phản đối đề xuất xử kin vụ kiện Trường Quốc tế Việt Úc"/>
Phụ huynh phản đối đề xuất xử kin vụ kiện Trường Quốc tế Việt Úc

-Lo ngại trước tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông, ngoài việc đề nghị dừng cấp phép cao ốc ở các quận nội đô, cử tri Hà Nội đề nghị thành phố xem xét việc cấp phép xây chung cư ở các ngõ. Đặc biệt, đề nghị thành phố thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại.Thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến
Trong văn bản do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký về việc trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV) theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nhiều câu hỏi được đề cập xung quanh việc quản lý đô thị hiện nay của Hà Nội.
 |
Cử tri quận Long Biên lo ngại việc xây các toà chung cư cao tầng quy mô lớn dẫn đến quá tải hạ tầng. Cử tri Hà Nội đề nghị thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của dân trước khi duyệt các dự án chung cư thương mại. |
Theo phản ánh của cử tri quận Long Biên, hiện 2 tòa nhà chung cư cao tầng MIPEC thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm (quận Long Biên) đã được xây dựng với quy mô lớn. Mặt khác, trên địa bàn phường này một số chung cư mới đang tiếp tục được triển khai xây dựng (như chung cư tại ngõ 298) khi cư dân về ở các khu nhà này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông.
Các cử tri quận Long Biên, đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận Long Biên và phường Ngọc Lâm. Đồng thời thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại
Lý giải phản ánh trên của cử tri, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, theo định hướng tại quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2000 được Thành phố phê duyệt tại quyết định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014, khu vực thực hiện dự án xây dựng toà nhà cao tầng MIPEC tại phường Ngọc Lâm và dự án Trung tâm thương mại, văn phòng chọ thuê và căn hộ IDB tại ngõ 298, phường Ngọc Lâm có chức năng sử dụng là đất hỗn họp (được bố trí các công trình có chức năng: thương mại, dịch vụ, văn phòng, ở,..) do vậy, việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình nêu trên là phù hơp quy hoạch được duyệt.
 |
Các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tại Khu Đoàn Ngoại giao tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ. |
Lãnh đạo thành phố cũng lý giải, các khu vực đề nghị điều chỉnh quy hoạch đô thị thuộc địa bàn quận Long Biên đều tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh, chính quyền địa phương trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt. “Ý kiến cộng đồng dân cư là một trong các cơ sở để UĐND Thành phố xem xét, quyết đinh nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị, do đó việc công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi phê duyệt luôn được UBND các phường, UBND quận Long Biên phối hợp thực hiện nghiêm túc”, lãnh đạo Hà Nội nêu rõ.
Không phải hỏi hời hợt mà nói là điều tra
Những ngày qua, câu chuyện thay đổi quy hoạch tại Khu Đoàn Ngoại giao (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) được cư dân rất quan tâm.
Như VietNamNet đã thông tin, sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao.
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Trong đó có ô đất tăng gấp đôi mật độ xây dựng, tăng 3-4 lần tầng cao công trình.
Việc điều chỉnh này khiến cư dân tại đây lo lắng khi điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
 |
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao lo lắng cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô. |
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao cho biết: “Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị theo cư dân biết đều được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng những dân cư đó là ai khi mà nhiều cư dân đang sống tại KĐT gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này”.
Trong khi đó, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư dự án khẳng định dự án Khu Đoàn Ngoại giao cho biết đã thực hiện theo quy định trong đó có ý kiến của cư dân.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 26/9/2016, Ban Quản lý các dự án Phát triển nhà và đô thị (đại diện chủ đầu tư Hancorp) đã có buổi làm việc với UBND phường Xuân Tảo về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao.
Ban quản lý phối hợp cùng UBND phường Xuân Tảo tổ chức trưng bày công khai hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất nêu trên tại trụ sở UBND phường Xuân Tảo từ ngày 27/9- 27/10/2016 (30 ngày).
Đến ngày 4/11/2016, đã có buổi làm việc về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc các ô đất ĐMKT1, CC2, CC3-4, CC5 thuộc dự án Khu Đoàn Ngoại giao. Tham gia buổi làm việc có 29 thành viên trong đó có đại diện UBND phường Xuân Tảo, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Xuân Tảo, đại diện tổ dân phố I, II; các bộ Ban quản lý các dự án (đại diện chủ đầu tư) và 10 hộ dân.
Biên bản làm việc ghi rõ: “Ý kiến các hộ dân tham gia cuộc họp: Thống nhất với nội dung của phương án điều chỉnh. Tuy nhiên phải điều chỉnh theo đúng quy định và quy trình của pháp luật đảm bảo quyền lợi của người dân”.
Trao đổi về việc lấy ý kiến cộng đồng khi phê duyệt, điều chỉnh dự án TS Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, việc quy hoạch xây dựng được điều chỉnh là chuyện bình thường, mục đích để phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Việc lấy ý kiến cộng đồng cũng đã được quy định.
“Việc lấy ý kiến phải được công khai có thể dán trên bảng thông báo. Phải xác định ở đây đối tượng hỏi lấy ý kiến là những ai. Anh hỏi biết thế nào là đa số, thiểu số. Đây là chuyện lớn, là cả một vấn đề điều tra xã hội học. Không phải hỏi hời hợt một vài người mà nói là điều tra” – ông Liêm nói.
Ông Liêm cũng nhấn mạnh: “Khi hỏi ý kiến cộng đồng phải phân tích chứ không phải hỏi cho có. Phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải mang tính hình thức. Nếu tốt thì sao dân phản đối được. Đó cũng là điều mà các cơ quan quản lý phải xem xét”.
Nêu kiến nghị của cư tri Hà Nội đề nghị thành phố thực hiện nghiêm việc công khai lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt các dự án chung cư thương mại, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu ý kiến: “UBND TP cần nghiêm túc nhìn lại chuyện này. Qua dân cư phản ánh HĐND TP phải lên tiếng giám sát, đòi hỏi phải xem xét lại, báo cáo tình hình”.
Hồng Khanh

Bộ Xây dựng chỉ đạo Hà Nội xem xét kiến nghị của cư dân Khu Đoàn Ngoại giao
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản chuyển đơn của các cư dân tại dự án Khu Đoàn Ngoại giao đến UBND TP Hà Nội để xem xét theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định.
" alt="Khu Ngoại giao đoàn lấy ý kiến cộng đồng cư dân như thế nào?"/>
Khu Ngoại giao đoàn lấy ý kiến cộng đồng cư dân như thế nào?