Ông Adam Jonas – Nhà phân tích ô tô hàng đầu tới từ Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Morgan Stanley bình luận: “Chúng tôi nghiêm túc đặt ra câu hỏi làm sao các nhà sản xuất cạnh tranh có thể theo kịp Tesla nếu đây là sự thật”.
Với chi phí sản xuất mỗi xe hiện nay là 39.000 USD, nếu giảm đi 50% chi phí sản xuất, mỗi xe chỉ còn 20.000 USD, thì đây sẽ là một bước “đại nhảy vọt” về giá của Tesla, trực tiếp đưa hãng xe về phân khúc bình dân nhất và cạnh tranh với những mẫu xe điện mới giá rẻ tới từ Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua, giới quan sát đã đánh giá rằng, Tesla chỉ tập trung vào phân khúc xe sang, khiến cho khách hàng có cảm giác rằng xe điện rất đắt đỏ, nhưng đồng thời đã khiến Tesla để mất thị phần xe điện bình dân vào tay những hãng xe điện Trung Quốc, Hàn Quốc hay đối thủ "đồng hương" Chevrolet.
Với bản kế hoạch Mast 3 đầy tham vọng, cho thấy Tesla sẽ không bao giờ bỏ qua phân khúc xe điện bình dân giá rẻ, mà lập tức sử dụng các ưu thế hiện có để gây áp lực cực lớn với các đối thủ tiềm năng.
Theo Tổ chức Morgan Stanley, Tesla đang có sẵn các lợi thế khá lớn trước các nhà sản xuất ô tô truyền thống, gồm 3 lợi thế như sau.
Hiệu quả và quy mô
Tesla giữ cho phạm vi sản phẩm của mình ở mức độ ít và sản xuất từ 1 tới 2 triệu chiếc mỗi năm cho những sản phẩm đó. Trái ngược với những hãng xe hơi truyền thống, vốn duy trì rất nhiều các sản phẩm xe.
Việc tập trung vào số ít mẫu xe cho phép Tesla có thể chế tạo những máy đúc nguyên khối cỡ lớn chuyên dụng (máy đúc Giga), cho phép sản xuất xe đơn giản, giảm giá thành và đồng bộ cao. Trong khi đó, nếu phải sản xuất nhiều mẫu xe song song, hãng xe buộc phải duy trì cơ sở lớn, tốn kém thời gian và nhiều linh kiện, bộ phận cho từng mẫu xe khác nhau, từ đó gây tiêu tốn khá nhiều tiền bạc.
Kế hoạch chi 170 tỷ đô la lần này của Tesla, hoàn toàn được kỳ vọng có thể giúp Tesla có thể công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất ô tô của mình như cách mà Henry Ford và sau này là Toyota làm để trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp ô tô thời đại.
Các nhà cung cấp sẽ phải học hỏi
Morgan Stanley cũng đưa ra một góc nhìn thú vị rằng, cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô dường như “đã thích thú” với sự phức tạp và cồng kềnh, đồng thời quen với mức độ mua các linh kiện từ bên ngoài với số lượng lớn vốn đang tồn tại. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất xe hơi, thấy rõ nhất khi Covid-19 bùng phát đã ngay lập tức làm đứt gãy các chuỗi cung ứng.
Tesla lại “tư duy ngược” khi chủ trương xóa bỏ các linh kiện không cần thiết, giảm khối lượng công việc và độ phức tạp, đồng thời mang đến nhiều sản phẩm “tự chủ hóa” hơn.
Cũng trong sự kiện "Ngày đầu tư", Tesla đã đưa ra chi tiết về dây dẫn nhỏ hơn, ít chip silicon carbide hơn và việc loại bỏ đất hiếm khỏi động cơ điện, cho thấy họ ngày một táo bạo đi tìm hướng đi mới.
Lợi thế về sản xuất pin
Tesla đã cho thấy những lợi ích đáng kể trong quy trình làm khô các điện cực của mình, qua đó nếu tiếp tục mở rộng, phát triển, thì quy trình này là một yếu tố quan trọng thay đổi hoàn toàn cuộc chơi đối bởi chi phí sản xuất pin hiện vẫn đang khiến giá ô tô điện còn ở mức cao.
Hùng Dũng(theo Thedriven)
Bạn có bình luận thế nào về kế hoạch của Tesla? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chuyến hàng khiến nhiều người lại nhớ về những con tàu xuất khẩu đầy tham vọng năm xưa của các hãng ô tô tới từ Nhật Bản hay Hàn Quốc vào Mỹ, là tiền đề cho sự phát triển của Toyota, Hyundai, KIA như hiện nay.
Dẫu vậy, không ít các khó khăn lớn trước mắt mà Vinfast sẽ phải đối mặt ngay khi thâm nhập vào thị trường đặc biệt khó tính này.
Cơ hội từ xu hướng sử dụng xe điện tăng cao ở Bắc Mỹ
Một tín hiệu cực kỳ khả quan có thể nói đến, đó chính là việc người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển sự quan tâm sang các loại xe ô tô sử dụng nguồn năng lượng xanh.
Một phần vì những phương tiện di chuyển này chính là xu thế của tương lai, khi con người muốn giảm thiểu tối đa sử dụng năng lượng hóa thạch không thể tái tạo, giúp bảo vệ môi trường, thay thế bằng nguồn năng lượng dễ dàng sản xuất, sử dụng, hay có thể đơn giản hơn chỉ là tiết kiệm chi phí sửa chữa, nhiên liệu.
Theo số liệu phân tích từ JATO Dnamics cho biết, trong vòng 10 tháng đầu năm 2022, cứ 20 chiếc ô tô mới lăn bánh tại Mỹ, sẽ có 1 chiếc chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện.
Dù vẫn còn chưa chiếm thị phần lớn áp đảo, song với những chỉ số tăng trưởng đáng kinh ngạc trên, sẽ mở ra một tương lai đặc biệt hứa hẹn đối với xe điện, trong đó bao gồm cả các đại diện tới từ Việt Nam.
Liệu "miếng bánh" thị phần xe điện Mỹ có dễ xơi?
Bên cạnh những dấu hiệu rất tích cực về một thị trường xe hơi chạy điện rất béo bở tại Mỹ, thì việc Vinfast muốn tiến sâu vào chắc chắn sẽ phải đối đầu với những "ông lớn" sản xuất ô tô quá nổi tiếng và tồn tại lâu đời.
Mỹ chính là sân nhà mà hãng xe điện nổi tiếng Tesla của tỷ phú Elon Musk, đang có doanh số ô tô điện đứng đầu thị trường. Trong 9 tháng đầu năm nay, đã có 140.000 xe thuộc 2 dòng là Model 3 và Model Y đến tay người Mỹ.
Một ông lớn khác là Ford cũng đang tích cực tham gia đường đua xe hơi chạy điện với đại diện là F-150 Lightning đang rất hút khách. Ngoài ra, Mustang Mach-E, xe thể thao chạy điện đầu tiên của Ford hiện đang "gây sốt" với 28.000 chiếc lăn bánh trong 3 quý đầu của năm 2022, theo thống kê từ Ward Intelligence.
Chỉ riêng 2 "ông lớn" nêu trên đã chiếm các thị phần không nhỏ trong phân khúc ô tô chạy điện ở Mỹ. Muốn cạnh tranh, Vinfast cần phải đặc biệt chú trọng tới khâu marketing, quảng bá sản phẩm hơn nữa. Bởi lẽ, hiện nay, phân khúc xe điện đang chủ yếu đánh vào các khách hàng có nguồn thu nhập cao, trong khi đó, ở phân khúc xe điện bình dân, dường như người tiêu dùng vẫn còn khá dè dặt.
Nếu có một chiến lược quảng bá sản phẩm tốt, một định hướng phát triển hợp lý và tuân theo những kế hoạch rõ ràng, Vinfast có thể “làm nên chuyện” ở chuyến xuất ngoại lần này.
Khó khăn đến từ chính sách của Mỹ
Bên cạnh các lợi thế về sân nhà, các hãng xe hơi điện tại Mỹ còn có một điểm mạnh cực lớn chính là sự hỗ trợ tối đa tới từ chính quyền Washington thông qua các chính sách dè dặt với xe điện nhập khẩu và ưu tiên xe tới từ khu vực Bắc Mỹ.
Chính bởi khó khăn trên mà ô tô điện Trung Quốc chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt dù ở thị trường đại lục đã phát triển rất mạnh. Đây cũng là một bài học mà Vinfast cần phải đặc biệt nghiên cứu kỹ trước nếu muốn thành công tại thị trường khó nhằn này.
Tất nhiên, khó khăn của xe Trung Quốc còn đến từ các xung đột sâu sắc về kinh tế giữa hai cường quốc, song, đây cũng là một cơ hội để Vinfast hiểu rõ cuộc chơi, nhờ đó tạo ra những sự khác biệt lớn và không đi vào lối mòn cũ.
Hùng Dũng
Bạn có bình luận thế nào về cơ hội và thách thức của ô tô điện Vinfast ở thị trường Mỹ ? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lúc mới sang, anh làm việc tại công xưởng cơ khí. Khi đó, công việc chủ yếu là làm việc chân tay khá vất vả, nhưng Cường vẫn biết ơn quãng thời gian đó để bản thân có thời gian thích nghi với cuộc sống mới và cải thiện trình độ ngoại ngữ.
Hơn một năm trở lại đây, anh chuyển sang làm việc trên phần mềm thiết kế cơ khí và bản vẽ, chỉnh sửa thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
"Đây là công việc mình mơ ước ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Khi sang đây, mình được học hỏi thêm nhiều về tác phong và tinh thần làm việc của người Nhật. Có lần, mình xử lý sai công việc và được đồng nghiệp góp ý luôn để tìm ra biện pháp tránh tái phạm lần sau.
Công việc ở đâu cũng vất vả, nhưng ở môi trường mới nhận mức lương tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra xứng đáng", Cường tâm sự.
Cũng như nhiều lao động Việt xa xứ, ngoài mức lương cơ bản, Cường rất mong công ty cho làm tăng ca để thêm nguồn thu nhập.
"Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Nếu thời điểm đơn hàng ít, nhân viên đúng 17h sẽ rời công sở. Còn nếu kinh doanh thuận lợi được tăng ca, với mình đó là điều may mắn", anh nói.
So với thời điểm vừa "chân ướt chân ráo" sang xứ người, chàng trai Bình Định tiết lộ thu nhập có tăng lên đáng kể. 4 năm trước, mức lương cơ bản của anh là 18 man (tính theo tỷ giá đồng yên và tiền Việt thời điểm đó tương đương với 36 triệu đồng).
Còn ở thời điểm hiện tại, anh nhận lương cơ bản 24,5 man (tỷ giá hiện tại khoảng 42 triệu đồng). Mỗi tháng, trung bình anh tăng ca 30 tiếng (tăng ca ngày thường và tăng ca ngày nghỉ có hệ số khác nhau). Với tổng thu nhập một tháng khoảng 33,5 man, sau khi trừ hết chi phí, Cường tiết kiệm được 35 triệu đồng/tháng.
Trước thông tin "kỹ sư sang Nhật làm việc mỗi tháng để dư được 100 triệu đồng", Cường cho biết, với kỹ sư như mình, điều đó "rất khó thực hiện".
"Mức lương trung bình của các kỹ sư mới sang thường từ 18 đến 22 man tương đương 30-37 triệu đồng. Còn mức lương 100 triệu đồng ngay cả đồng nghiệp Nhật cũng khó đạt được, trừ khi họ đảm nhận vị trí quan trọng trong công ty hoặc sếp của các phòng ban.
Còn thu nhập của kỹ sư ngành IT mình thấy cao hơn. Bạn nào có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt, có thể nhận được từ 35 man - khoảng 65 triệu đồng/tháng trở lên", Cường phân tích.
Theo chàng kỹ sư Việt, riêng thuế thuê nhà chiếm khoảng 20% thu nhập của anh. Sử dụng xe máy đi lại hàng ngày cũng cần mua phí bảo hiểm tự nguyện khoảng 6-7 triệu đồng/năm.
"Mặc dù vậy, sau khi trừ hết tiền thuế, chi phí sinh hoạt, mỗi tháng mình tiết kiệm được khoảng 35 triệu đồng. Với mình, con số này khá ổn, đôi khi bằng cả năm mình để dành khi ở Việt Nam", anh nói
Với câu hỏi liệu có nên sang Nhật lao động thời điểm này khi đồng yên đang có xu hướng giảm mạnh gây ảnh hưởng tới thu nhập, Cường cho rằng điều này tùy theo trường hợp của mỗi người.
"Những người đi theo diện được làm việc lâu dài, thì thời điểm nào sang Nhật cũng hợp lý. Mức lương còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, được làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại một quốc gia phát triển sẽ là hành trang tốt để sau này trở về Việt Nam lập nghiệp".
"Còn với người đi theo diện thực tập sinh, thời điểm này thực sự khó khăn vì mức lương sẽ tính theo lương vùng với hệ số nông thôn, thành thị khác nhau. Bởi vậy, các lao động trẻ nên cân nhắc", Cường đưa ra quan điểm.
Về phần mình, chàng trai Bình Định dự định vẫn ở Nhật thêm một thời gian nữa để tích lũy thêm kinh nghiệm, tài chính, hoàn thiện năng lực bản thân, rồi sẽ về Việt Nam cống hiến trong tương lai.
Ngoài công việc kỹ sư, hiện Cường còn theo đuổi công việc sáng tạo nội dung. Qua đó, anh muốn chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Bản tới cộng đồng.