当前位置:首页 > Bóng đá > Rút ngắn thời gian đào tạo bác sĩ đa khoa?

Rút ngắn thời gian đào tạo bác sĩ đa khoa?

2025-01-18 14:40:08 [Giải trí] 来源:NEWS

Thời gian đào tạo đại học y khoa sẽ kéo dài 5 năm thay vì 6 năm như hiện tại. Người tốt nghiệp ĐH y dược phải trải qua một kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ và sau đó phải có thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước khi được hành nghề khám chữa bệnh.

Đó là những điểm mới trong Khung giáo dục quốc dân trong lĩnh vực y tế do Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đề xuất,útngắnthờigianđàotạobácsĩđnay có mưa không được nêu ra tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường y dược Việt Nam chiều ngày 26/8.

Đào tạo đại học y dược từ 3-5 năm

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016 đã quy định thời gian đào tạo ĐH là từ 3-5 năm. 

{ keywords}

Khung cơ giáo dục quốc dân trong lĩnh vực y tế

Trên cơ sở đó, ông Lợi đề xuất, thời gian đào tạo đại học y dược sẽ phân thành 2 loại: Loại 1 sẽ kéo dài 4 năm đối với các ngành điều dưỡng, y tế công cộng, kỹ thuật y học và các hệ cử nhân khác.

Loại 2 là ngành y khoa, răng hàm mặt và dược sẽ có thời gian đào tạo là 5 năm(tối thiểu là 150 tín chỉ) tương đương trình độ bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia (tương đương thạc sĩ). 

Ngành y học cổ truyền và y học dự phòng sẽ không đào tạo thành mã ngành riêng như hiện nay nữa.

Theo đề xuất này, những người tốt nghiệp ĐH y dược sẽ phải trải qua kỳ thi cấp quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề sau đó phải trải qua thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm tùy theo từng ngành trước khi được hành nghề chính thức.

Cụ thể, với các ngành điều dưỡng, kỹ thuật y học,… sẽ có thời gian thực hành là 1 năm. Còn đối với ngành y khoa, răng hàm mặt và dược thì thời gian thực hành sẽ kéo dài tới 3 năm.

Một điểm mới trong đề xuất của đại diện Bộ Y tế là tiêu chuẩn đầu vào đối với tất cả các cấp đào tạo y dược (từ trung cấp trở lên) đều phải là tốt nghiệp THPT (hết lớp 12).

Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến của thành viên hội đồng đều cho rằng, không nên rút thời gian đào tạo các trường y và thậm chí kể cả dược xuống 5 năm, mà nên giữ thời gian 6 năm.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, trên thế giới hiện có 3 mô hình chủ yếu về đào tạo y khoa, gồm: mô hình 4+4 của Mỹ, 5 năm của Anh và một vài nước, còn lại 6 năm là mô hình phổ biến. 

"Tôi vẫn đề nghị đào tạo y khoa phải đào tạo 6 năm. Trong bối cảnh đào tạo ĐH ở nước ta vẫn còn một số nội dung bắt buộc không thể bỏ đi được mà lại cắt giảm thời gian đào tạo thì không ổn" - ông Hinh nói. 

"Trong lịch sử đào tạo y khoa của chúng ta, ngay cả trong những năm chiến tranh ác liệt nhất cũng chỉ có 1-2 khóa đào tạo y khoa 5 năm. Sau đó, các thầy yêu cầu làm lại đúng chương trình 6 năm cho đến tận ngày hôm nay".

Còn ông Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng nhận định, hiện nay các trường đang đào tạo y đa khoa 6 năm, các nước cũng đều đào tạo 6 năm. Do đó, nếu Việt Nam lại rút xuống 5 năm thì sẽ không hội nhập. 

Ông Nguyễn Minh Lợi giải thích, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được ban hành. Hiện tại, Luật Giáo dục Đại học cũng đang được sửa đổi và nếu vào năm 2018, quy định này được luật hóa thì thời gian đào tạo các trường ĐH y dược đương nhiên phải là 5 năm.

Bên cạnh đó, theo ông Lợi, không nên tiếp cận theo cách thời gian đào tạo ĐH y dược là bao lâu mà phải tiếp cận theo hướng, để trở thành bác sĩ thì phải học bao lâu. Theo đó, thời gian để một người trở thành bác sĩ theo đề xuất mới vẫn phải mất 8 năm trong khi hiện tại mất khoảng 7,5 năm.

{ keywords}
Hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y dược Việt Nam ngày 26-27/8

Trong khi đó, ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM đề xuất nên tách thời gian đào tạo ở các trường ĐH y dược thành 2 hệ: Hệ 4 năm dành cho cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học và hệ 4+2 (4 năm cộng 2 năm) cho y khoa, răng hàm mặt và dược. 

Sau khi kết thúc 4 năm thì những người học y khoa sẽ được cấp bằng cử nhân y khoa, sau đó phải học thêm 2 năm nữa để được cấp bằng bác sĩ y khoa. Lúc này, trình độ của người tốt nghiệp bác sĩ y khoa sẽ tương đương với trình độ thạc sĩ trong khung trình độ quốc gia.

Phải thi chứng chỉ hành nghề ngay sau tốt nghiệp

Bên cạnh thời gian đào tạo, việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề do Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức là chủ đề được bàn luận sôi nổi tại hội nghị hội đồng các hiệu trưởng trường y dược.

Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, sinh viên y khoa sau khi học 6 năm trong trường, thực hành 18 tháng trong bệnh viện sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề 1 lần và có giá trị vĩnh viễn.

Trong bối cảnh đào tạo y khoa hiện nay, việc tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ, dược sĩ  là rất cần thiết để đảm nâng chất lượng đầu ra, đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 75, quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế vừa ban hành hồi tháng 6 vừa qua.

"Hiện nay, Lào và Campuchia cũng đã có quy định rồi, chỉ có Việt Nam là vẫn chưa có" - ông Cường cho hay.

{ keywords}
Một giờ học của sinh viên ngành y

Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia để chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi này. Kết quả của cuộc thi sẽ là căn cứ để Cục Quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ có thể chỉ có giá trị trong 5 năm chứ không phải là vĩnh viễn như trước đây.

Thời điểm thi sẽ được thực hiện ngay sau khi sinh viên y khoa vừa tốt nghiệpđể đảm bảo sàng lọc đối tượng được tham gia giai đoạn thực hành nghề nghiệp sau đó. Bên cạnh đó, gọi là kỳ thi quốc gia nhưng không phải là tổ chức thi trong cùng 1 ngày mà mỗi năm sẽ tổ chức 3-4 lần, tại nhiều nơi khác nhau, chỉ sử dụng chung một quy chế.

Mặc dù hầu hết thành viên hội đồng đều tán thành về sự cần thiết phải có một kỳ thi cấp quốc gia, song cũng có nhiều câu hỏi về những chi tiết kỹ thuật của kỳ thi này.

Chẳng hạn, ông Nguyễn Đức Hinh đặt câu hỏi, kỳ thi này được gọi là kỳ thi cấp quốc gia cho cả các trường công lập và ngoài công lập, nhưng những trường đào tạo đặc thù như quân y thì có phải thi không? Ngoài ra, hiện nay chúng ta có rất nhiều hệ đào tạo từ liên thông, chuyên tu, cử tuyển thì sẽ áp dụng như thế nào?

Ông Hinh cũng đặt ra tình huống, nếu tới năm 2020 tổ chức kỳ thi cấp quốc gia mà có tới 50% bác sĩ tốt nghiệp của một trường nào đó không qua được kỳ sát hạch này thì sẽ giải quyết ra sao?

Còn ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Thái Bình thì băn khoăn, kỳ thi này nên là "sau tốt nghiệp" hay "ngay sau tốt nghiệp" vì sẽ có những thí sinh chưa có nhu cầu hành nghề ngay. 

Bên cạnh đó, hiện nay, các trường đều chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, tiến tới sẽ bỏ kỳ thi tốt nghiệp, nay lại có thêm một kỳ thi quốc gia ngay sau tốt nghiệp thì liệu có giống một kỳ thi tốt nghiệp khác và sẽ tạo ra thêm thủ tục cho sinh viên không?

Trả lời những vấn đề do các hiệu trưởng đặt ra, ông Lê Quang Cường cho rằng, hiện nay chúng ta có nhiều hình thức đào tạo khác nhau nhưng cuối cùng bằng vẫn là bằng bác sĩ. 

"Bao nhiêu phần trăm bác sĩ ra trường sau 6 năm học đại học biết đặt ống thông dạ dày dù đây là công việc của một y tá? Bao nhiêu phần trăm sinh viên được 1 lần trong 6 năm học được một mình đỡ đẻ?" - ông Cường đặt câu hỏi. "Do đó, chứng chỉ hành nghề là cái tối thiểu phải đạt được trước khi một bác sĩ sau khi tốt nghiệp được sờ vào người bệnh".

"Quan điểm của Bộ Y tế là đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trước đây chúng ta chỉ tập trung để tạo ra số lượng, bây giờ chúng ta phải tập trung cho chất lượng dù điều này sẽ rất khó khăn" - ông Cường khẳng định.

Dự án 101 triệu USD cho đào tạo nhân lực y tế
Theo thông tin từ Bộ Y tế, một dự án với tổng nguồn vốn 101 triệu USD vay từ WorldBank cho giáo dục đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế đang được triển khai từ 2014-2020.
Theo đó, dự án sẽ triển khai trên 4 trụ cột chính gồm: Đổi mới chương trình dựa trên chuẩn năng lực để tạo ra sinh viên tốt nghiệp theo định hướng thực hành phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; Phát triển giảng viên y khoa được đào tạo ở trường ĐH và bệnh viên để giảng dạy y khoa theo định hướng nghề nghiệp; Xây dựng một khung chất lượng quố gia cho giáo dục y tế; Các quy chế, chính sách về nhân lực y tế, ngân hàng câu hỏi tiến tới thi cấp chứng chỉ hành nghề.

Lê Văn

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读