Xiaomi sắp ra mắt thiết bị thực tế ảo giá 90 USD

Ngoại Hạng Anh 2025-03-29 15:23:55 461

 Công ty đã gửi 4 đoạn video tiếng Trung có liên quan đên thiết bị lên trang web Youku . Thật không may,ắpramắtthiếtbịthựctếảogiátrực tiếp bóng đá tối nay các video bị khóa. Được biết, tiêu đề của một trong các video ám chỉ rằng chiếc VR này sẽ hoạt động với các điện thoại thông minh.

Một đoạn phim quảng cáo khác được Xiaomi tung ra cũng hé lộ rằng vào ngày mai, chúng ta sẽ được thưởng thức những tính năng và trải nghiệm bất ngờ. Công ty cho hay giá của những chiếc VR này sẽ cực kỳ bất ngờ. Nhiều nguồn tin khẳng định các sản phẩm này sẽ có giá chỉ 90 USD.

Hồi tháng 5, Xiaomi tuyên bố công ty đang phát triển một dây chuyền sản xuất phần cứng và phần mềm cho các thiết bị VR. Công ty cũng đã mở một tài khoản chính thức trên mạng xã hội Weibo với tên @XiaomiVR. Nếu những tin tức này là chính xác, chỉ vài tiếng nữa chúng ta sẽ biết thêm nhiều thông tin về một sản phẩm hoàn toàn mới nữa của nhà sản xuất Trung Quốc này.

本文地址:http://mobile.tour-time.com/news/848a198593.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nhật Bản vs Saudi Arabia, 17h35 ngày 25/3: Xả stress

{keywords} 

Những ngày gần đây, bên cạnh lo lắng vì những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đồng bào cả nước, từ các tổ chức, DN đến cá nhân đều sục sôi tinh thần đoàn kết, chung tay gây Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 được thành lập với sứ mệnh huy động nguồn lực đóng góp xã hội để sẻ chia với ngân sách Nhà nước trong nhiệm vụ mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, tính đến 17h ngày 4/6/2021 đã có 950 tổ chức và 124.600 cá nhân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 với tổng số tiền gần 265 tỷ đồng.

Trong số 950 tổ chức ủng hộ Quỹ, có 125 tổ chức ủng hộ Quỹ với số tiền gần 225 tỷ đồng (224,798,545,000). Mức ủng hộ của các tổ chức này từ 100 triệu đồng đến 50 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của dịch bệnh Covid-19, các DN lớn cũng không ngừng thể hiện vai trò “trụ cột” của mình với những con số trong đợt ủng hộ toàn quốc này. Trong đó, có 39 DN ủng hộ trên 1 triệu USD cho Quỹ, trong đó có Long Thành, Vingroup, Viettel, PVN, MobiFone… Bên cạnh đó, hàng trăm DN dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng vẫn tích cực góp Quỹ.

Sự ủng hộ của các DN, có thể nói như sự đồng lòng chung tay của toàn bộ nhân viên. Đơn cử, Tổng công ty Viễn thông MobiFone với khoảng 4.200 nhân viên, tính trung bình mỗi CBCNV của đơn vị này đã góp khoảng hơn 46 triệu cho Quỹ. Con số cho thấy sự quyết tâm lớn lao của MobiFone cũng như nhiều DN khác, trong điều kiện vừa duy trì kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, vừa nỗ lực đóng góp cho công tác phòng chống dịch bệnh của cả xã hội.

Không chỉ DN, tập khách hàng của MobiFone cũng không nằm ngoài chiến dịch “đại đoàn kết’ này. Bằng các công tác truyền thông qua tin nhắn và đầu số Tổng đài, các thuê bao của MobiFone cũng đã đóng góp được hơn 16 tỷ, góp phần đẩy mạnh Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19.

Song song đó, các DN lớn vẫn luôn đồng hành cùng nhau để thực hiện thành công mục tiêu “kép” của Chính phủ thông qua việc đưa ra các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ các đơn vị ổn định sản xuất kinh doanh, hoạt động thường ngày.

Trong mùa dịch, bên cạnh nhiều gói cước data ưu đãi cho các lực lượng chống dịch, MobiFone đang cung cấp miễn phí 3 tháng giải pháp MobiFone Meeting - giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến danh cho DN, tổ chức và các tập đoàn lớn điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả.

Không dừng lại ở những tổ chức, DN lớn với những con số biết nói, 124.600 cá nhân cũng đã chung tay nối vòng tay lớn. Trong đó có 1.954 cá nhân đóng góp vào quỹ với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên. Tổng số tiền đóng góp của 1.954 cá nhân này là trên 26,4 tỷ đồng.

Có nhiều góp nhiều, ít góp ít. Có những em bé dành tiền ăn sáng, các cụ già dành tiền lương hưu, tiền tiết kiệm, những phụ nữ tiết kiệm chi tiêu, những công chức, viên chức, công nhân tiết kiệm ngày lương để ủng hộ Quỹ, kiều bào ta ở nước ngoài trực tiếp hoặc nhờ người thân đóng góp Quỹ với tinh thần “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Với tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của toàn dân, cả đất nước đã kiên cường, bền bỉ chặn đứng nhiều đợt sóng của đại dịch Covid-19. Với tinh thần đoàn kết, sẻ chia trách nhiệm của mọi DN, mọi nhà, mọi người, tin tưởng Việt Nam vượt qua chặng đường khó khăn này, đẩy lui dịch bệnh, hoàn thành mục tiêu kép của Chính phủ, đó là vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngọc Minh

">

Quỹ vắc xin phòng chống Covid

Nhận định tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân trong giai đoạn 2021 - 2022 là giải pháp căn cơ, lâu dài và hiệu quả trong công tác chống dịch, UBND TP. Hà Nội cùng các cơ quan ban ngành đã tổ chức chương trình “Hà Nội chung tay hành động đẩy lùi dịch Covid-19”, nhằm mục đích kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia ủng hộ Quỹ tiêm vắc xin phòng Covid-19 của thành phố.

{keywords}

Chương trình “Hà Nội chung tay hành động đẩy lùi dịch Covid-19” được sự đồng lòng góp sức của nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân

Luôn xác định trách nhiệm xã hội là một trong những tôn chỉ hoạt động cốt lõi, Công ty CP Eurowindow Holding đã hưởng ứng sự kiện, ủng hộ chương trình 5 tỷ đồng.

{keywords}

Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Eurowindow trao 5 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phògn Covid-19 của TP. Hà Nội

Là đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam luôn hoạt động theo tôn chỉ kinh doanh bền vững, Công ty CP Eurowindow Holding vẫn luôn sát cánh cùng TP. Hà Nội trong giai đoạn khó khăn, cùng chung tay vượt qua đại dịch. Toàn bộ CBNV công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch tại văn phòng làm việc, hệ thống nhà máy… nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, đồng thời đảm bảo ổn định sản xuất, vận hành kinh doanh hiệu quả.

{keywords}

Với sự góp sức nhỏ này, Eurowindow và Eurowindow Holding mong muốn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sớm đạt miễn dịch cộng đồng

Đại diện Công ty CP Eurowindow Holding, ông Nguyễn Cảnh Hồng hy vọng đóng góp nhỏ này sẽ góp phần chung tay cùng cả nước nói chung và TP.Hà Nội nói riêng thực hiện mục tiêu tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, giúp Việt Nam sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Năm 2020, Công ty CP Eurowindow Holding cũng đã tài trợ 5 tỷ đồng cho cuộc vận động sáng tác tranh cổ động phòng chống dịch Covid-19 do Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Số tiền này đã được sử dụng để in ấn 700.000 tranh cổ động, phát hành tại 10.732 UBND xã, phường, thị trấn trên toàn quốc hướng dẫn người dân cách chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và lan tỏa những thông tin tích cực.

Với sứ mệnh gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội, trong suốt thời gian qua, Eurowindow Holdinh đã dành hàng chục tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Cùng với đó, tập thể CBCNV Eurowindow Holding cũng thường xuyên hưởng ứng, kêu gọi, đóng góp cho các công tác hướng về cộng đồng, mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Bùi Huy

">

Eurowindow Holding ủng hộ Hà Nội 5 tỷ đồng mua vắc xin phòng chống Covid

Nhận định, soi kèo Osaka FC vs Jubilo Iwata, 17h00 ngày 26/3: Khó cho cửa trên

Người nhà học sinh vay tiền, giáo viên chủ nhiệm bị dọa giết - 1

Kháng nghị tăng hình phạt 49 bị cáo trong vụ án (Ảnh: Bảo Kỳ).

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của từng bị cáo, từ đó áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với 49 bị cáo là chưa tương xứng, chưa phân hóa từng bị cáo; chưa đảm bảo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội.

"Hành vi của các bị cáo gây bức xúc, hoang mang, xáo trộn cuộc sống nhiều người, nhiều cơ quan trên 50 tỉnh, thành trong thời gian dài", kháng nghị nêu.

Đe dọa giết nhiều người

Theo hồ sơ vụ án, khoảng giữa tháng 10/2022, nhiều giáo viên và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Phan Văn Kiêu (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) nhận được nhiều cuộc điện thoại và tin nhắn có liên quan đến khoản nợ của gia đình cháu N.N.H.T. (SN 2014).

Các đối tượng có lời lẽ đe dọa yêu cầu nhà trường cho T. nghỉ học để gây áp lực tác động gia đình bé gái trả nợ nếu không thực hiện sẽ giết người thân của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm.

Ngày 27/10/2022, băng nhóm đòi nợ đã đặt một bình gas và giao tới Trường Tiểu học Phan Văn Kiêu. Tiếp đó, nhóm này yêu cầu cô Phạm Công T. (chủ nhiệm của T.) ra nhận nếu không sẽ cho nổ trường. Lời đe dọa trên làm cho giáo viên trong trường hoang mang lo sợ nên Ban giám hiệu đã làm đơn tố giác tới Công an thị xã Cai Lậy.

Qua xác minh, năm 2019, anh Nguyễn Văn B. (cậu của T.) có vay tín chấp tại một ngân hàng chi nhánh Long An số tiền 50 triệu đồng, thỏa thuận mỗi tháng trả 2,5 triệu đồng, trong thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, trả được 3 tháng thì người đàn ông này mất khả năng thanh toán, đi tới Bình Dương làm công nhân.

Tháng 7/2022, anh B. nhận được yêu cầu trả nợ 180 triệu đồng. Tuy nhiên, anh ta không đồng ý nên nhóm đòi nợ dọa sẽ giết con của người đàn ông này. Cùng thời điểm, em gái anh B. là chị Nguyễn Thị Cẩm C. (mẹ T.) nhận được nhiều cuộc gọi yêu cầu anh B. trả nợ nếu không sẽ giết cháu T..

Lo cho tính mạng của và cháu nên anh B. chuyển trả 10 triệu đồng. Do anh B. không tiếp tục trả nợ nên nhóm này "khủng bố" giáo viên trường Phan Văn Kiêu, nơi cháu của người vay tiền đang học.

Nhà chức trách xác định, số điện thoại, nhắn tin đe dọa là của nhân viên Công ty Luật TNHH Pháp Việt có trụ sở tại quận Bình Tân (TPHCM) nên ngày 14/2/2023 Công an tỉnh Tiền Giang, Công an TPHCM, Bộ Công an đồng loạt khám xét trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp này và thu giữ nhiều tài liệu.

"Núp bóng" công ty luật để đòi nợ

Qua quá trình điều tra xác định, bị cáo Trần Văn Châu (cựu Phó giám đốc phụ trách điều hành Công ty Luật TNHH Pháp Việt) và Hồ Quốc Hùng (cựu Phó giám đốc nghiệp vụ Công ty Luật TNHH Pháp Việt) từng làm trong bộ phận xử lý nợ của các ngân hàng và công ty tài chính, nên biết rõ kể từ ngày 1/1/2021, loại hình dịch vụ đòi nợ đã bị Luật Đầu tư năm 2020 đưa vào diện ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Người nhà học sinh vay tiền, giáo viên chủ nhiệm bị dọa giết - 2

Bị cáo Trần Văn Châu (Ảnh: Bảo Kỳ).

Nhưng từ ngày 1/1/2021-14/2/2023, Châu và Hùng vẫn lợi dụng danh nghĩa Công ty Luật TNHH Pháp Việt để ký hợp đồng tham gia tố tụng theo quy định pháp luật, tư vấn pháp luật, thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý khác theo quy định pháp luật và đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật với 7 tổ chức tín dụng, qua đó đã tổ chức bộ máy hoạt động công ty.

Theo đó, Châu và Hùng đưa ra nhiều cách thức, chỉ đạo 20 trưởng nhóm và 579 nhân viên thuộc 20 nhóm dùng nhiều thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh thần của 172.629 người vay, cưỡng đoạt số tiền hơn 447,5 tỷ đồng, được các đơn vị ký kết hợp đồng dịch vụ trả phí hơn 166 tỷ đồng.

Tháng 8, TAND tỉnh Tiền Giang xử sơ thẩm, tuyên bị cáo Châu 19 năm tù, Hùng 18 năm tù. 109 bị cáo còn lại từ 1 năm tù đến 13 năm tù.

Ngoài ra, HĐXX buộc Trần Văn Châu nộp hơn 15 tỷ đồng và Hồ Quốc Hùng nộp hơn 12 tỷ đồng, là số tiền bị cáo có được nhờ phạm tội. Các bị cáo còn lại phải trả lại toàn bộ số tiền hưởng lợi.

Sau bản án sơ thẩm, hơn 100 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin xem xét lại số tiền thu lợi bất chính.

">

Người nhà học sinh vay tiền, giáo viên chủ nhiệm bị dọa giết

TikTok, YouTube, hay Instagram tuy là sản phẩm của các công ty công nghệ khác nhau và mang đến trải nghiệm khác biệt cho người dùng, song chúng đều chia sẻ một đặc điểm chung quan trọng: tất cả đều được thiết kế để giữ chân người dùng ở mức tối đa.

Để đạt mục tiêu đó, những nền tảng này đã phát triển các thuật toán cá nhân hóa để tạo ra vòng lặp "gây nghiện". Ví dụ, bằng cách phân tích các dữ liệu như người dùng bỏ qua nội dung gì hoặc có xu hướng thả tim video nào, thuật toán của TikTok sẽ hiển thị nhiều video với nội dung đánh trúng sở thích từng người.

Thuật toán này là một "siêu vũ khí" thực thụ khi kết hợp với tính năng cuộn vô hạn (infinite scrolling). Trong khi chế độ mặc định của YouTube là để người dùng chủ động tìm kiếm nội dung, TikTok tự động hiển thị một video ngẫu nhiên mà nó cho rằng phù hợp với mối quan tâm của người dùng ngay khi ứng dụng được mở ra. Chỉ với động tác quẹt lên, người dùng sẽ liên tục tải được video mới. Chu trình "quẹt, xem, quẹt, xem" tạo nên trải nghiệm liền mạch, khó dứt. Bên cạnh đó, tính gây nghiện của TikTok cũng đến từ việc tạo ra "nỗi sợ bỏ lỡ" (FOMO - Fear of Missing out). Nói cách khác, người dùng luôn cảm thấy bị thôi thúc phải xem các nội dung tiếp theo vì sợ mình bỏ lỡ điều gì thú vị hoặc quan trọng.

Những mạng xã hội như Facebook hay Instagram cũng tận dụng các cơ chế tương tự để giữ chân người dùng. Tuy nhiên, định dạng video ngắn mà TikTok tiên phong có khả năng lan toả (viral) rộng rãi và nhanh hơn cả bởi chúng khai thác điểm yếu lớn nhất của con người hiện đại: khả năng tập trung suy giảm trầm trọng. Người dùng ngày càng thích những thứ ngắn gọn và "dễ tiêu hoá" nên video TikTok được cả thế giới ưa chuộng và chia sẻ rộng rãi.

Điều này có thể mang lại tác động tích cực khi TikTok lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng hoặc thông tin thiết yếu. Ngược lại, nếu bị kẻ xấu lợi dụng, TikTok sẽ nhanh chóng trở thành cỗ máy truyền tin giả hoặc video độc hại. Việc TikTok liên tục thu thập và lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng cũng đặt ra nguy cơ tiềm tàng về bảo mật dữ liệu cá nhân.

Trước những tác động tiêu cực này, một số quốc gia như Mỹ, Australia, Canada, Anh, Ấn Độ... đã có động thái quyết liệt để ngăn chặn sự phổ biến của TikTok hoặc cấm ứng dụng này. Chẳng hạn, tính tới 6/3, đã có 25 bộ và cơ quan chính phủ của Australia cấm sử dụng TikTok trên tất cả thiết bị sử dụng cho công việc. Canada đầu tháng 3 tuyên bố sẽ cấm tất cả nhân viên làm việc cho chính phủ sử dụng TikTok trên thiết bị được cấp. Quốc hội, Nhà Trắng, quân đội và hơn một nửa số bang ở Mỹ cũng đã cấm TikTok vì lo ngại công ty mẹ của ứng dụng này, ByteDance, sẽ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.

Một thống kê về việc sử dụng các mạng xã hội tại Việt Nam cho thấy, Tik Tok đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ và đã trở thành ứng dụng phổ biến bậc nhất trong giới trẻ, với lượng người dùng hàng ngày tới 74%. Người dùng ứng dụng này, chủ yếu trong độ tuổi 18 đến dưới 30, tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8%.

Việt Nam chưa có khảo sát sâu về tác động tiêu cực của Tiktok với người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng một số quốc gia đã điều tra rộng rãi và thận trọng, xuất phát từ lo ngại trước ảnh hưởng độc hại từ mạng xã hội này tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.

Theo một khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện vào năm 2022, khoảng 2/3 thanh thiếu niên Mỹ đang sử dụng TikTok. Các quan chức chính phủ Mỹ cáo buộc thuật toán gợi ý nội dung video của TikTok có thể khiến người dùng nhỏ tuổi mắc chứng rối loạn ăn uống, tự làm hại bản thân hay thậm chí tự tử.

Người dùng trẻ tuổi ở Việt Nam đã và đang đối mặt với những vấn đề tương tự.

Từ góc độ quản lý nhà nước, nên làm gì để kiểm soát các tác động tiêu cực của TikTok? Cách dễ nhất là theo chân một số nước cấm ứng dụng này trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, một lệnh cấm như vậy có thể sẽ bị xem là cực đoan và khó đạt hiệu quả như mong muốn, bởi những nền tảng lớn khác như YouTube, Instagram và Facebook cũng đã nhanh chóng ra mắt định dạng video ngắn như YouTube shorts hay Facebook reels tương tự clip TikTok. Không thể cấm hết mọi ứng dụng và cũng không nên vì một số tác động tiêu cực mà phủ nhận hết mặt tích cực của các nền tảng này.

Cách tối ưu hơn cả là các bên liên quan chủ động can dự cùng TikTok để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người dùng nói chung và trẻ em nói riêng khỏi các tác động xấu nhất của ứng dụng này.

Từ phía cơ quan quản lý, giới chức Việt Nam có thể đưa ra những yêu cầu chi tiết, rõ ràng và quyết liệt cho phía TikTok nhằm ngăn chặn phổ biến các video có nội dung độc hại. Cũng như YouTube và Facebook, TikTok hiện đã cho phép người dùng báo cáo các nội dung không phù hợp. Tuy nhiên, chức năng này đang "ẩn" (cần giữ màn hình 1-2 giây để chức năng report hiện lên) chứ không hiển lộ như thả tim hay lưu clip. Cần yêu cầu TikTok bổ sung nút report phía dưới thả tim và hiển thị số lượt một clip đã bị report bởi người dùng.

Từ phía mình, người dùng, đặc biệt là các bậc phụ huynh, cũng cần nghiên cứu kỹ những tính năng mà các mạng xã hội đã cung cấp để kiểm soát thói quen sử dụng của trẻ. Chẳng hạn TikTok mới đây đã triển khai các công cụ nhắc nhở thời gian sử dụng hàng ngày, cho phép cài đặt các quyền riêng tư và an toàn, đặt giới hạn về thời gian xem... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các tính năng này do chúng chưa được tuyên truyền đầy đủ, và cũng không hiển thị ở các vị trí dễ nhận biết trên ứng dụng. Nhà quản lý có thể đề nghị phía TikTok phối hợp cùng nhà trường triển khai các chiến dịch xã hội nhằm hướng dẫn và nâng cao nhận thức của cả phụ huynh và học sinh về các tính năng kiểm soát nội dung xấu, cũng như cách sử dụng tối ưu ứng dụng này nhằm nâng cao kiến thức và vốn sống.

Cấm đoán luôn là lựa chọn bất đắc dĩ cuối cùng song cũng không thể thả nổi các mạng xã hội, bởi điều đó sẽ gây hại cho người trẻ và có thể đe dọa an ninh dữ liệu quốc gia. Điều quan trọng là tìm ra những giải pháp sáng tạo để vừa bảo vệ người dùng, vừa cho phép họ tận hưởng thành quả của khoa học, công nghệ.

Ngô Di Lân

">

'Cai nghiện' TikTok

友情链接