
Trang web của nhà nghiên cứu bảo mật Mathy Vanhoef (www.krackattacks.com) hôm nay 16/10 đã công bố một nhóm lỗ hổng trong giao thức WPA/WPA2, một giao thức được coi là an toàn nhất cho mạng không dây (Wi-Fi) hiện nay, cho phép thực hiện kỹ thuật tấn công KRACKs (Key Reinstallation Attacks). 
Cụ thể, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung các gói tin mà trước đây được cho là an toàn.
Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua mạng không dây.
Nó tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wi-Fi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công.
Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.
Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wi-Fi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.
Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dùng thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wi-Fi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới. Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web. Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.
Đối với các cơ quan, tổ chức, cần cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng; Chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới. Liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.
Trong trường hợp cần thiết, có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vnđể được phối hợp, hỗ trợ.
H.N.
 Điện thoại Android lại đối mặt với mã độc tống tiền mớiCác chuyên gia bảo mật tại ESET vừa phát hiện loại mã độc tống tiền mới đang tấn công dòng thiết bị android với tốc độ nhanh chưa từng có. " alt="Nguy cơ mất an toàn thông tin các thiết bị sử dụng Wi"/>
Nguy cơ mất an toàn thông tin các thiết bị sử dụng Wi
 Dù mức độ tin cậy thấp hơn nhiều so với phương tiện truyền thông truyền thống, mạng xã hội vẫn là nguồn cung cấp tin tức phổ biến nhất với người dân. (Ảnh: PA)Khảo sát do UNESCO ủy quyền thực hiện tại 16 quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới – với tổng số 2,5 tỷ cử tri - cho thấy nhu cầu về quy định hiệu quả đã trở nên cấp bách như thế nào. 8.000 người đến từ các nước như Áo, Croatia, Mỹ, Algeria, Mexico, Ghana và Ấn Độ chỉ ra 56% người dùng Internet tiếp nhận tin tức chủ yếu từ mạng xã hội, cao hơn nhiều so với truyền hình (44%) hay các website truyền thông (29%). Mạng xã hội là nguồn tin lớn nhất tại gần như mọi quốc gia, bất chấp mức độ tin tưởng trong thông tin mà nó cung cấp thấp hơn đáng kể so với các phương tiện truyền thông truyền thống: 50% so với 66% của truyền hình, 63% của đài phát thanh, 57% của ứng dụng và website truyền thông. Tại tất cả 16 nước, 68% người được hỏi nhất trí mạng xã hội là nơi phát tán tin giả rộng rãi nhất, tiếp đến là ứng dụng nhắn tin (38%). Thông tin sai sự thật được xem là mối đe dọa cụ thể, 85% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của nó. 87% tin rằng nó tác động lớn đến đời sống chính trị quốc gia và đóng góp vai trò trong cuộc bầu cử năm 2024. Phát ngôn thù địch cũng đang lan truyền phổ biến: 67% từng chứng kiến trên mạng. 88% người được hỏi muốn chính phủ và các nhà quản lý xử lý cả hai vấn đề, 90% muốn các nền tảng hành động. Mathieu Gallard – Giám đốc Ipsos, đơn vị được UNESCO ủy quyền thực hiện khảo sát – nhận xét mọi người đều rất lo lắng về thông tin sai sự thật, dù họ sống ở nước nào và tuổi tác, học vấn ra sao, nông thôn hay thành thị. Họ đặc biệt lo ngại trong thời gian diễn ra bầu cử và mong muốn mọi bên liên quan xử lý vấn đề. UNESCO đã công bố kế hoạch chống lại thông tin sai sự thật dựa trên 7 nguyên tắc chính, là kết quả từ quy trình cố vấn “chưa từng có” trong hệ thống Liên Hợp Quốc, thu hút hơn 10.000 đóng góp từ 134 quốc gia trong 18 tháng. Theo UNESCO, các cơ quan quản lý công độc lập và có nguồn lực tốt phải được thiết lập ở mọi nơi và nên hợp tác cùng nhau như một phần trong mạng lưới lớn hơn nhằm ngăn chặn các tổ chức kỹ thuật số tận dụng khác biệt pháp lý giữa các nước. Các nền tảng phải kiểm duyệt nội dung hiệu quả trên quy mô lớn, tại mọi khu vực và mọi ngôn ngữ,“có trách nhiệm giải trình và minh bạch liên quan đến các thuật toán gia tăng tối đa tính tương tác mà hy sinh thông tin đáng tin cậy”. Nhà chức trách và nền tảng phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn – bao gồm đánh giá rủi ro, báo cáo nội dung, minh bạch hơn nữa xoay quanh quảng cáo chính trị - trong suốt thời gian bầu cử và khi có khủng hoảng như xung đột vũ trang, thảm họa. (Theo The Guardian) Xử lý thông tin sai sự thật, tin nhắn rác đã có chuyển biến tích cựcTheo đại biểu Quốc hội, việc xử lý quảng cáo trên nền tảng số, các thông tin sai sự thật, tin nhắn rác và giải pháp thực hiện nghị quyết của Quốc hội tại phiên chất vấn kỳ 4 đến nay đã có những chuyển biến tích cực và được đánh giá cao." alt="Hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng"/>
Hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng
Nhận định, soi kèo U19 Áo vs U19 Đan Mạch, 21h00 ngày 25/3: Trận chiến sống còn
 - Thí sinh cần lưu ý một số điểm mới trong quá trình thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.Bộ GD-ĐT cho biết, ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thời gian giữa các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp năm nay sẽ rút ngắn từ 20 phút xuống còn 10 phút. Như vậy, quy định về thời gian này giảm đi một nửa so với năm 2017. Cùng đó, Bộ yêu cầu cán bộ coi thi phối hợp với cán bộ giám sát chỉ cho từng thí sinh có nhu cầu đặc biệt ra ngoài phòng thi để đảm bảo không xảy ra rối loạn và tránh những tiêu cực có thể phát sinh.  | Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, trong suốt thời gian thi bài thi tổ hợp, thí sinh không được ghi chép các nội dung hoặc để lại các dấu hiệu liên quan đến bài thi, đề thi ra các giấy tờ, tài liệu, vật dụng… nào khác ngoài bài thi, giấy nháp có chữ ký của cán bộ coi thi. Các cán bộ coi thi cũng có trách nhiệm phải kịp thời thu giữ các giấy tờ, tài liệu, vật dụng… này nếu phát hiện vi phạm. Điều này được cho là nhằm khắc phục hiện tượng thí sinh chép đề thi môn trước rồi tranh thủ thời gian môn sau để làm bài đã từng xảy ra trong mùa thi 2017. Thí sinh cũng cần lưu ý, khi đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ để xét công nhận tốt nghiệp THPT thì bắt buộc phải thi cả 2 bài thi này. Nếu bỏ 1 trong 2 bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh được bảo lưu điểm thi của bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và bảo lưu điểm thi của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 nếu bài thi, môn thi đạt từ 5 điểm (theo thang điểm 10) trở lên để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018. Tuy nhiên, thí sinh lưu ý chỉ được bảo lưu kết quả toàn bài thi tổ hợp nếu điểm toàn bài đạt từ 5 điểm (theo thang điểm 10) trở lên và điểm các môn thi thành phần trong bài thi đều lớn hơn 1 điểm (theo thang điểm 10). Khi đăng ký bảo lưu điểm bài thi tổ hợp nào, thí sinh phải ghi đủ điểm của tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó trong Phiếu đăng ký dự thi. Một trong những điểm mới nữa mà thí sinh cần lưu ý là bài thi tự luận sẽ được chấm theo thang điểm 10, tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân (năm 2017 làm tròn đến 0,25). Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 24/6 đến ngày 27/6/2018 trên toàn quốc. Thanh Hùng  Đề thi THPT quốc gia có câu hỏi mang tính định hướng thí nghiệm, thực hànhĐề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ xuất hiện những câu hỏi mang tính định hướng thí nghiệm, thực hành của học sinh. Do đó những trường nào bỏ phần này, thí sinh sẽ khó khăn hơn khi thi. " alt="Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018"/>
Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018
  | Sách Chiến đạo-Làm chủ tương lai & Kiến tạo sựnghiệp. Ảnh: NXB Kim Đồng. |
Người trẻ phải tự tìm con đường của riêng mìnhTác giả Đỗ Thùy Dương làm việc trong ngành phát triển tài năng và xây dựng năng lực lãnh đạo. Bà đã gặp gỡ và trò chuyện với nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi 16-30, lắng nghe suy nghĩ và trăn trở của họ. Đúc rút kinh nghiệm bản thân, tác giả cho rằng bài học quan trọng nhất cuộc đời là mỗi người phải tự đi con đường riêng của mình, bằng phương tiện và khả năng riêng. Trên con đường đó, thay vì tìm kiếm những "ngôi sao sáng", khuôn mẫu đi trước để o ép mình vào, hãy nắm các quy luật để kiến tạo con đường riêng. Cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệpgồm ba nội dung: "Gỡ bỏ ngộ nhận"; "Tự vấn bằng tư duy chiến đạo"; "Thiết kế tương lai". Thông qua cuốn sách, tác giả lật lại cách mỗi người đang tư duy về cuộc đời, thực hành những phương pháp tư duy mới; cùng đối thoại, tự vấn để tìm ra một tầm nhìn bao quát. Sách khuyến khích người trẻ bắt tay vào xây dựng những mục tiêu cụ thể, lịch trình hành động mỗi ngày để hiện thực hóa tương lai đã mường tượng. Trong sách, bạn đọc cùng tác giả thảo luận về một chủ đề mở: Bạn đang băn khoăn gì về tương lai? Làm thế nào để phát triển hết tiềm năng và bứt phá? Bạn là ai sau 10 năm nữa… Sách khuyến khích người trẻ trở thành chiến binh trên hành trình kiến tạo tương lai của chính mình. “Chiến đạo” theo định nghĩa của tác giả, là chiến đấu với chính mình trên con đường đời bằng tinh thần của một chiến binh để vượt thoát khỏi những hạn chế bản thân hay ràng buộc của hoàn cảnh. Tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc tối 10/1, tác giả Đỗ Thùy Dương cho biết quá trình viết sách, bà được nói chuyện với nhiều người trẻ thành công trong độ tuổi của họ. Tuy vậy, bà cũng có những chuyến đi xa và nhận ra không phải ở đâu cũng nhiều người trẻ tinh hoa như ở đô thị. Còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn trước ngưỡng cửa cuộc đời.  | Tác giả Đỗ Thùy Dương. Nguồn ảnh: NXB Kim Đồng cung cấp. |
Tránh tư duy một chiều, không vướng vào định kiếnTheo bà Dương, một trong những điều cản trở người trẻ là họ thường vướng vào định kiến, ngộ nhận, tư duy theo hướng mình là nạn nhân của hoàn cảnh. Bà Dương tôn trọng quyền được sai lầm và quyền đứng lên sau sai lầm của người trẻ. Nhưng điều bà quan tâm là làm sao để người trẻ không rơi vào tình trạng tư duy một chiều. Bởi vậy, khi viết sách, bà cố lật lại những gì truyền thông đang nói, để bạn trẻ thấy nhiều chiều của tư duy. Ví dụ, người ta thường nói “Thất bại là mẹ của thành công”, nhưng cuốn sách lật lại quan điểm ấy, cho rằng thất bại chưa chắc đã là mẹ của thành công. Tác giả đưa ra mệnh đề “thất bại thì nên lắng lại”. Lắng lại để suy nghĩ, rút kinh nghiệm mới có kinh nghiệm để thành công. Tác giả bày tỏ hy vọng cuốn sách mở ra những đối thoại giữa người đọc và người viết, người trẻ với người trưởng thành, người trẻ với chính bản thân họ. Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom - cho rằng điểm ấn tượng của cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệplà cách tác giả đối thoại với bạn đọc trên điểm nhìn từ tương lai. Tác giả dùng viễn cảnh của chính bạn trẻ trong tương lai làm động lực thay đổi thực tế, hiện tại, xác định mục tiêu cần phấn đấu và những hành động cụ thể. "Tôi hy vọng rằng sau khi đọc cuốn sách này, bạn - những người trẻ - sẽ tự trả lời được câu hỏi lớn: Cần làm gì cho tương lai của mình?”, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ. Tác giả Đỗ Thùy Dương là người làm việc trong lĩnh vực phát triển nhân sự, một diễn giả. Bà là tác giả cuốn Tám chiều kích trưởng thành(Nhã Nam và Nhà xuất bản Dân Trí), đồng tác giả của cuốn Con gái Bà Triệu thế kỷ 21(Nhà xuất bản Phụ nữ). " alt="Những câu hỏi trên hành trình trưởng thành của người trẻ"/>
Những câu hỏi trên hành trình trưởng thành của người trẻ
 |
 |
Có căn cứ để lo ngại
Những người hoài nghi cho rằng AI chỉ có khả năng tổng hợp kiến thức mà nó thu thập được từ mạng Internet. Điều này đồng nghĩa với việc những cuốn sách do AI viết ra không khác gì một mớ kiến thức hỗn độn, thiếu giá trị thực tiễn và không mang lại lợi ích cho người đọc. Họ cho rằng những sản phẩm này không thể có giá trị thương mại, bởi vì chúng thiếu đi sự sáng tạo và cảm xúc của con người.
Nhận định trên có căn cứ, bởi vì nếu chỉ sử dụng AI để tổng hợp thông tin từ mạng, kết quả thu được sẽ rất hạn chế và có thể trở nên vô giá trị. Những cuốn sách như vậy thiếu sự sáng tạo, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân – những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học thực sự.
Theo Hội đồng Nhà văn Châu Âu (European Writers’ Council), khoảng 65% nhà văn viết tiểu thuyết và hơn 75% các dịch giả tin rằng AI sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập tương lai của họ.
Chị Giang Linh, biên tập viên một nhà xuất bản ở Hà Nội cho biết: "Công việc sáng tác có những đặc thù riêng mà tôi khó có thể nhận định, nhưng về dịch sách, nếu không dùng AI sẽ bị lạc hậu, bỏ lại phía sau rất nhiều. Hiện tại, các công cụ AI tiến bộ từng ngày, tự cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ, dịch tiếng Trung hiện nay trên chatGPT hoặc Gemini rất tốt, cho thấy tính học hỏi của AI rất mạnh, có khả năng điều chỉnh văn phong, ngữ điệu,... rất tiện cho công việc dịch & biên tập đẹp hơn, chuẩn hơn. Rõ ràng các biên tập viên phải cập nhật & phát triển bản thân từng ngày".
AI không thay được trải nghiệm cá nhân
Mặt khác, AI cũng có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực nếu được sử dụng đúng cách. Khi kết hợp kiến thức cá nhân, kỹ năng viết lách và trải nghiệm sống của người viết, AI có thể giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả và thậm chí mở ra những cách tiếp cận mới trong việc sáng tạo nội dung.
Tác giả Đức Nhân chia sẻ: "Bản thân mình cũng đã thử dùng AI vào việc viết, và mình thấy AI hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt trong việc đưa ra ý tưởng. Nhưng nội dung AI đưa ra chỉ là phổ quát thôi. Một người viết cần có tư duy và kinh nghiệm nhất định để có thể biến đổi nội dung đó, thêm các từ ngữ để mềm mại, bay bổng & đi vào lòng người".
Thạc sĩ Giáo dục Lương Dũng Nhân, tác giả của 6 cuốn sách xuất bản từ năm 2011 tới nay với tổng số ấn bản gần 100,000 bản, đồng thời là chuyên gia giảng dạy AI, đã chia sẻ một số bước cơ bản để sử dụng AI viết sách. Những bước đó bao gồm: xác định mục tiêu và đối tượng độc giả; thu thập và xử lý thông tin (với sự chọn lọc); thêm vào kiến thức và trải nghiệm cá nhân; sáng tạo và cải tiến; chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong từng bước đều có thể ứng dụng AI để hỗ trợ.
"Một cuốn sách thực sự có giá trị không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mà còn phải mang lại cảm xúc và sự kết nối với người đọc. Trong quá trình viết, tôi nhận ra rằng AI có thể giúp chúng ta xử lý một lượng lớn dữ liệu và đưa ra những gợi ý, nhưng chỉ có con người mới có thể tạo ra những câu chuyện và cảm xúc chân thật. Ví dụ, khi viết về những thách thức mà học sinh phải đối mặt trong thời đại số, tôi đã kết hợp dữ liệu từ AI với những câu chuyện thực tế từ học sinh của mình. Điều này giúp nội dung trở nên sinh động và có sức thuyết phục hơn." - Thạc sỹ Lương Dũng Nhân cho biết.
Có lẽ người đọc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc những cuốn sách chất lượng, một trong đó là tìm hiểu về tác giả & nguồn gốc cuốn sách. Một tác giả uy tín thường có tiểu sử rõ ràng, các công trình nghiên cứu hoặc các bài viết đã được công nhận trong cộng đồng. Việc đọc các đánh giá, nhận xét từ những nguồn đáng tin cậy, như các trang web chuyên về sách, tạp chí văn học, hoặc các nhà phê bình có uy tín, cũng giúp đánh giá chính xác hơn về chất lượng của cuốn sách.
Sử dụng AI như công cụ hỗ trợ
Sự phát triển của AI mang tới những thuận lợi không thể cưỡng lại của bất cứ ngành nghề nào, vì thế mỗi con người trong đó cũng cần đặt bản thân trong sự thay đổi để phát triển.
Để tạo ra một cuốn sách chất lượng bằng cách sử dụng AI, người viết cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và biết cách tận dụng tối đa các công cụ AI.
Anh Đào Trung Thành, Phó viện trưởng viện Blockchain & Trí tuệ Nhân tạo (ABAII) cho biết: "Khi các công cụ AI trở nên dễ tiếp cận hơn, thị trường có thể chứng kiến sự gia tăng số lượng bản dịch với chi phí thấp hơn, khiến cho các dịch giả con người khó cạnh tranh hơn, đặc biệt trong các thể loại non-fiction dễ chuyển ngữ hơn. Theo tôi, các nhà văn và dịch giả đừng xem AI như một đối thủ, mà hãy sử dụng nó để nâng cao năng suất của mình. Bằng cách tích hợp AI vào quy trình làm việc, họ có thể đơn giản hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tập trung vào các khía cạnh phức tạp, sáng tạo hơn của công việc. Ngoài ra, tinh thần lifelong-learning (học tập cả đời) cần được đề cao. Việc giáo dục liên tục về các công nghệ AI và ứng dụng của chúng trong viết sách và dịch thuật là cần thiết, các chuyên gia nên tìm kiếm đào tạo về các công cụ và phương pháp sử dụng AI để duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực của mình".
Như vậy, việc sử dụng AI trong viết và dịch sách đã mở ra những thách thức cũng như cơ hội mới cho các nhà văn và dịch giả trong thời kỳ mới. Trí tuệ nhân tạo có thể làm giảm bớt công việc lặp đi lặp lại và cung cấp các gợi ý hữu ích, nhưng cuối cùng, chính những trải nghiệm và cảm xúc của con người mới tạo nên giá trị độc đáo của mỗi cuốn sách. Theo đó, tới đây có thể sẽ có một thế hệ nhà văn và dịch giả mới nhờ AI.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Dùng AI viết sách: Tiện ích hay mối đe dọa?"/>
Dùng AI viết sách: Tiện ích hay mối đe dọa?