Hoa hậu Nam Phi là người tiếp theo tố cáo ban tổ chức Miss Grand International.
Giữa lùm xùm nối tiếp của Miss Grand International (MGI), ngày 29/10, đến lượt Lu Juan Mzyk - đại diện Nam Phi - lên tiếng tố bị ban tổ chức bào mòn sức khỏe và vi phạm quyền riêng tư trong quá trình thi.
Trên một chuyên trang sắc đẹp, cô gái 22 tuổi để lại bình luận: "Tôi đã cố gắng hết mình cho MGI đến mức ngã bệnh vì thiếu ngủ và thiếu chất. Không chỉ thế, tôi bị xâm phạm quyền riêng tư khi hình ảnh tôi nhập viện bị đưa lên mạng. Chẳng những không giúp tôi ngăn chặn bức ảnh bị phán tán hoặc tìm ra thủ phạm phía sau, họ thậm chí không có nổi một lời xin lỗi".
Lu Juan Mzyk nói cô không muốn kiện MGI vì tôn trọng cuộc thi, dù cô không được ban tổ chức tôn trọng.
Lu Juan Mzyk 22 tuổi, cao 1,79 m, là ứng cử viên có ngoại hình nổi bật của khu vực châu Phi ở Miss Grand International 2022. Ảnh: @lujuanmzyk. |
Người đẹp cho biết thêm: "Trong cuộc thi, tôi đã chịu đựng khi nghe họ nói rất nhiều lần rằng Nam Phi chỉ là quốc gia nghèo khổ. Họ đã sai lầm khi nhận thức như vậy. Tôi chỉ hy vọng các đại diện tiếp theo của chúng tôi gặp may mắn và thành công".
Theo chuyên trang Pageantry News International, 4 ngày trước chung kết, Lu Juan Mzyk phải nhập viện vì kiệt sức. Cô vẫn tham gia tổng duyệt cùng các thí sinh để chuẩn bị cho đêm cuối. Nhưng do sức khỏe yếu, cô bị ngã và phải đi cấp cứu.
Ngoài Lu Juan Mzyk, Roberta Tamondong, đại diện Philippines, và một số cô gái khác cũng gặp vấn đề sức khỏe. Họ cảm thấy mệt mỏi sau tất cả buổi tập và hoạt động.
Trước khi Hoa hậu Nam Phi lên tiếng chia sẻ, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin cho biết ông Nawat không đánh giá cao các cô gái châu Phi vì kinh tế kém, màu da.
Hiện, Chủ tịch Miss Grand International - ông Nawat Itsaragrisil - chưa lên tiếng về chuyện này.
(Theo Zing)
" alt=""/>Người đẹp Nam Phi tố bị Miss Grand 2022 bào mòn sức khỏeChân dung nữ sinh đam mê thiết kế robot - Nao Konda
Cùng năm 2013, Morupen! giành thứ hạng cao nhất tại cuộc thi robot dưới nước do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Trái đất của Nhật Bản tài trợ. 9X chia sẻ, các thành viên Trybots đều là thiếu niên nên chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế.
Trong quá trình tạo ra Morupen!, cả nhóm đã phải thử nghiệm, sửa chữa và nhiều lần dựa vào trực giác của mình để có được sản phẩm cuối cùng. Lúc đầu, Morupen! chỉ có thể bơi trên mặt nước. Song nhờ tài năng lãnh đạo, sự cố gắng của cả đội, robot này đã có thể lặn dưới mặt nước.
Đó là nguồn động lực rất lớn để Kondo và các thành viên Trybots tiếp tục cải thiện, lên kế hoạch phát triển một loạt các sản phẩm liên quan tới chim cánh cụt như robot mini có thể được sử dụng như đồ chơi trong bồn tắm.
Robot là niềm đam mê lớn nhất
Không chỉ chế tạo robot và đam mê trở thành phi công, Kondo còn có khả năng ca hát khi trở thành thần tượng vòng loại sân khấu và vượt qua hơn 4.000 đối thủ để đoạt Miss iD 2015. Song 9X cho hay, niềm đam mê lớn nhất vẫn là chế tạo những robot thân thiện với mọi người.
Nao Kondo bên 'đứa con tinh thần' đầu tay của mình - robot Morupen! |
'Tôi cảm thấy hiện nay, robot không quá phổ biến trong cuộc sống. Tôi và cả nhóm đang cố gắng hết sức với hy vọng ngày càng nhiều người quan tâm đến ngành công nghiệp này' - Kondo nói.
Theo nhà thiết kế trẻ, trong tương lai sẽ xuất hiện hai loại tương tác giữa người và robot. Đầu tiên, 'robot giúp việc' là robot làm những công việc lễ tân hay giúp việc nhà... mà con người chỉ sử dụng như công cụ hỗ trợ cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, 'robot bạn thân' là robot thông minh, được xem như người bạn thân thiết của con người. Đây cũng chính là loại robot Kondo muốn sản xuất để có thể chung sống hạnh phúc với con người.
Đối với Kondo, việc xây dựng một cộng đồng robot là nhiệm vụ quan trọng của Trybots. Trong thời gian tới, cả nhóm dự định thành lập câu lạc bộ fan dành cho trẻ em.
Kondo cũng chia sẻ kế hoạch tổ chức những buổi hội thảo và sự kiện thường xuyên, cũng như tìm kiếm các hợp đồng phát triển Morupen!.
9X hy vọng con người sẽ quan tâm hơn đến những robot thân thiện như Morupen! |
Robot chim cánh cụt khả năng sẽ được khai thác theo hai hướng chính trong tương lai. Một là, Morupen! được sử dụng cho mục đích giải trí khi Tokyo Disneyland ngỏ ý muốn bổ sung Morupen! cho khu vực công viên nước.
Ước mơ chinh phục bầu trời Ngay từ khi còn nhỏ, Nao đã mơ ước được làm việc trong ngành hàng không vũ trụ. 9X hiện theo học chuyên ngành Cơ khí tại Đại học Keio danh tiếng. Cô cũng tham gia câu lạc bộ hàng không tại đó. Để chuẩn bị cho dự án tốt nghiệp, Kondo quyết định thiết kế robot và dành gần như trọn thời gian cho lĩnh vực này. Nhưng niềm đam mê chinh phục bầu trời của 9X không bao giờ biến mất. Cô gái 20 tuổi đang học để thi lấy bằng phi công. Kondo chia sẻ, cô sẽ theo đuồi đam mê chế tạo robot, song vẫn cố chinh phục giấc mơ làm chủ bầu trờ từ thời thơ ấu. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Nữ sinh Nhật 20 tuổi chế tạo robot có thể bơi dưới nướcTrong vòng chưa đầy ba năm, Nhật Bản đã dành khoảng 4.000 tỷ yên (26,7 tỷ USD) để hồi sinh sức mạnh bán dẫn của mình. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính 10.000 tỷ yên cho ngành công nghiệp với sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Một trong số các mục tiêu là tăng gấp ba lần doanh số bán chip sản xuất trong nước lên hơn 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
Hai nội dung chính trong chiến lược bán dẫn mới của Nhật Bản là lập lại tư cách vị trí đắc địa để sản xuất chip công nghệ cũ thông qua thu hút những tên tuổi lớn nhất trong ngành với các khoản trợ cấp hào phóng lên tới một nửa chi phí thiết lập; khôi phục vị trí đất nước như người đi đầu trong ngành bán dẫn nhờ dự án Rapidus tại Hokkaido.
Kazumi Nishikawa, Giám đốc chính sách an ninh kinh tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và là một trong những kiến trúc sư của chiến lược, giải thích lý do Nhật Bản đầu tư nhiều cho chip là vì viễn cảnh nếu nguồn cung từ Đài Loan dừng lại, hàng nghìn tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng và nhiều nền kinh tế sẽ sụp đổ.
Tokyo đã gặt hái một số thành công. Chẳng hạn, nhà máy 7 tỷ USD tại Kumamoto của xưởng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC sắp đi vào hoạt động, chưa kể một nhà máy khác đang xây dựng và nhà máy thứ ba đang trong quá trình thương thảo. TSMC nhanh chóng nhận ra các dự án chip do Tokyo tài trợ một phần có thể khởi động nhanh hơn rất nhiều so với ở Mỹ hoặc các quốc gia khác.
Bằng cách dựa trên chuyên môn của các nhà sản xuất hàng đầu, Nhật Bản hy vọng sẽ tái tạo các hệ sinh thái liên quan đến chip, cung cấp việc làm và tăng trưởng mới trong các nền kinh tế khu vực. Đồng thời, nó giúp củng cố uy tín của Nhật Bản với tư cách là đồng minh quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, phần thứ hai trong chiến lược của Tokyo có vẻ ít chắc chắn hơn. Dự án Rapidus đã tạo ra cả sự phấn khích và nghi ngờ. Thành công của nó phụ thuộc vào việc đạt được một bước nhảy vọt công nghệ khổng lồ mà không rõ chi phí ra sao hay có người mua hay không. Đó là một mục tiêu mà ngay cả các nhà lãnh đạo ngành cũng đang phải vật lộn để đạt được.
Về mặt tích cực, Nhật Bản có thể dựa vào Mỹ như đồng minh của mình trong khoảng thời gian này. Như một phần của dự án Rapidus, IBM sẽ đào tạo khoảng 100 kỹ sư kỳ cựu của Nhật Bản tại Albany, New York, để giúp họ nâng cấp chuyên môn bán dẫn.
"Chúng tôi là đối tác, đồng minh, cộng sự trong việc đảm bảo rằng an ninh quốc gia, an ninh kinh tế của chúng tôi được liên kết", Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết.
Trước đây, Nhật Bản cho rằng ngành công nghiệp chip nội không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài và kết thúc trong thất bại.
Cùng với TSMC, Micron Technology, ASML Holding, Samsung Electronics cũng đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu tại Nhật Bản khi các doanh nghiệp đang tìm kiếm các thỏa thuận tốt nhất để bảo vệ sản lượng trong tương lai của họ trong một thế giới không chắc chắn.
Tốc độ hỗ trợ của Nhật Bản trái ngược với sự bế tắc chính sách của Mỹ. Đạo luật Khoa học và Chip năm 2022 đã dành 39 tỷ USD trợ cấp trực tiếp để tăng cường sản xuất trong nước, nhưng danh mục đầu tiên trị giá 1,5 tỷ USD chỉ mới được công bố trong tuần này. Những thách thức về lao động và chi phí cũng đã trì hoãn việc bắt đầu sản xuất tại cơ sở mới của TSMC ở Arizona. Tại Đức, bất ổn ngân sách đã làm dấy lên lo ngại về trợ cấp cho TSMC và Intel.
Luc Van den Hove, CEO trung tâm nghiên cứu vi điện tử Imec (Bỉ), nhận xét lần này Nhật Bản đã thực hiện cách tiếp cận táo bạo, ra quyết định nhanh chóng so với 15-20 năm trước.
Các nhà máy TSMC có nhiều lý do để thành công. Công nghệ cho các sản phẩm của nhà máy đầu tiên, chip logic 12nm đến 28nm, đã ổn định. Kumamoto nằm trên đảo Kyushu phía nam Nhật Bản, nơi có hệ sinh thái khoảng 1.000 công ty công nghệ liên quan. Họ cũng có khách hàng, bao gồm cả những hãng xe Nhật.
Xưởng đúc thứ hai của TSMC, được công bố chính thức vào đầu tháng 2, sẽ sản xuất chip 6nm đến 7nm gần đó. Đến năm 2037, doanh thu thuế từ các xưởng đúc có thể bù đắp các khoản chi ban đầu của chính phủ, theo nhà lập pháp Yoshihiro Seki, Tổng thư ký liên minh trong đảng cầm quyền dành riêng cho chip.
Nhật Bản cũng là một địa điểm hấp dẫn vì những lý do khác. Lực lượng lao động nổi tiếng kỷ luật cao, dịch vụ đáng tin cậy, đồng yên Nhật sụt giảm nên giá cả phải chăng hơn. Đây còn là nhà cung cấp toàn cầu quan trọng của một số hóa chất và thiết bị được sử dụng trong sản xuất chip.
Dù vậy, thực tế là chuyên môn bán dẫn tại viện công nghiệp quốc gia Nhật Bản đã bị đình trệ ở quy trình 45nm, dẫn đến việc Rapidus sản xuất hàng loạt chip 2nm sử dụng công nghệ IBM có vẻ là mục tiêu xa vời. Ngay cả khi họ làm được vào năm 2027, TSMC và Samsung có thể đã nhảy vào thị trường trước rất lâu, cho họ lợi thế về chi phí.
Shigeru Fujii, người đứng đầu bộ phận sản xuất chip tại Fujitsu, vẫn chưa thấy bằng chứng cho thấy Rapidus có thể xâm nhập vào thị trường toàn cầu."Vấn đề là: Liệu có khách hàng nào không”,Fujii đặt câu hỏi.
Song, lần này sẽ khác, Shimizu - người từng làm việc dưới quyền Fujii tại Fujitsu khẳng định. Rapidus sẽ tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách rút ngắn thời gian giao hàng cho các con chip không chỉ thông qua quá trình sản xuất, mà còn bằng cách giúp khách hàng rút ngắn quá trình thiết kế tốn thời gian.
Công ty sẽ không thể cạnh tranh với TSMC và Samsung về các mặt hàng phổ biến, vì vậy sẽ nhắm đến một thị trường ngách cao cấp hơn, Shimizu chỉ ra. Ngoài ra, một sự thay đổi trong công nghệ cũng có thể giúp Rapidus. Các chip 2nm sẽ sử dụng cấu trúc bóng bán dẫn Gate-All-Around thay vì cấu trúc FinFET hiện tại.
"Chúng tôi có thể làm được",Shimizu nói. "Tôi không thấy bất kỳ lý do nào khiến chúng tôi không thể".
Cho đến nay, chính phủ đã hứa hẹn 330 tỷ yên và dành thêm 646 tỷ yên trong quỹ để hỗ trợ dự án Rapidus. Nó đủ trang trải một nửa khoản đầu tư 2 nghìn tỷ yên ban đầu, nhưng Rapidus vẫn chưa cho biết làm thế nào để huy động số tiền mặt còn lại hoặc thêm 3 nghìn tỷ yên để mở rộng hoạt động sau khi xưởng đúc ra mắt.
Trái ngược với sự hỗ trợ của chính phủ mà Rapidus được hưởng, phản ứng từ các công ty Nhật Bản rất thờ ơ. Các công ty lớn như Toyota Motor chỉ cam kết 7,3 tỷ yên cho liên doanh.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi IBM đào tạo kỹ sư cho công ty, Rapidus sẽ phải vất vả để tuyển khoảng 1.000 kỹ sư và công nhân cần thiết để khởi động xưởng đúc. Ngành chip của Nhật Bản đã mất khoảng 30% việc làm trong hai thập kỷ tính đến năm 2019 khi thị phần của nước này trên thị trường sản xuất chip toàn cầu giảm từ hơn 50% xuống dưới 10%. Điều đó dẫn đến sự thiếu hụt ít nhất 40.000 công nhân trong thập kỷ tới khi dân số giảm, theo METI.
"Có rất nhiều rủi ro và thách thức đối với Rapidus. Họ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển trước khi trở thành một doanh nghiệp",Nishikawa của METI cho biết.
Tuy nhiên, các khoản trợ cấp khổng lồ của Nhật Bản cho thấy một quyết tâm mới tại METI để tận dụng cơ hội giành lại sức mạnh chip của quốc gia. Họ cũng phản ánh quan điểm rằng trong một thế giới ngày càng thù địch, tốt hơn là ném tiền vào công nghệ chip hơn là không có kế hoạch dự phòng nào cả, Bloomberg nhận định.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Ván cược 67 tỷ USD hồi sinh ngành bán dẫn của Nhật Bản