Đủ kiểu lách luật khiến khách vay ngân hàng phải mua kèm bảo hiểm
作者:Kinh doanh 来源:Nhận định 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-20 05:42:47 评论数:
"Tôi đi vay ngân hàng thì nhân viên nhà băng nói tôi phải mua bảo hiểm cho khoản vay này. Đây là một đòi hỏi rất bất hợp lý mà ngân hàng là bên cho thuê tài chính,Đủ kiểuláchluậtkhiếnkháchvayngânhàngphảimuakèmbảohiểtin chuyen nhuong đang làm công khai mà không bị ai xử lý. Tôi vay 100 triệu đồng nhưng phải mua bảo hiểm khoản vay mất 5 %. Họ thu ngay khi giải ngân nên thực tế tôi chỉ nhận về được 95 triệu đồng. Ấy thế nhưng tôi vẫn phải trả lãi trên 100 triệu đồng đã được duyệt vay. Ngân hàng còn yêu cầu tôi mua thêm bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ khi khách hàng muốn vay tín chấp. Nói chung là có muôn vàn kiểu lách luật để ép khách mua bảo hiểm".
Đó là bức xúc của độc giả Macvanlongkhi phải mua kèm bảo hiểm khi vay ngân hàng. Thực tế, đây không phải là chuyện xa lạ ở Việt Nam. Thị trường bảo hiểm, nhất là kênh bán qua ngân hàng (bancassurance) từ lâu đã tồn tại nhiều mặt trái. Chẳng hạn, ngân hàng ép khách vay mua kèm bảo hiểm hoặc đánh tráo khái niệm giữa sản phẩm này với gửi tiết kiệm. Dù luật hiện hành đã cấm nhà băng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày khi giải ngân khoản vay, nhưng trên thực tế, có không ít cách để ngân hàng lách luật, đẩy thế khó về phía khách hàng.
Có cùng trải nghiệm không mấy vui vẻ khi vay ngân hàng theo kiểu "bia kèm lạc", bạn đọc Hadetchia sẻ: "Tôi vừa làm thủ tục vay ngân hàng xong. Phía nhà băng không bắt tôi mua bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ, để được giải ngân sớm thì tôi phải gửi tiết kiệm 30 triệu đồng trong thời gian sáu tháng mà không được rút. Trong khi đó, tôi đang cần tiền nên mới phải đi vay ngân hàng, giờ họ lại muốn tôi gửi lại 30 triệu đồng thì khác nào đánh đố.
Chưa kể, trong tài khoản bị cũng bị giữ lại 1 triệu đồng, không được sử dụng. Ngoài ra, sau khi giải ngân, tôi phải chuyển sang tài khoản người thứ ba (tốn phí chuyển) chứ không được tự chuyển, phí thẩm định (dù trước đó vài tháng cũng chính ngân hàng đã thẩm định rồi), chứng thư vẫn còn... Nói chung là tốn đủ các khoản phí lặt vặt khác chứ chẳng ít".
>> Kiếp nạn 'U70 bị nhân viên ngân hàng lừa mua bảo hiểm'
Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là "Bộ Tài chính có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng sai phạm khi ngân hàng bán chéo bảo hiểm?". Độc giả Vhungbình luận: "Tôi vừa vay ngân hàng hai khoản và vẫn bị đưa ra hai lựa chọn: Một là nếu tôi chấp nhận mua kèm bảo hiểm thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi, giải ngân sớm. Hai là không mua bảo hiểm thì phải chấp nhận lãi suất cao hơn, chậm giải ngân. Tóm lại, dù nói là không ép nhưng ngân hàng vẫn tìm đủ cách đưa khách vào tình thế buộc phải mua bảo hiểm nếu muốn được vay nhanh với lãi suất tốt nhất.
"Vấn đề quan trọng là việc kiểm soát hoạt động bán chéo bảo hiểm của các ngân hàng thực tế như thế nào? Có đang đạt được hiệu quả hay không? Tôi và nhiều khách hàng vay hiện tại vẫn đang phải đồng ý mua bảo hiểm để được duyệt giải ngân khoản vay một cách thuận lợi. Ở đây, việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm hoàn toàn không được thực hiện bằng văn bản gì cả, nên người vay cũng không thể có bằng chứng kiện ngân hàng.
Nói cách khác, việc khách vay tiền từ ngân hàng và khách mua bảo hiểm của bên thứ ba đang được tách bạch, dường như không liên quan gì với nhau về mặt hồ sơ, giấy tờ, nên rất khó cho khách hàng đòi quyền lợi chính đáng cho mình", bạn đọc Tientruongcoolnói thêm.
Liên hệ với câu chuyện tôn trọng quyền lợi của khách hàng của các ngân hàng ở nước ngoài, độc giả Elchronicle.ryankết lại: "Tôi nhớ lúc đi du học, bên ngân hàng khi tư vấn làm thẻ visa, có các mức bảo hiểm về du lịch. Khi đó, tôi tính mua vì tranh thủ có visa Anh nên muốn lúc nghỉ có thể du lịch châu Âu, cũng cần bảo hiểm du lịch.
Thế nhưng khi nhân viên tư vấn hỏi về tình trạng công việc và tài chính, tôi nói nghỉ việc không lương để đi học bằng tài chính để dành. Lúc này, họ nhất quyết không cho tôi làm thẻ kèm theo gói bảo hiểm đó. Thay vào đó, họ tư vấn tài khoản hoàn toàn miễn phí cho du học sinh, và nói: 'Tuy đóng bảo hiểm không nhiều, nhưng do anh hiện tại không có thu nhập nên việc làm thẻ visa có thu thêm phí bảo hiểm là sai quy định và chúng tôi không khuyến khích anh mua gói đó'.
Lúc đó, tuy không mua được gói có bảo hiểm, nhưng tôi lại thấy vui vì gặp được nhân viên rất có trách nhiệm. Tôi kể lại câu chuyện này ở đây chỉ hy vọng các ngân hàng ở Việt Nam nên hoạt động linh hoạt và tôn trọng quyền lợi của khách hàng hơn. Với nhiều người Việt, tâm lý chung là không thích vay nợ, chỉ khi nào quá khó khăn mới đi vay ngân hàng. Thế nên, nếu ngân hàng không thể giúp họ rút ngắn thủ tục, tư vấn các gói lãi suất thấp, thì cũng đừng tìm cách ép khách mua kèm bảo hiểm. Làm vậy chẳng khác nào đẩy họ vào thế khó thêm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.