>> Đang tường thuật trực tuyến sự kiện Nokia Lumia tại Luân Đôn/ Nokia trình làng Lumia 925 vỏ nhôm,ánhcấuhìbong da phap giá 12,9 triệu đồng
So sánh cấu hình Nokia Lumia 925, 928, 920
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1 -
-Giải thích với tổ công tác của Chính phủ rằng "điều kiện kinh doanh cũng là điều kiện đảm bảo chất lượng", Bộ trưởng Giáo dục nói không thể cắt giảm cơ học. Bộ Giáo dục cắt giảm nhiều vị trí lãnh đạo cấp phòng, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh>>>Rà soát giáo sư cần có thanh tra độc lập
>>>Lương khởi điểm giáo viên rất thấp, muốn 5-7 triệu mất 10-15 năm"> -
Nỗ lực xóa 'vùng lõm' sóng di động ở xã xa nhất tỉnh Yên BáiÔng Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3, từ trái sang) tặng quà động viên cán bộ kỹ thuật, nhân viên Viettel Yên Bái vượt khó hoàn thành xây dựng Trạm YBI0574 đúng tiến độ. Chế Tạo là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện lỵ 35 km. Toàn xã có 6 bản với 488 hộ, 2.618 khẩu, 100% là dân tộc Mông, 253 hộ nghèo chiếm 52,49%. Tính đến hết năm 2023, xã mới có 2/6 bản được sử dụng điện lưới quốc gia, 2 trạm phát sóng điện thoại di động với 3/6 bản có sóng điện thoại di động..., dẫn đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn.
Trước thực trạng địa hình chia cắt mạnh, 6 bản bị chia thành 2 khu cách xa nhau hơn 15 km đường rừng; trong đó, 3 bản Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá thuộc khu 2 với 257 hộ dân, trên 1.000 nhân khẩu, đều chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại di động nên việc được phủ sóng di động, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G tại các bản khu 2 là niềm mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Chế Tạo.
Chị Giàng Thị Bla - bản Háng Tày chia sẻ: "Do bản ở xa trung tâm xã hơn 20 km, đường đi lại rất khó khăn nên trước đây chúng tôi cho con lên xã học thì cả tháng không được nói chuyện, không biết con ăn ở như thế nào nên rất lo, vì các con còn nhỏ chưa thể tự chăm sóc bản thân, nhất là những lúc ốm đau... Từ ngày được Nhà nước quan tâm đầu tư cho Trạm phát sóng, chúng tôi đã gọi được điện thoại nói chuyện với các con hàng tuần, nắm được tình hình ăn ở, học tập, sức khoẻ, còn được nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của các con nên rất yên tâm. Từ khi có sóng di động cũng giúp chúng tôi nắm được các thông tin nhanh hơn, kịp thời hơn ...”.
Thực hiện nội dung cam kết trong thỏa thuận hợp tác với UBND tỉnh Yên Bái về hạ tầng số, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ số hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập sử dụng Internet chất lượng cao, giá rẻ, hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội số cho người dân địa phương, đồng thời cũng là công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Viettel Yên Bái, đầu năm 2023, Viettel Yên Bái đã triển khai xây dựng Trạm YBI0574, vị trí đặt trạm ở độ cao 60 m trên địa bàn bản Háng Tày, xã Chế Tạo.
Trạm được chạy máy phát điện online 16h/ngày, tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng gồm chi phí thiết bị và vận hành trạm. Sau khi đưa vào sử dụng, Trạm phát sóng YBI0574 đã phủ sóng di động cho 257 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu của 3 bản là Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá và người dân một số thôn lân cận thuộc địa phận tỉnh Sơn La.
Ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã Chế Tạo cho biết: "Việc đưa Trạm phát sóng YBI0574 vào hoạt động đã giúp cho người dân của xã đảm bảo thông tin liên lạc, từng bước hoàn thiện hạ tầng chuyển đổi số, đưa ánh sáng văn hóa về với dân bản, giúp bà con yên tâm định cư, phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động của Đảng bộ, chính quyền địa phương được thuận lợi, xuyên suốt. Đặc biệt, ngoài việc đáp ứng nhu cầu liên lạc và truy cập Internet giá rẻ thì trạm còn đảm bảo liên lạc, nhất là trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tình huống đặc biệt, khẩn cấp...”.
Với việc Viettel Yên Bái đưa vào khai thác Trạm phát sóng YBI0574 tại bản Háng Tày đã giúp phủ rộng khắp tới 99,4% xã/phường, 95,7% thôn bản nói chung toàn tỉnh và giúp xã Chế Tạo phủ sóng điện thoại di động kín đến 6/6 bản nói riêng. Đặc biệt, sau khi đưa Trạm phát sóng YBI0574 vào khai thác, Viettel Yên Bái đã hỗ trợ được trên 50 máy điện thoại Smartphone kèm gói cước 70.000 đồng/tháng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ hòa mạng mới được gần 100 thuê bao cho người dân ở 3 bản: Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá, góp phần quan trọng giúp xã Chế Tạo xây dựng chính quyền số, xã hội số; rút ngắn khoảng cách giữa vùng thấp với vùng cao, đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Theo Châu Á(Báo Yên Bái)
"> -
Xôn xao đề Văn lớp 8 thi học kỳ Trường THCS Colette sử dụng ngữ liệu nhạy cảm"Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu. Đến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quanh nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:
- Này, con cầm lấy!
Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy. Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn. Thầy nhìn thấy giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng.
Đến lúc ra về, thầy vẫn còn nhớ đến mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:
Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?
Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:
Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?
Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:
Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.
Trò ngơ ngác quay lại thưa:
Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy thầy bảo cho con nên thế nào cho phải?
Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:
Thế bánh tao đâu?
(Truyện "Bánh tao đâu?" - sachhay24h.com)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Nêu bài học rút ra từ văn bản trên?
Câu 3: Cho biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu: "Này, con cầm lấy!".
Câu 4: Dựa vào văn bản, xác định bối cảnh và loại nhân vật.
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên.
Việc sử dụng ngữ liệu của đề văn nhận nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, có ý kiến cho rằng việc sử dụng văn bản này là không hợp lý, làm xấu đi hình ảnh người thầy.
Thầy Võ Kim Bảo, Giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1, TP.HCM), nhìn nhận về mặt chương trình đề thi học kỳ đúng nội dung chương trình. Trong chương trình lớp 8, học kỳ 1, học sinh được học truyện cười - một loại truyện dân gian. Vì vậy, giáo viên tìm ngữ liệu về chương trình, thể loại là phù hợp, đúng đắn.
"Tuy nhiên về nguồn của ngữ liệu chưa ổn khi trích dẫn từ một web. Giáo viên nên tìm nguồn ngữ liệu trong những cuốn sách có uy tín, chất lượng. Truyện cười dân gian đã được các nhà chuyên môn sưu tầm rất đa dạng phong phú", thầy Bảo nhận định.
Thầy Bảo cho rằng, có lẽ giáo viên mới chỉ quan tâm ngữ liệu đáp ứng chương trình dạy học, chưa quan tâm đến các vấn đề sau đó. Truyện cười mang tiếng cười phê phán, châm biếm tiêu cực trong xã hội, khi đọc để rút ra bài học. Vì vậy ngữ liệu đề Ngữ văn này hơi nhạy cảm trong hoàn cảnh hiện tại, giáo viên nên cân nhắc về tính giáo dục của đề. Mặt khác có những truyện cười, trẻ em cần có thêm trải nghiệm cuộc sống mới có cái nhìn nhận, đánh giá đúng đắn.
Thầy Bảo cũng cho rằng, hiện nay việc ra đề thi của giáo viên rất khó vì một đề ngoài việc định hướng suy nghĩ học trò, cần cân nhắc thêm "búa rìu dư luận". Trong khi đó, có trường hợp không hiểu sâu về chuyên môn ý đồ của giáo viên dẫn tới những tranh cãi.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, Giảng viên Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn chung đề thi học kỳ có quan tâm đến yêu cầu cần đạt của chương trình, có tính phân hoá song còn nhiều hạn chế.
Chi tiết hơn, thầy Khôi nhận định, về ngữ liệu chọn truyện cười là phù hợp với yêu cầu của chương trình song nguồn trích dẫn thiếu tính chính thống, tính xác thực khoa học (trích từ trang web). Thêm vào đó, ngữ liệu có nội dung bàn về thói xấu của người Việt, hướng đến đối tượng được đề cao trong xã hội xưa nay - thầy giáo. Xét về đặc trưng thể loại truyện cười là không sai nhưng tính giáo dục chưa cao, dễ tạo dư luận tiêu cực.
Về câu hỏi đọc hiểu, người thực hiện đề thi thiếu kỹ năng xây dựng đề thi khi thứ tự câu hỏi không theo đúng các mức tư duy từ thấp đến cao (nhận biết - thông hiểu - vận dụng). Điều này chứng tỏ khi xây dựng đề thi, giáo viên đã không quan tâm đến/thực hiện mang tính hình thức bảng đặc tả và ma trận tương ứng.
Từ đó, thầy Khôi cho rằng, việc tái tập huấn về công tác kiểm tra, đánh giá cho giáo viên nếu không được xem trọng sẽ còn những chuyện tương tự.
Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng về đề kiểm tra môn Ngữ văn sử dụng ngữ liệu nhạy cảm
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận trên hành trình đổi mới một vài đơn vị còn lúng túng, chọn ngữ liệu môn Ngữ văn thi học kỳ chưa thật phù hợp.">