Bộ Y tế nhấn mạnh, trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.
Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu 2 của Tiêu chí 2 (trong tháng 10/2021, tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin. Từ tháng 11/ 2021, tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin), trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, ...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP.
Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, theo Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn; Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc Covid-19.
Về xét nghiệm, thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ. Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, xét nghiệm với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp. Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
Về cách ly y tế, đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1) thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế. Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em), thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
Về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đẩy nhanh tốc độ tiêm, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
Vấn đề điều trị F0 thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
Đối với công tác đảm bảo phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tại cơ sở giáo dục đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển: thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương.
Về việc tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại các địa bàn có dịch cấp độ 2, 3, 4: các địa phương quyết định tăng số lượng người tham gia hoặc công suất hoạt động trong trường hợp 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 âm tính.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
35 triệu liều vắc xin Covid-19 sẽ được phân bổ cho các địa phương từ nay đến cuối tháng 10, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.
" alt=""/>Bộ Y tế hướng dẫn 3 tiêu chí phân loại cấp độ thích ứng an toàn CovidBác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, người đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 ngày 8/3/2021
Ngày 19/6, chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay của TP.HCM với 836.000 liều chính thức bắt đầu tại Khu Công nghệ cao. Sau đó, mở rộng cho lực lượng công nhân của TP, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
“Đây là đợt phân bổ vắc xin lớn nhất cho TP.HCM”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Tháng 7, chiến dịch quốc gia tiêm chủng vắc xin Covid-19 được phát động. Riêng TP.HCM huy động tối đa lực lượng y tế công - tư cùng tham gia, nâng công suất tiêm chủng lên mức cao nhất. Với trên 1.000 điểm tiêm, có thời điểm, TP đạt đến 280.000 mũi/ngày.
Để tăng tối đa số người dân được tiêm ngừa trong khi vắc xin hạn chế, TP.HCM đã “tiết kiệm” từng giọt. Thay vì 1 lọ AstraZeneca tiêm cho 10 người, nhân viên y tế sẽ dùng kim tiêm phù hợp và kỹ thuật để lấy thành 11-12 mũi.
“Do trong quy cách đóng gói, nhà sản xuất luôn đóng dôi dư ra 1-2 liều vắc xin nên số mũi tiêm cao hơn số liều được bàn giao”, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết.
Để tăng tốc tiến độ, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức đã cử các đội tiêm lưu động đến từng nhà tiêm vắc xin cho người dân. Nhân viên y tế làm xuyên trưa, xuyên tuần để nhanh chóng tăng độ phủ vắc xin trong cộng đồng. Người già, người bệnh nền được ưu tiên bảo vệ.
Trong khi đó, tại phường 14, quận 8, chính quyền địa phương đưa sáng kiến, sẽ tặng mỗi người dân 5kg gạo khi đi tiêm ngừa. Nhờ vậy, tỷ lệ tiêm chủng dần tăng lên ở từng địa bàn.
Riêng vắc xin Vero Cell, TP.HCM đã tiêm cho 3.201.431 người. Tất cả đều an toàn. Bên cạnh đó, vắc xin Sputnik V cũng được phân bổ cho TP. Thủ Đức 20.000 liều để tổ chức tiêm chủng vào giữa tháng 10.
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca được sử dụng tại TP.HCM
Để tăng nhanh độ phủ, ngày 24/9, TP.HCM chính thức cho phép rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin Astra Zeneca xuống tối thiểu 6 tuần (thay vì từ 8-12 tuần như trước). Trước đó, Bộ Y tế cũng cho phép người tiêm mũi 1 AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 khi đến hạn bằng vắc xin Pfizer.
Tại các bệnh viện, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú được ưu tiên tiêm ngừa, để đảm bảo an toàn trước đại dịch.
Vắc xin - cơ sở quan trọng để kiểm soát dịch
Đến cuối tháng 9, TP.HCM cán mốc 10 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19.
Đến hết ngày 21/10, TP tiêm được 12.697.067 mũi tiêm, trong đó 5.558.512 người tiêm mũi 2. Người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi là 99%, người tiêm đủ 2 mũi là 77%.
Theo cổng tiêm chủng vắc xin Covid-19, TPHCM được phân bổ 14.091.264 liều, tỷ lệ phân bổ vắc xin là 19,1%, cao nhất trong cả nước.
PGS. Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM nhận định, sự bao phủ vắc xin làm thay đổi tư duy về chống dịch. Nếu không có vắc xin, tính trung bình, cứ 100 người nhiễm, thì 5 người nặng nằm ICU và 2 người tử vong.
Đến tận nhà tiêm vắc xin Covid-19 cho người già quận Tân Phú, TP.HCM
Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng bày tỏ, TP có thuận lợi được Chính phủ ưu tiên phân bổ vắc xin để tạo miễn dịch cho cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tử vong.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Thái (nhà khoa học, Việt kiều Mỹ) nhận định, “Chính phủ đã nỗ lực tuyệt vời trong chính sách ngoại giao vắc xin, mang vắc xin về cho người dân”. Từ đó, TP.HCM được phân bổ lượng vắc xin đáp ứng với yêu cầu phòng dịch.
Tuy nhiên, trong công tác tổ chức ban đầu, vẫn còn sự cố như tập trung quá đông người, không đảm bảo an toàn, thậm chí mang nguy cơ lây nhiễm cho người tham gia. Bên cạnh đó, các phần mềm tiêm chủng chưa đồng bộ khiến người dân gặp nhiều khó khăn.
Với những kết quả tích cực về vắc xin tại TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo ngành y tế tiếp tục tập trung tiêm vắc xin cho toàn bộ người trên 18 tuổi trong tháng 10.
“TP sẵn sàng nguồn vắc xin Covid-19 cho người lao động quay trở lại làm ăn sinh sống”, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng khẳng định TP đảm bảo quyền lợi cho người lao động ngoại tỉnh.
Một bước tiến dài hơn, khi Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, trong nhóm 12-17 tuổi. “Vắc xin sẽ ưu tiên cho những đơn vị sắp đưa học sinh trở lại trường học”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết. TP.HCM sẽ tiêm cho trẻ em ngay khi Bộ Y tế phê duyệt loại vắc xin và hướng dẫn tập huấn.
Tiêm vắc xin tại quận Gò Vấp, 1 trong những điểm nóng của TP.HCM trong dịch
Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thái cảnh báo, thành quả vắc xin hiện tại của TP.HCM chưa phải là lý tưởng khi thế giới đang đối mặt với chủng virus mới. “Virus ngày càng tinh khôn”, TS Thái nhấn mạnh.
“Trước đây, virus thầm lặng lây lan, tấn công vào người già, người bệnh rồi sau đó là người trẻ. Giờ đây, các biến chủng virus mới như MU hay Delta plus với tốc độ lây lan nhanh hơn chủng cũ là cảnh báo cần có chiến lược ứng phó mới. Nếu không, thành quả hiện tại có thể mất đi”, TS Thái tâm tư.
TS Thái đề xuất, Việt Nam hiện có nguồn lực từ vắc xin nội. “Bỏ qua vắc xin nội địa, chúng ta đang bỏ qua vài chục triệu liều vắc xin có thể sản xuất trong nước. Tôi hi vọng người dân cả nước có thể sớm được tiêm đầy đủ, chủng ngừa sớm trước chủng Delta.
Đồng thời, chính quyền cần sớm có chiến lược để sẵn sàng ứng phó khi nguy cơ từ các biến chủng virus ngày càng phức tạp đang xuất hiện trên thế giới. Việt Nam không phải ngoại lệ” TS Thái chia sẻ.
Linh Giao
Bộ Y tế vừa xây dựng infographic "Thông tin cần biết về 3 loại vắc xin phòng Covid-19" gồm vắc xin Hayat-Vax, vắc xin Sinopharm và vắc xin Abdala.
" alt=""/>Sự bao phủ vắc xin CovidVắc xin đang là phương pháp hiệu quả phòng Covid-19. Ảnh: Euronews
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính virus SARS-CoV-2. Virus không tĩnh. Virus đột biến. Delta, biến thể của SARS-CoV-2, đang lan tràn ở khắp các quốc gia, có thể lây truyền gấp hơn 2 lần so với chủng xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong những tuần gần đây, các nhà khoa học cho biết dường như virus SARS-CoV-2 vẫn còn cơ hội để tiến hóa.
Họ đang theo dõi hàng chục nhánh trong dòng virus Delta, mỗi nhánh có một loạt đột biến hơi khác nhau. Một trong những nhánh đó đã lan truyền với tốc độ bất thường ở Vương quốc Anh gần đây.
Cho đến nay, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bất kỳ nhánh phụ nào của Delta đã tiến hóa thành các biến thể mới, nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ William Hanage khẳng định: “Sẽ thật ngốc nghếch nếu nghĩ virus đã hết nguy hiểm bởi nó sẽ tiếp tục tiến hóa”.
Joel O. Wertheim, nhà sinh vật học tại Đại học California (Mỹ), người nghiên cứu cách thức tiến hóa của virus, cho biết: “Bạn không thể đoán trước được tương lai - sinh học quá phức tạp”.
Vào giai đoạn đầu của đại dịch, giới chuyên môn cho rằng virus SARS-CoV-2 không đột biến nhiều, chắc chắn không lan truyền như bệnh cúm.
Nhưng virus đã khiến các chuyên gia ngạc nhiên. Bette Korber, nhà sinh học lý thuyết tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, đã xác định được sự thay đổi đáng kể đầu tiên của virus. Bà đã xem xét kỹ lưỡng bộ gene của các mẫu virus từ khắp các nước và nhận thấy một đột biến, được gọi là D614G, đã trở nên phổ biến ở hàng chục nơi.
Hiện nay, không ai nghi ngờ rằng virus SARS-CoV-2 có khả năng phát triển nhanh chóng và nguy hiểm khi lây lan trong cộng đồng. “Virus này còn một không gian rất rộng lớn để tiến hóa”, bà Korber nói.
Virus SARS-CoV-2 có thể thay đổi theo hai cách cơ bản. Đầu tiên, virus trở nên dễ lây lan bằng cách liên kết tốt hơn với các thụ thể trong mũi, tái tạo nhanh hơn khi xâm nhập vào cơ thể hoặc trở nên hiệu quả trong việc truyền qua khí dung.
Thứ hai, virus có thể làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều đột biến làm thay đổi protein gai trên bề mặt của virus khiến kháng thể khó nhận biết.
Hầu hết các đột biến đều có hại cho virus hoặc không có tác dụng. Nhưng một phần rất nhỏ giúp xuất hiện một biến thể mới.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu của họ củng cố nhu cầu tiêm chủng rộng rãi và nhanh chóng. Có quá nhiều virus đang lưu hành. Đột biến là một trò chơi số. Virus càng có nhiều cơ hội đột biến, càng có nhiều khả năng tạo ra một biến thể thích nghi tốt hơn.
Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 1,5 lần so với các dạng virus trước đó. Sau đó đến Delta. Lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, ban đầu biến thể này ít có tác động ở Mỹ với 1% các ca nhiễm mới vào đầu tháng 5. Nhưng đến tháng 7, Delta chiếm ưu thế và đến tháng 8, gần như xóa sổ tất cả các đối thủ cạnh tranh.
Virus có nguy cơ gây chết người nhiều hơn khi tiến hóa, có một số bằng chứng cho thấy Delta có nhiều khả năng gây bệnh nặng. Nhưng điều ngược lại cũng đúng: Virus có thể suy yếu dần theo thời gian.
Mối nguy lớn nhất của các biến thể mới là ảnh hưởng như thế nào đến vắc xin Covid-19. Các nhà khoa học đánh giá, đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy biến thể Delta đang phát triển thành một dạng né tránh vắc xin.
Bởi vậy, để giảm lo ngại về sự tiến hóa của virus, các nước nên đẩy nhanh việc tiêm chủng.
Một số nhà sản xuất vắc xin đang chuẩn bị các công thức tùy chỉnh, dành riêng cho từng biến thể. Pfizer-BioNTech điều chỉnh một dạng vắc xin của mình để nhắm mục tiêu vào protein gai của biến thể Delta nhưng chưa thử nghiệm trên người.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Washington Post)
Các biến thể mới, hệ miễn dịch suy giảm và nghiện rượu, chất kích thích… dễ khiến người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19.
" alt=""/>Virus SARS