Bộ trưởng phản hồi, người cha dạy xin lỗi
- Sau khi thông báo lùi thời gian thảo luận đề án đổi mới chương trình,ộtrưởngphảnhồingườichadạyxinlỗbongdaplus n sách giáo khoa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khiến các đại biểu "rất tiếc" bởi ông đã về sớm. Trong khi đó, để dạy cho cô con gái bé bỏng nói và nhận lời xin lỗi, một ông bố Mỹ đã kiên nhẫn vô bờ. Đó là những câu chuyện giáo dục được quan tâm nhất trong tuần qua.
Những phản hồi...lùi lại
Đầu tuần, nói về số tiền 34.275 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông (một trong những "đầu việc" của việc lớn "đổi mới giáo dục"), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết đó là con số tính toán của các chuyên gia, một sơ suất và nhầm lẫn trong lúc ông đi công tác nước ngoài, chứ bản thân ông cũng không đồng tình với con số này.
Phiên họp của UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH sáng nay (25/4) dự kiến thảo luận thẩm tra dự án nghị quyết QH về đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Nhưng ngay từ đầu phiên họp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đích thân đọc công văn của Chính phủ xin hoãn trình dự án. |
Tiếp đến, vào ngày 25/4, Bộ GD-ĐT thông báo do cần thời gian nghiên cứu về kinh phí thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên chưa trình ra Quốc hội để thảo luận.
Đánh giá cao quyết định "lùi lại" khi sự chuẩn bị chưa thấu đáo này, các chuyên gia giáo dục cũng đặt tiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa?
Về phía các đại biểu Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội phân tích hồ sơ do Bộ được Chính phủ ủy quyền trình quá sơ sài, chưa có báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết cách đây 14 năm, nếu Bộ tách bạch các khoản chi và làm rõ những kinh phí tối thiểu cần có và kinh phí đầu tư lâu dài thì dư luận sẽ không bức xúc.
Còn bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm ủy ban nói "rất tiếc" khi Bộ trưởng đến thông báo "lùi thời gian" mà không ở lại để tiếp thu ý kiến của các thành viên trong ủy ban tại phiên họp ngày 25/4.
TS Giáp Văn Dương (cổng giáo dục trực tuyến Giapschool) bình luận: Người quan tâm đến cải cách giáo dục thở phào vì một đề án dở tạm thời không được triển khai. Chính phủ có lẽ cũng thở phào vì chưa phải chi một khoản tiền quá lớn, khi nợ công ngày càng tăng cao, và dự kiến trong năm nay phải vay 400.000 tỉ đồng để trả nợ và chi tiêu.
Nhưng đó chỉ là cái thoảng qua, vui gượng. Còn xét về đại thể, đây là một câu chuyện buồn cho giáo dục. Buồn bởi lẽ mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ trong khi thời gian, niềm tin và khí thế. Ông Dương đặt câu hỏi: Tư duy giáo dục đã trở thành tư duy dự án, thời của giáo dục đã trở thành thời của dự án?
"Chuẩn giáo viên": 150 tín chỉ
Nhập cuộc với "trận đánh" đổi mới giáo dục, với lý do "những lần cải cách trước chưa có cải cách sư phạm", Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa đề xuất đổi mới chương trình đào tạo giáo viên. Theo khung chương trình, việc đào tạo sẽ được chia làm ba bộ phận: Môn chung, chuyên môn và nghiệp vụ. Tổng số tín chỉ cần đạt được của sinh viên là 150 (đại học), 90 (cao đẳng). Điểm nhấn còn tranh luận là trường sư phạm có thể cấp bằng cao đẳng. Đã có nhiều phản bác về đề xuất này.
Chạy đua tìm tiến sĩ
Một "cú đánh nhỏ" của "trận đánh lớn" được đưa ra từ đầu năm là quyết định dừng đào tạo 207 ngành đào tạo khi chưa đảm bảo điều kiện giảng dạy (chủ yếu là thiếu giảng viên trình độ tiến sĩ).
Sau khi "gươm" vung ra, với quá trình rà soát và bổ sung nhanh chóng, đến nay số ngành được mở lại đã chiếm hơn nửa.
Theo tìm hiểu của báo Tuổi Trẻ, sau động thái "vung gươm" này, nhiều trường ĐH đang ra sức chạy đua tuyển giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ; các bộ chủ quản (Y tế, Văn hóa) cũng ra tay hỗ trợ nóng các trường trực thuộc.
Trường không kịp "trở tay" thì lấy tên của người khác “gắn” vào trường mình, tuyển giảng viên cơ hữu nhưng không kiểm tra kỹ dẫn đến một giảng viên đứng tên ở nhiều trường khác nhau. Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết đang sở hữu một phần mềm và cơ sở dữ liệu đặc biệt, có thể “test” nhanh việc báo cáo không trung thực về đội ngũ giảng viên.
Hiệu trưởng tự trọng và người cha trách nhiệm
Thảm họa chìm phà ở Hàn Quốc khiến gần 300 học sinh và giáo viên mất tích gây chấn động lớn trên toàn thế giới.
Thầy hiệu phó Kang Min-kyu, 52 tuổi, người dẫn đầu đoàn học sinh, dù được cứu sống, đã treo cổ tự vẫn. Ông chia sẻ trong thư tuyệt mệnh: “Sống sót một mình thật quá đau đớn trong khi 200 người vẫn đang mất tích. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc này. Một lần nữa, tôi sẽ lại trở thành thầy giáo của những học sinh đã mất tích ở bên kia thế giới”.
Hành vi của ông, cùng với hành vi đệ đơn từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc mới đây được một bạn đọc bình luận: "Mình cảm phục lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm của người Hàn. Xúc động và rơi nước mắt. Và hy vọng cho những điều tốt đẹp sẽ tới với đất nước Việt Nam".
CLIP Cha dạy con nói lời xin lỗi |
Cũng trong tuần này, một clip 5 phút được lan truyền với tốc độ chóng mặt về cách ông bố người Mỹ dạy con gái nói lời xin lỗi đã làm hàng triệu người trên thế giới rơi lệ xúc động.
Một bạn đọc bình luận :"Clip giáo dục này rất hay, không những giáo dục thế hệ trẻ mà còn giáo dục tất cả mọi người, mọi thế hệ đang sống". Độc giả khác thì so sánh "giáo dục cần phải kiên nhẫn, chứ không phải nóng vội để đạt được mục đích "thông qua dự án" như đề án có con số khai toán hơn 34.000 tỷ mà ngành giáo dục rập rình đưa ra.
Những nữ sinh tươi sáng
Ngày cuối tuần, những thông tin về các nữ sinh đã làm ấm lòng người quan tâm tới giáo dục. Đó là câu chuyện về sự trung thực của cô bé học sinh lớp 7 Hồ Thị Bảy ở Nghệ An, tình cờ nhặt được bọc tiền trên đường đến lớp, em đã tất tả chạy đến nhờ ban giám hiệu trường liên hệ trả lại cho người đánh rơi.
Một gương mặt thành công khác là Lã Hồ Minh Khuê, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, có lẽ là trường hợp duy nhất được ĐH Harvard tặng suất học bổng 320.000 USD. Ở Khuê là sự tự tin, thông minh nhưng vô cùng điềm đạm và khiêm tốn.
Hai mẹ con Hải Âu - Minh Khuê |
Kết quả của Khuê phải kể tới vai trò lớn của người mẹ, chị Hồ Thị Hải Âu. Với chị, việc nuôi dạy con là niềm đam mê. Không có thói quen đổ tại ai, chị lặng lẽ giáo dục con theo triết lý học để phát triển tố chất.
Trong khi nền giáo dục và những người chèo lái "con thuyền giáo dục" đang tiến tới, tiến lui trước đòi hỏi "chấn hưng giáo dục, mệnh lệnh của cuộc sống" và dường như còn loay hoay xác định triết lý giáo dục, thì người mẹ này hơn 10 năm qua đã âm thầm xác định và theo đuổi một triết lý giáo dục khai phóng, giáo dục là nhằm phát triển tối đa các tố chất của con người.
- Song Nguyên (tổng hợp)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 15/1: Ba điểm dễ dàng
- Chị Nguyễn Thị Bích Tiền (34 tuổi) kể, năm 19 tuổi, chị kết hôn cùng với anh Nguyễn Văn Bé Hai (43 tuổi) và có với nhau một bé trai.
Hai người sinh sống ở TP Châu Đốc. Cuộc sống mưu sinh khó khăn, vợ chồng cãi nhau triền miên chuyện “cơm áo gạo tiền”, nên sau 5 năm chung sống, chị Tiền và anh Bé Hai ly hôn.
Chị Tiền bên cạnh người chồng cũ và chồng mới. Hôn nhân tan vỡ, chị Tiền rời quê đến Sóc Trăng mưu sinh. Còn anh Bé Hai cùng con trai ở lại trên mảnh đất nhà vợ.
Ở Sóc Trăng, chị Tiền gặp anh Nguyễn Văn Kiên (31 tuổi) - người quê ở Kiên Giang, cũng tha phương mưu sinh bằng nghề thợ hàn. Khi đó, anh Kiên và chị Tiền sống cùng dãy trọ. Qua nhiều lần chào hỏi, hai người trở nên dần thân quen.
Một lần chị Tiền bị sốt phải nhập viện cấp cứu, anh Kiên bỏ việc để vào bệnh viện chăm sóc cho người phụ nữ này. Từ đó, hai người dành cho nhau tình cảm đặc biệt. 8 năm trước, trong ngày sinh nhật chị Tiền, anh Kiên chuẩn bị cặp nhẫn cưới rồi cầu hôn người phụ nữ mình thương.
Thấy được tình cảm thật lòng của anh, chị Tiền gật đầu đồng ý. Hai người đến chính quyền đăng ký kết hôn, về chung sống một nhà.
Cưới nhau được vài hôm, trong một đêm mưa gió, chị Tiền nhận được tin người thân ở quê báo anh Bé Hai bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, đang cấp cứu trong bệnh viện ở An Giang.
Nghĩ cảnh chồng cũ vốn mồ côi cha mẹ, nay gặp nạn không ai chăm sóc, chưa kể khi phẫu thuật không có người thân để ký giấy tờ nên chị Tiền nói với anh Kiên về quê vài hôm để thăm anh Bé Hai. Anh Kiên gật đồng ý ngay.
“Lúc đó, tôi nói với anh Kiên, dù đã ly hôn với chồng cũ, cả hai không còn tình cảm với nhau, song không thể bỏ anh ấy trong hoàn cảnh khó khăn như thế. Nghe tôi nói, anh Kiên gật đồng ý và cùng tôi đội mưa, bắt xe khách về An Giang”, chị Tiền kể lại.
Trong bệnh viện, ban ngày chị Tiền chăm sóc anh Bé Hai, đêm anh Kiên vào thay vợ chăm sóc chồng cũ của vợ từ ăn uống, tắm rửa đến thuốc men… không một lời than vãn. Nhiều người hỏi về mối quan hệ của hai người, anh Kiên đáp: “Anh ruột tôi đó”.
Anh Bé Hai xuất viện, nhưng bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, mắt hỏng một bên. Cũng vì vậy mà 8 năm qua mọi việc tắm giặt, cơm nước cho Bé Hai đa phần do Kiên đảm nhận.
“Lúc đầu, thấy vợ chăm sóc anh Bé Hai cực khổ quá nên tôi đỡ đần. Dần dần chăm sóc anh ấy tôi xem như chăm anh ruột của mình”, anh Kiên vừa đút cơm cho anh Bé Hai ăn, vừa nói.
Trong lúc đút cơm cho chồng cũ của vợ ăn, anh Kiên lâu lâu lại nhắc: “Ăn từ từ thôi ông, coi chừng mắc nghẹn đó, uống nước không?”.
8 năm qua, hằng ngày, anh Kiên đều chăm sóc anh Bé Hai như anh ruột của mình. Dù chỉ nằm một chỗ nhưng anh Bé Hai vẫn tỉnh táo, nói chuyện bình thường. Anh nói với chị Tiền, không biết lý do gì mà Kiên lại tốt với mình đến thế.
“Anh Bé Hai nói, Kiên tốt với anh ấy như anh em ruột. Nếu không có anh Kiên, chưa chắc anh ấy sống tới giờ”, chị Tiền chia sẻ.
Do phải chăm anh Bé Hai, vợ chồng chị Tiền không thể đi làm ăn xa. Chị Tiền trước đây phụ chồng bằng nghề bán vé số, nay bụng bầu sắp sinh nên ở nhà làm việc lặt vặt và chăm sóc hai con trai, một đứa lớn 14 tuổi con chồng cũ, đứa 5 tuổi con chồng mới. Còn anh Kiên đi làm thợ hồ, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ít người xây nhà, anh chuyển sang buôn bán rau và trái cây.
“Trước tôi chạy xe chở rau cải đi bán nhưng ế quá nên giờ chuyển sang buôn bán trái cây, chủ yếu là chôm chôm. Ngày nào bán lãi nhiều nhất được khoảng 280.000 đồng, tiền đó đủ để trang trải mua gạo, thịt, mắm, muối và mua tã cho anh Bé Hai”, Kiên nói.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Giang (chị ruột của chị Tiền) cho biết: “Lúc Tiền với Kiên quyết định đưa Bé Hai về chăm sóc, gia đình ai cũng lo lắng, sợ "một bà hai ông" khó sống được với nhau. Đến giờ thấy ba người vẫn vui vẻ, đầm ấm gia đình ai cũng thương".
Ông Trần Giang Sơn, Trưởng ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Tế xác nhận, chị Tiền và anh Kiên có quan hệ vợ chồng hợp pháp. Còn anh Bé Hai, về mặt pháp luật không có quan hệ với vợ chồng chị Tiền.
"Vợ chồng chị Tiền, anh Kiên đưa anh Bé Hai về nuôi chỉ giống như một hành động cưu mang. Suốt 8 năm qua, kể từ khi 3 người cùng chuyển về sống ở ấp, vẫn luôn hòa thuận, vui vẻ.
Ở ấp, mọi người thương hoàn cảnh, quý gia đình chị Tiền nên những khi có quà hay có đồ gì đều đem cho", ông Sơn nói.
Anh Kiên chia sẻ, vừa qua một số mạnh thường quân biết đến hoàn cảnh "một bà hai ông" nên ủng hộ họ tiền tu sửa nhà mới khang trang hơn, có phòng vệ sinh và bếp khép kín. Nhờ đó, anh Bé Hai cũng có giường mới.
Chồng mới giúp vợ sinh con từ tinh trùng của chồng cũ đã mất
Kimberly Holmes-Iverson (Anh) rất đau lòng sau cái chết của chồng cũ. Người chồng mới đã giúp cô sinh con từ tinh trùng đông lạnh của người quá cố và nuôi dưỡng đứa trẻ.
" alt="Người đàn ông miền Tây 8 năm chăm chồng cũ của vợ" /> - Tôi đã kết hôn với vợ cũ được 10 năm, cuộc sống ổn định và bình yên với 2 con một trai một gái, hoạt bát và thông minh. Hai năm trở lại đây, công việc kinh doanh của công ty tôi phát triển vượt bậc, trong mắt người thân và bạn bè, tôi có lẽ là người đàn ông hạnh phúc nhất trên đời.
Vợ hiền đức, đảm đang, con cái nề nếp, ngoan ngoãn, tôi còn có nhà, xe và sự nghiệp thành đạt. Những ngày hạnh phúc đó cứ thế trôi qua cho đến khi tôi gặp lại “nữ thần” của mình khi còn đi học.
Cô ấy là M.L, bạn học cấp 3 của tôi, người con gái xinh đẹp nhất lớp, đôi mắt to long lanh hút hồn. Rất nhiều nam sinh trong và cả ngoài lớp thích cô ấy, trong đó có tôi. Ngồi bàn sau M.L, luôn tìm cách giúp đỡ và nói chuyện với cô ấy, nhắc bài cho cô ấy khi kiểm tra… nhưng cô ấy đối với tôi cũng chẳng có gì đặc biệt. Có lẽ do có nhiều người theo đuổi quá và cô ấy coi những việc tôi làm cũng bình thường thôi.
Điều kiện gia đình của M.L ở mức trung bình, nhưng cô ấy không thiếu thốn thứ gì, hầu như sáng nào cũng có người mang đồ ăn, đồ dùng học tập hay quà tặng gì đó nhét dưới bàn học cho cô ấy.
Chính vì vậy dù thực sự thích M.L nhưng tôi không dám thổ lộ, tôi lo nhỡ cô ấy từ chối thì càng khó xử, thậm chí không giữ nổi tình bạn. Khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đi học đại học xa nhà nhưng vẫn tự nhủ sau này giàu có nhất định tôi sẽ hỏi cưới M.L hoặc một người giống như cô ấy làm vợ. Còn M.L không đỗ đại học năm đó, cô ở quê ôn tiếp thi năm sau.
Bẵng đi một thời gian, khoảng nửa năm sau tôi về thăm nhà thì nghe tin cô ấy đi học trung cấp kế toán và sẽ kết hôn với người đàn ông hơn cô ấy cả chục tuổi nhưng gia đình khá giả, có chức quyền.
Người đó chu cấp tiền học cho M.L đồng thời hứa sẽ sắp xếp công việc ngon lành cho cô ấy. Tôi nghĩ đây có lẽ là cuộc sống mà cô ấy mong muốn. Bản thân tôi lúc đó còn đang phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ nuôi ăn học và để tránh phiền hà cho cô ấy, tôi không liên lạc nữa kể từ đó.
Sau này khi tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi tình cờ gặp và yêu vợ cũ. Vợ cũ tôi không xinh đẹp, cũng không cao ráo như M.L nhưng cô ấy là một người phụ nữ thích hợp để kết hôn và bố mẹ tôi rất hài lòng về cô ấy.
Sau khi kết hôn, vợ cũ thực sự đúng như những gì bố mẹ và tôi mong đợi, không những giỏi giang việc cơ quan, cô ấy còn rất chăm chỉ và chu toàn việc gia đình, đối nhân xử thế đâu ra đấy, lại còn dịu dàng và ngoan hiền nên được cả nhà tôi yêu quý.
Bao năm qua, tôi chỉ lo làm ăn bên ngoài, vì hoàn toàn yên tâm chuyện gia đình, vợ cũ chăm con và bố mẹ tôi rất chu đáo. Kinh tế khá giả, gia đình yên ấm khiến tôi rất hài lòng.
Thế nhưng biến cố đã xảy ra khi tôi tình cờ gặp lại M.L, cô ấy nói mới chuyển lên thành phố này sinh sống, cách nhà tôi khoảng 25 cây số. M.L vẫn xinh đẹp mặn mà khiến tôi lại bồi hồi, tôi mời M.L đi ăn tối và ngỏ ý đưa cô ấy về nhà, cô ấy không hề từ chối.
Buổi hôm đó chúng tôi chuyện trò rất nhiều, M.L nói hóa ra lấy chồng nhà giàu không sung sướng như cô ấy từng nghĩ. Tốt nghiệp cấp 3, cô ấy học nghề hơn 2 năm, sau đó kết hôn và làm việc trong công ty nhà chồng.
Cuộc sống vật chất chẳng thiếu thứ gì nhưng tinh thần không thoải mái, gắng gượng được 3 năm, họ ly hôn vì cô không có con và ngày càng bị nhà chồng coi thường, khinh rẻ. M.L nói cô đã độc thân vài năm nay và hiện vẫn chưa tìm được người thích hợp để tái hôn.
Cảm thấy M.L thật đáng thương, tôi càng xót cho cô ấy. Tôi đã đưa cô ấy số liên lạc và dặn nếu gặp bất cứ khó khăn gì nhất định phải gọi cho tôi. Kể từ đó, hai chúng tôi gặp gỡ nhiều hơn, từ trò chuyện hàng ngày đến việc thường xuyên gặp nhau.
Vì đã có kinh tế nên tôi chăm sóc M.L rất chu đáo, quần áo hay túi xách, giày dép hàng hiệu tôi sẵn sàng tặng nếu cô ấy thích… Cuối cùng, cô ấy cũng chịu thuộc về tôi, ước mơ thời trẻ của tôi đã thành hiện thực. M.L sống rất sang chảnh, ngày nào cũng trang điểm xinh đẹp, quần áo tươm tất và quyến rũ, lại khéo léo khiến tôi ngày càng yêu cô ấy hơn.
Những thay đổi ở tôi cũng đã khiến vợ cũ nghi ngờ. Vợ tôi phát hiện chuyện tình cảm giữa tôi và M.L, tôi đành thừa nhận mọi việc và đề nghị cô ấy ly hôn.
Vợ cũ đấu khẩu với tôi, cãi vã, khóc lóc và van xin tôi đừng ly hôn. Khi đối mặt với các con, tôi cũng đắn đo nhưng tôi càng muốn sống với M.L nhiều hơn.
Dù tốn rất nhiều công sức, nhưng cuối cùng tôi cũng ly hôn được, con trai về với tôi và con gái sẽ theo mẹ. Tôi để lại căn nhà và một nửa số tiền tiết kiệm cho vợ, dù gì thì tôi cũng có lỗi trước và tôi không thể để con tôi sống thiếu thốn được.
Làm thủ tục xong tôi gửi con trai về cho bố mẹ đẻ, dự định thuê một căn chung cư ở tạm rồi dồn tiền tìm mua căn nhà nhà khác. Nhưng bố mẹ biết tin đã không thèm nhìn mặt tôi, ông bà nhận cháu nhưng lập tức đuổi tôi ra khỏi nhà vì không chấp nhận việc tôi ly hôn người con dâu thảo hiền của họ.
Tôi rất sốc và hụt hẫng, nhưng thật may tôi còn có M.L. Những tưởng cô ấy sẽ hạnh phúc lắm, sẽ cảm ơn tôi vì đã lựa chọn đến bên cô ấy nhưng không ngờ M.L chẳng hề tỏ ra ngạc nhiên chút nào.
Thậm chí từ hôm đó, cô ấy ngày càng thờ ơ với tôi. Lòng tôi như chết lặng, sự thực là tôi ly hôn với vợ cũ chỉ vì cô ấy, muốn sống cùng cô ấy. Vậy mà khi tôi muốn cầu hôn, M.L đã phũ phàng từ chối.
Tôi hoàn toàn không nói nên lời, đây là quả báo của ông trời dành cho tôi sao? Bây giờ vợ cũ của tôi rất ghét tôi, bố mẹ từ mặt tôi, ngay cả con trai và con gái tôi cũng không muốn gặp bố. Cái giá tôi phải trả quá đắt…
Quỳnh Liên
Ly hôn 3 năm, vợ cũ báo tin có thai khiến tôi bối rối
Chỉ sau một đêm "thân mật", vợ cũ báo tin có thai khiến tôi bất ngờ. Trong lúc tôi đang bối rối, cô ấy còn đề nghị hàn gắn tình cảm để “gương vỡ lại lành”…
" alt="Ép vợ ly hôn rồi hỏi cưới nhân tình, không ngờ tôi bị từ chối phũ phàng" /> - Xuất hiện trong một toà nhà văn phòng hiện đại, Chu Liang trông đúng kiểu một bà mẹ năng động, sành điệu. Nhưng khi cuộc trò chuyện chuyển sang đề tài nuôi dạy con cái, vẻ ngoài tự tin của người phụ nữ 36 tuổi bỗng sụp đổ.
“Tôi nghĩ mình là một bà mẹ thất bại” - cô nói.
Mối quan hệ của Chu và cậu con trai 6 tuổi bắt đầu rạn nứt trong thời gian gần đây. Cậu bé thường xuyên nổi giận, xới tung phòng ngủ của mình lên và không nghe lời người lớn. Khi bị mẹ mắng, cậu bé nhìn chằm chằm vào mẹ, không nói năng gì.
Trước đó, mọi chuyện không như vậy. Nhưng mối quan hệ của 2 mẹ con đã thay đổi kể từ khi cô bắt đầu theo dõi một người nổi tiếng về nuôi dạy con cái trên mạng xã hội.
Blogger này thu hút hàng nghìn người hâm mộ trên ứng dụng WeChat của Trung Quốc bằng cách đưa ra các kế hoạch học tập chi tiết cho trẻ. Người này khẳng định rằng phương pháp của cô đã thúc đẩy con trai đạt được những thành tích phi thường. Cô cũng cho biết, năm 6 tuổi, cậu bé đã có thể đọc tiếng Anh bằng với trình độ của một trẻ em Mỹ học lớp 5.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của cô rất khó nhằn. Cô khuyên các bậc cha mẹ nên lập danh sách nhiệm vụ hằng ngày cho con, trong đó có đọc sách tiếng Anh trong bao lâu, những câu hỏi nào cần phải trả lời sau khi đọc. Nếu đứa trẻ không hoàn thành nhiệm vụ, cô gợi ý đôi khi nên đánh đòn chúng.
Chu kể lại cảm giác không thoải mái khi phải đánh con trai. Nhưng với mong muốn cậu bé có được khởi đầu thuận lợi trong hệ thống giáo dục cực kỳ cạnh tranh của Trung Quốc, cô quyết định thử làm theo phương pháp của blogger kia. Quyết định đó đã trở thành thảm hoạ.
“Bây giờ, thằng bé ghét tiếng Anh, có lẽ còn ghét cả tôi nữa” - bà mẹ nói.
Li Danyang - một "hot mom" đang chia sẻ việc cô thường xuyên kiểm tra danh sách bài tập về nhà của con. Trường hợp của chị Chu không phải là hi hữu. Những người nổi tiếng về nuôi dạy con cái trên mạng thường đưa ra lời khuyên để biến đứa trẻ thành siêu sao học tập. Việc này trở nên phổ biến trong bối cảnh cha mẹ Trung Quốc đang lo lắng về cuộc chạy đua giáo dục ngày càng gắt gao.
Tuy nhiên, nhiều blogger bị cáo buộc là đã gây ra ảnh hưởng xấu - gây hiểu nhầm cho người hâm mộ, rao bán các lý thuyết mập mờ, hoặc thậm chí hoạt động như bình phong cho các tổ chức doanh nghiệp.
Việc đưa ra những lời khuyên độc hại về chủ đề dạy con đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn khi nó nổi lên như một nghề kiếm lời. Trên WeChat, hàng nghìn tài khoản nuôi dạy con cái mọc lên trong vài năm gần đây, trong đó phần lớn tập trung vào việc dạy trẻ đọc, nói tiếng Anh và viết tiếng Trung.
Những người này có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ vì các gia đình Trung Quốc sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho việc học hành của con cái.
Theo một cuộc khảo sát năm 2021, hơn 20% gia đình nước này dành trên 20% thu nhập đầu tư cho con cái. Thị trường các sản phẩm nhắm đến khách hàng mục tiêu là cha mẹ và trẻ em ước tính trị giá 495 tỷ USD.
Li Danyang, một người nổi tiếng về nuôi dạy con cái với 16 triệu lượt theo dõi, ước tính đạt doanh thu mỗi tháng là 60 triệu nhân dân tệ (213,7 tỷ đồng).
Theo chị Chang Hua, một bà mẹ ở Bắc Kinh, những nỗ lực gần đây của ngành giáo dục Trung Quốc khiến những người có ảnh hưởng trở nên nổi tiếng hơn. Các nhà chức trách đã cố gắng giảm tải gánh nặng học hành của học sinh bằng cách yêu cầu giao ít bài tập về nhà hơn và kết thúc lớp học sớm hơn. Nhưng điều này lại dẫn đến việc nhiều bậc cha mẹ tự dạy con đến khuya.
“Trường học không cung cấp cho phụ huynh những gì họ muốn. Bài tập về nhà ít hơn và mức độ khó của các môn như tiếng Anh là quá thấp. Đó là lý do tại sao cha mẹ phải tìm kiếm các nguồn tài nguyên khác cho trẻ, để đảm bảo rằng chúng không bị bỏ lại phía sau”.
Shanshan, một bà mẹ 2 con sống ở Thượng Hải, là một trong số những người trở nên nổi tiếng nhờ xu hướng này. Cô thiết lập tài khoản trên WeChat vào năm 2018 và bắt đầu chia sẻ các mẹo dạy tiếng Anh cho trẻ em. Hiện Shanshan có 120.000 lượt theo dõi.
Giống như nhiều blogger về nuôi dạy con cái, bà mẹ bỉm sữa này trước đây có ít kinh nghiệm viết lách. Tuy nhiên, cô đã thu hút người hâm mộ bằng cách nhấn mạnh vào thành tích học tập của các con và khẳng định rằng phương pháp giáo dục khắc nghiệt của cô là lý do đằng sau thành tích của các con.
Khi còn ở tuổi mẫu giáo, con trai Shanshan đã dành nhiều giờ để học tiếng Anh mỗi ngày, đọc hàng chục cuốn sách, nghe sách nói và hoàn thành vô số câu hỏi đọc hiểu, bà mẹ này cho biết.
“Các con tôi đều có chỉ số IQ trung bình và tôi cũng là một phụ huynh bình thường. Thành tích của chúng rất dễ được nhân rộng nếu các cha mẹ có thể kiên trì làm theo những gì tôi đã và đang làm”.
Shanshan tập trung vào việc đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các phụ huynh khác. Ngoài việc chia sẻ kế hoạch học tập chi tiết, cô còn quản lý hàng chục nhóm trò chuyện, nơi cô tương tác trực tiếp với phụ huynh. Cô cũng nói thẳng về lý do mình làm thế.
“Vì lợi nhuận, tôi sẽ không làm bất cứ việc gì trừ khi có lý do” - cô chia sẻ.
Shanshan và con trai trên tàu điện ngầm ở Thượng Hải, Trung Quốc. Trên trang cá nhân của mình, Shanshan quảng cáo một loạt tài liệu giảng dạy và các viện đào tạo cung cấp khoá học ngoại ngữ trực tuyến. Mặc dù khẳng định rằng chỉ làm việc với các thương hiệu cô thực sự tôn trọng, nhưng cô cũng không giấu diếm về tham vọng thương mại hoá của mình.
Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh đã phát ngán với yếu tố thương mại hoá của một số người nổi tiếng trong lĩnh vực này. Chang, một bà mẹ ở Bắc Kinh, cho biết cô rất buồn khi thấy blogger yêu thích của mình bắt đầu bán các sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến giáo dục.
“Cô ấy bán tất cả mọi thứ, từ nhu yếu phẩm hằng ngày đến bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Tôi đã quyết định huỷ theo dõi cô ấy”.
Một số blogger khác thì phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn. Hồi tháng 4 năm nay, ngành công nghiệp này bị “rung chuyển” bởi tiết lộ cho thấy một số tài khoản WeChat của các bậc cha mẹ nổi tiếng trên thực tế được kiểm soát bởi cùng một công ty công nghệ giáo dục.
“Tôi cũng đã được công ty tiếp cận (để xuất bản nội dung của họ trên tài khoản của tôi), nhưng tôi đã từ chối vì đơn giản tôi rất lười” - Shanshan nói. Yang Yiling, một bà mẹ sống ở Bắc Kinh cho biết, với các phụ huynh nuôi con dựa vào lời khuyên của những người nổi tiếng, tin tức này thật kinh khủng.
“Bạn theo dõi một tài khoản chủ yếu vì họ đã nuôi dạy một đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc. Bây giờ, bạn lại được nói rằng những câu chuyện thành công này chỉ là dối trá, rằng họ bịa ra chúng để bạn mua thứ này, thứ kia. Điều đó hoàn toàn không chấp nhận được”.
Một vụ bê bối nổi tiếng khác có liên quan đến bà mẹ Liuma Luoluo, một người có ảnh hưởng với 670.000 người theo dõi trên Weibo.
Cô làm nên tên tuổi của mình bằng cách lập luận rằng cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ gần gũi với con cái và nên khuyến khích con cái sáng tạo từ nhỏ. Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, người ta phát hiện ra rằng bà mẹ này đã sống xa con gái 8 tuổi của mình nhiều năm nay.
Một bức ảnh do hot mom Liuma Luoluo chia sẻ, khoe con trai đọc cuốn sách mà cô đã tư vấn cho các bậc phụ huynh. Liuma Luoluo sau đó thừa nhận vì quá bận rộn với công việc truyền thông xã hội nên đã để con gái ở với ông bà ở tỉnh Hà Nam - cách nhà cô ở Bắc Kinh 8 giờ lái xe. Cô bé sau đó có nhiều vấn đề về hành vi nên đã được gửi tới một trường nội trú võ thuật ở Hà Nam.
Chị Chang cho biết, thậm chí nhiều người nổi tiếng còn cố gắng biến những phụ huynh đã mua khoá học thành nhân viên bán hàng cho họ bằng cách trả hoa hồng nếu mời chào được các phụ huynh khác.
“Sau khi bị tẩy não bởi người đứng đầu, họ sẽ dần chấp nhận mọi ý tưởng mà người kia nói. Họ sẽ làm theo phương pháp của người đứng đầu để giáo dục con cái mình. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể huỷ hoại một đứa trẻ”.
Tuy nhiên, bất chấp những trải nghiệm tồi tệ của mình, chị Chang vẫn tiếp tục theo dõi 10 tài khoản nuôi dạy con cái trên WeChat, nghiên cứu từng bài đăng của họ một cách cẩn thận. Cô quyết tâm giúp đứa con đang học lớp 2 nói tiếng Anh trôi chảy vào một ngày không xa. Cô muốn tìm các nguồn tài liệu trên mạng vì nhà cô ở ngoại ô, không tiện tới các trung tâm ngoại ngữ.
Với những bà mẹ nổi tiếng như Zhao Xiaohua, trách nhiệm nặng nề gấp nhiều lần. Cách đây 5 năm, cô bắt đầu một blog trên WeChat chỉ đơn giản là định ghi lại kinh nghiệm đọc sách tiếng Anh cùng con gái. Hiện người mẹ gốc Bắc Kinh có hơn 180.000 người theo dõi và phải thuê 6 người giúp trả lời các câu hỏi của người hâm mộ.
“Thành thực mà nói, tôi không dám chia sẻ suy nghĩ của mình về việc dạy con lúc ban đầu. Tôi không chắc về hiệu quả của nó với những đứa trẻ không phải là con tôi”.
Zhao đã dành nhiều nỗ lực vào việc nghiên cứu các lý thuyết giáo dục những năm đầu đời. Nhưng không giống như nhiều blogger khác, cô từ chối đưa ra kế hoạch học tập “copy-paste” để người hâm mộ làm theo, mặc dù nhiều người năn nỉ cô làm điều đó.
“Tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau và cha mẹ nên là người tự lập kế hoạch riêng cho con mình. Nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ luôn muốn chúng tôi nói cho họ biết chính xác những gì phải làm. Hầu hết các bậc cha mẹ không giỏi việc tự đưa ra đánh giá”.
Bây giờ, viết blog trên WeChat là công việc toàn thời gian của Zhao. Cô tạo ra doanh thu bằng việc bán sách tiếng Anh và tổ chức các khoá học qua tài khoản. Nhưng cô vẫn phản đối quan điểm học ngoại ngữ của một số người có ảnh hưởng khác.
“Điểm mấu chốt là dù bạn có làm gì cũng không bao giờ được phép phá huỷ mối quan hệ cha mẹ - con cái. Bạn đừng bao giờ khiến con mình sợ hãi hay thiếu tự tin. Không có lý do gì để đảm bảo con bạn thành công trong học tập nếu chúng không còn muốn nói chuyện với bạn nữa” - cô chia sẻ.
Quay trở lại với Chu, cô không chắc về việc làm thế nào để hàn gắn lại mối quan hệ tan vỡ với con trai hay làm thế nào để truyền cảm hứng học tiếng Anh cho cậu bé. Nhưng cô biết việc ép con học sẽ không đạt được kết quả gì cả.
“Có lẽ cách đó chỉ có hiệu quả với những đứa trẻ biết vâng lời hơn và có thể chịu đựng được việc học tập dưới áp lực cao từ khi còn nhỏ” - cô thở dài. “Nhưng đó không phải là cách dành cho con trai tôi”.
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)
Ba điều cha mẹ cần hiểu để nói chuyện với con về tình dục
Tình dục bao giờ cũng là một chủ đề không dễ dàng để nói chuyện với con. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp các bậc cha mẹ xử lý tốt nhất vấn đề này.
" alt="‘Hot mom' dạy con trên mạng" /> - Những trường hợp khi yêu nhau, chưa đăng ký kết hôn mà đãgây bạo lực với đối tượng là bạn đời, bạn tình của mình thì chắc chắn 100% khilấy nhau rồi bạo lực sẽ xảy ra và còn tăng lên rất nhiều lần...
“Khi bị sỉ nhục, điều đầu tiên tôi thấy người phụ nữ làm là chạy ra đóng cửalại. Họ xấu hổ, họ đóng cửa lại để người ngoài không biết đến, nhưng khi họ đóngcửa lại tức là họ không còn con đường chạy thoát. Như thế là không hiểu biết,bản thân họ phải hiểu là khi bạo lực xảy ra thì người gây ra bạo lực đáng xấu hổchứ không phải là mình. Cho nên khi bạo lực xảy ra, việc đầu tiên người phụ nữlàm là phải mở cửa ra”, bà Hoàng Thị Kim Thanh nói.
Bạo lực tinh vi của ông chồng trí thức
Bà Hoàng Thị Kim Thanh (Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa gia đình, Khoa Văn hóa học, ĐHVăn hóa Hà Nội) cho rằng, tình trạng bạo lực tinh thần bằng cách chửi bới, lăngmạ, sỉ nhục vợ trong gia đình trí thức không phải chuyện hiếm.
Những ông chồng trí thức, có học hành luôn có cách nói như thế nào để khiếnngười vợ đau nhất, tổn thương nhất mà không cần đánh đập. Bà Thanh vẫn chưa quêncâu chuyện sỉ nhục vợ tinh vi của một ông chồng mang học vị tiến sĩ:
“Ông chồng đi nghiên cứu sinh nước ngoài về, nói về học hàm học vị, tri thức thìông ấy đầy mình. Khi ông về, vừa bước đến sân bay thì ông ấy nói với bà vợ mộtcâu còn kinh khủng hơn cả đánh: Hàng quá đát thì không dùng nữa. Người quá đátthì ông cũng không sử dụng. Bà ấy thì cũng đến tuổi quá đát rồi. Bà vợ nói vớitôi là nghe xong câu đấy chị cảm thấy rất choáng váng, không bao giờ nghĩ ôngchồng của mình lại nói với mình một câu khủng khiếp như thế”.
" alt="Chồng tiến sĩ sỉ nhục vợ là 'hàng quá đát'" />Ăn miếng trả miếng có thể càng làm bạo lực gia tăng. Ảnh minh họa
Khu Di tích lịch sử văn hóa mộ nhà nho yêu nước Phan Châu Trinh rợp bóng cây xanh. Mộ phần đặc biệt của chí sĩ yêu nước
Tọa lạc bên con đường nhỏ Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình, TP.HCM), khu Di tích lịch sử văn hóa mộ Phan Châu Trinh rợp bóng cây xanh. Trong không gian rộng khoảng 2.500m2 là các hạng mục nhà văn phòng, nhà kho, nhà thờ và mộ của cụ.
Các tài liệu của Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình ghi rõ, mộ cụ Phan Châu Trinh được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3211QĐ/BT ngày 12/12/1994.
Nằm bên trái nhà thờ, mộ phần của cụ Phan Châu Trinh với màu trắng nổi bật lẩn khuất trong những hoa cỏ xanh mướt.
Phía trước đền thờ cụ Phan đặt bức tượng bán thân của người chí sĩ yêu nước. Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”. Sau mộ là tiểu sử của cụ do Huỳnh Thúc Kháng soạn thảo ngày 2/8/1926.
Hiện nay, việc chăm nom khu di tích lịch sử văn hóa mộ cụ Phan Châu Trinh được Nhà nước cùng hậu duệ của cụ kết hợp, chung tay bảo vệ. Bà Lê Thị Sáu (bí danh Tư Sương, 81 tuổi), cháu dâu của cụ Phan cho biết, bà vinh dự được gia đình giao trọng trách trông nom khu di tích.
Hằng ngày, bà vẫn tiếp khách tham quan và kể những câu chuyện về nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
Đền thờ cụ Phan Châu Trinh. Bà Tư Sương cho biết: “Ngày diễn ra đám tang của cụ trở thành sự kiện chấn động. Không chỉ riêng người dân Sài Gòn mà khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, thậm chí cả kiều bào nước ngoài cũng bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân để tổ chức truy điệu, để tang cụ”.
Cũng theo bà, hay tin cụ mất, một gia đình bá hộ tại Sài Gòn vô cùng thương tiếc. Gia đình này sau đó quyết định hiến khu đất có địa thế đẹp cho cụ an nghỉ.
“Lúc đầu, mộ phần cụ cũng nhỏ. Trải qua nhiều lần tôn tạo, mộ phần mới bề thế như bây giờ. Tính đến nay, nơi an nghỉ của cụ đã tròn 95 năm”, bà Tư Sương nói thêm.
Mộ phần cụ Phan nổi bật trong không gian xanh mát của hoa cỏ. Dẫn chúng tôi đi thăm nhà lưu niệm, bà Sáu cho biết, đây là nơi trưng bày các di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh. Trong số này có bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế. Hiện, bộ quần áo vẫn còn nguyên vẹn, được treo trang trọng trong tủ kính.
Trong nhà trưng bày cũng treo các liễn đối do cá nhân, tổ chức gửi viếng lúc cụ qua đời. Hằng ngày, hậu duệ của cụ Phan vẫn tìm kiếm, sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, tư liệu về cụ, đem về nhà trưng bày để nơi đây phong phú thêm.
Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”. Tình yêu với người vợ chân chất
Bà Tư Sương cho biết, cụ Phan là tấm gương để cả cuộc đời bà noi theo. Cụ là người tiên phong, đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. Suốt một đời, cụ hết sức hết lòng hiến dâng cho đất nước.
“Cụ hy sinh đến nỗi khi vợ, con trai mất, cụ cũng không được gặp mặt vì vướng hoạt động cách mạng. Nhân cách đáng trân trọng của cụ không chỉ thể hiện trong việc cụ tìm đường đưa dân tộc thoát khỏi ách cai trị của người Pháp. Nó còn thể hiện ở tấm lòng chung thủy với người vợ lam lũ”, bà Tư Sương kể thêm.
Bà Lê Thị Sáu (Tư Sương), cháu dâu cụ Phan cho biết, cụ Phan Châu Trinh là nhà cách mạng có nhân cách sáng ngời. Cụ Phan Châu Trinh mất khi bà Tư Sương chưa ra đời. Thế nhưng, bà khẳng định luôn được cha mẹ kể lại những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn về ông. Một trong số đó là chuyện cụ Phan một lòng với người vợ ở quê trước sự yêu mến của một cô tiểu thư đài các.
Bà kể, khi cụ Phan từ Huế trở về nhà, có một tiểu thư xinh đẹp, là con quan, chuẩn bị rất nhiều đồ đạc cho cụ. Vị tiểu thư này vốn có tình cảm đặc biệt với cụ từ trước và rất muốn đi cùng cụ. Khi trở về nhà, cụ Phan nhìn thấy cảnh vợ mình đang lam lũ làm việc ở ngoài ruộng.
Bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế. Thấy cụ Phan về, mặc kệ quần áo lấm lem bùn đất, cụ bà tất tả chạy ra đón chồng. Cụ Phan so sánh hình ảnh cơ cực, lam lũ của vợ với cô tiểu thư đài các kia rồi tự thấy thương yêu cụ bà hơn.
“Lúc bấy giờ, cụ là nam nhi có chí lớn. Khi bôn ba bốn bể, cụ được biết bao cô gái trẻ đẹp, học thức yêu mến. Thế nhưng cụ vẫn luôn thủy chung với cụ bà lam lũ, chân chất ở quê nhà. Tình cảm, nhân cách ấy đáng trân trọng vô cùng”, bà Tư Sương kể thêm.
Các tác phẩm, di bút của cụ Phan được lưu giữ, trưng bày trong nhà lưu niệm. Cũng theo bà Tư Sương, sinh thời, cụ Phan Châu Trinh có 3 người con, 1 trai 2 gái. Tuy nhiên, người con trai của cụ mất sớm khi chưa lập gia đình. Thế nên, cụ chỉ có 13 người cháu ngoại.
Nguyễn Sơn
40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Gần 40 năm qua, ngày ngày một mình bà đến dọn cỏ, thắp nhang, ngồi trò chuyện, khóc cùng những mộ phần nơi nghĩa trang liệt sĩ.
" alt="Chuyện tình thủy chung của Phan Châu Trinh và người vợ lam lũ" />
Vợ mình có bầu. Mẹ chồng nấu món gì vợ cũng nghén phun ra hết. Thế quái nào ăn hải sản chả bao giờ nghén.
" alt="Nhật kí thú vị của một anh chàng có vợ" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
- ·Cú bẻ lái bất ngờ của 'cô gái nuôi lợn' thành sao nhờ Trương Nghệ Mưu
- ·Cái kết mãn nguyện của ông bố 15 năm rong ruổi tìm con trai mất tích
- ·Vì sao du lịch Việt nhận 'mưa' giải thưởng nhưng chưa hút khách?
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- ·Xi măng Sông Gianh ủng hộ Quảng Bình 300 triệu đồng phòng chống dịch Covid
- ·Kiểm tra thấy tin nhắn của vợ gửi cho người yêu cũ liệu có phải vợ đang ngoại tình
- ·Trả tuổi thơ cho con bằng hát ru, đọc truyện, về quê
- ·Soi kèo góc Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1
- ·Vợ lấy cớ về ngoại để 'ngoại tình' với cậu bạn thân và cái kết không ngờ đến nhất
Đám cháy lan nhanh lên những tầng cao nhất. “Tôi đã quá sợ hãi. Mọi người bên dưới la lên ‘ném đi, ném đi’. Tôi bắt đầu sợ hãi vì tất cả những gì tôi có thể nhìn ở phía dưới chỉ có một người phụ nữ đang đứng một mình giơ tay bắt con gái tôi. Tôi do dự một lúc trong khi vẫn ôm con. Một lát sau, một vài người nữa đã tới và cùng tham gia cuộc giải cứu”.
Manyoni cho biết khi cô ném con gái xuống, mọi người bên dưới hét lên. Cô cũng lấy tay che mặt và cầu nguyện. Cuối cùng, tất cả vỡ oà vui mừng khi mọi người bắt được cô bé.
Bé gái Melokuhle đã được đoàn tụ với mẹ trong gần 30 phút sau khi dịch vụ khẩn cấp đến và giải cứu người dân. Manyoni cho biết, cô đã rất xúc động khi được ôm con gái trong vòng tay một lần nữa.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình lo lắng bé gái có thể bị chấn thương tâm lý. Ông bố cho biết, bé gái chưa quên được sự việc vì cô bé thường xuyên thốt ra những câu nói liên quan đến câu chuyện ngày hôm đó.
“Có một số tổn thương trong ký ức con bé. Nó thường xuyên nhớ lại. Thỉnh thoảng con bé lại thốt ra câu ‘ném đi, ném đi’. Đó là từ mà con bé đã nghe thấy mọi người hét lên”.
Tuy vậy, gia đình cho biết họ rất biết ơn vì con gái an toàn.
Hai vợ chồng cảm thấy biết ơn vì con gái an toàn. Đăng Dương(Theo Timeslive)
Chú chó cứu gia đình 5 người khỏi đám cháy trong đêm
Một gia đình 5 người (ở Teluk Intan, Perak, Malaysia) đã phải nói lời cảm ơn với Anandaveli - chú chó cứu họ thoát khỏi một vụ hỏa hoạn nguy hiểm.
" alt="Cháy chung cư, mẹ ném con 2 tuổi xuống đất hi vọng được cứu" />- Theo thông tin do Autolife Thailandvừa đăng tải hôm nay, 29/5, hãng Nhật dừng sản xuất ôtô tại Thái Lan từ cuối năm. Sau đó, xe Subaru bán tại Thái Lan sẽ được nhập khẩu từ Nhật Bản.
Trước đó, ngày 28/5, nhà máy Tan Chong Subaru Thái Lan (TCSAT) thông báo sa thải mọi nhân viên và sẽ dừng lắp ráp xe từ 30/12. Hiện chưa rõ số phận của nhà máy này, có được bán lại cho đơn vị khác hay không.
- Những suất cơm nghĩa tình
5h sáng, bếp ăn Từ Tâm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đỏ lửa. Hơn 20 con người tất bật chuẩn bị trên 4.000 suất cơm gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân ở những khu phong tỏa, cách ly.
Chị Đinh Thị Nhung (SN 1984, thành viên Ban tổ chức, quản lý bếp ăn Từ Tâm) cho biết, bếp ăn là một trong những hoạt động của nhóm thiện nguyện Từ Tâm trong thời gian TP.HCM bùng phát dịch bệnh.
Chị Nhung nói: “Ban đầu, khi TP.HCM bùng phát dịch, chúng tôi cùng Đại đức Thích Minh Đạo, Trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức) vận động chi phí mua mì tôm và một số thực phẩm thiết yếu để phát cho người dân”.
Mỗi ngày, bếp ăn Từ Tâm nấu 4000-5000 suất cơm để hỗ trợ người khó khăn vì dịch bệnh. “Tuy nhiên, việc phát thực phẩm như vậy không phù hợp, không hỗ trợ được nhiều cho lực lượng tuyến đầu chống dịch vì họ không có người phục vụ hậu cần. Do đó, chúng tôi quyết định thành lập bếp ăn Từ Tâm để có thể hỗ trợ các phần cơm cho lực lượng này cũng như những người khó khăn vì dịch bệnh”, chị cho biết thêm.
Lúc đầu, bếp ăn dự kiến chỉ nấu khoảng 1.000 suất ăn chay, mặn mỗi ngày. Tuy vậy, sau ít ngày hoạt động, bếp ăn đã tăng số suất cơm lên gấp nhiều lần so với dự tính. Hiện tại, bếp nấu từ 4.000-5.000 suất cơm/ngày.
Để có thể chuẩn bị những phần cơm chất lượng, đảm bảo vệ sinh như trên, chị Nhung cho biết, bếp ăn đã được tổ chức một cách bài bản.
"Chúng tôi tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Bếp cũng tìm, thuê đội ngũ chuyên nghiệp đứng bếp để đảm bảo các suất cơm đủ dinh dưỡng”, chị Nhung nói.
Bếp đỏ lửa từ sáng sớm tinh mơ đến 20h tối mỗi ngày. Các nhân viên của bếp ăn Từ Tâm cũng được ban điều hành chăm lo sức khỏe, đảm bảo an toàn khi phải làm việc trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.
Các nhân viên luôn tuân thủ quy tắc 5K. Ngoài ra, cứ sau 3 ngày, những người này sẽ được đi xét nghiệm Covid-19 một lần. “Việc lấy mẫu xét nghiệm liên tục cũng khiến nhiều người gặp khó khăn. Tuy nhiên, các nhân viên của bếp luôn vui vẻ chấp hành. Hơn thế, chúng tôi cũng đăng ký cho nhân viên của bếp tiêm phòng Covid-19 để mọi người an tâm trong việc nấu cơm hỗ trợ cộng đồng”, chị Nhung chia sẻ.
Bếp ăn chống dịch tại thành phố và những cây cầu mới ở vùng quê
Sau khi nấu xong, các phần cơm, canh được đóng vào hộp hợp vệ sinh đợi người đến nhận đi phân bổ cho các khu vực tại thành phố.
Hiện, mỗi ngày bếp cơm hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng 1.300 phần; khu vực phong tỏa phường Tân Phú (TP.Thủ Đức) 1.000 phần; Bệnh viện Thủ Đức 300 phần.
Ngoài ra, bếp cũng hỗ trợ các phường: Linh Trung, Linh Xuân, Trường Thọ (TP.Thủ Đức) 650 phần; khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM 450 phần; lực lượng công an, dân quân, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch 150 phần; Trung tâm y tế Dĩ An (Bình Dương) 400 phần; Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 300 phần.
Bà Nguyễn Kim Thúy, một trong những người sáng lập nhóm thiện nguyện Từ Tâm cho biết, hoạt động chính của nhóm là xây cầu dân sinh. Tuy nhiên, do dịch bệnh, hoạt động này bị ảnh hưởng khá nhiều.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, nhóm vẫn tiếp tục triển khai xây dựng một số cây cầu mới ở một số địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trước mùa mưa bão gần kề.
Nhiều hôm, các nhân viên bếp ăn phải dậy từ 1h sáng để nhận thực phẩm. Chia sẻ về bếp ăn Từ Tâm, bà Thúy cho biết, khi TP.HCM bùng phát dịch bệnh, bên cạnh hoạt động xây cầu, nhóm đã phát triển nhiều chương trình thiện nguyện trong đó có hoạt động thành lập bếp ăn từ thiện.
Theo bà, để có thể vận hành được bếp ăn với công suất và quy mô lớn như hiện nay, ngoài sự đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Từ Tâm, bếp cơm còn có sự hỗ trợ rất lớn cả về vật chất, tinh thần lẫn công sức của nhiều người. Trong số đó không thể không kể đến công đức của Đại Đức Thích Minh Đạo, quỹ từ thiện Nguyễn Gia Thảo, CLB Ama - Rotary Nhật Bản, anh Đặng Quốc Dũng, gia đình TP Group, chị Vũ Thị Hà, anh Phạm Minh...
Bà Thúy cũng thông tin, đến thời điểm hiện tại, bếp ăn đã vận động được trên 1 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm và Phật tử chùa Nam Thiên Nhất Trụ. Ngoài ra, bếp ăn cũng được mạnh thường quân hỗ trợ nhiều thực phẩm chất lượng cao.
Các suất cơm được bếp ăn gửi đến người dân tại các khu cách ly. Hiện tại, tâm nguyện lớn nhất của nhóm Từ Tâm là mong cho dịch bệnh tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm qua đi, để người dân quay trở về với cuộc sống bình thường mới. Khi đó, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện những hành trình thiện nguyện, mang yêu thương kết nối và lan tỏa trên mọi miền Tổ quốc.
Nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa
Thành lập từ tháng 3/2018, hoạt động chính của nhóm thiện nguyện Từ Tâm là xây cầu dân sinh. Đến tháng 7/2021, nhóm đã khởi công xây dựng 108 cây cầu với tổng trị giá gần 30 tỷ đồng.
Từ năm 2018 đến nay, nhóm đã trao 1.160 suất học bổng, trị giá 548,5 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở nhiều tỉnh thành. Ngoài ra, nhóm xây dựng mới và trao tặng nhiều trang thiết bị trường học cho 4 trường mầm non ở các tỉnh vùng núi Phía Bắc trong chương trình Mang yêu thương lên bảng làng Tây Bắc.
Nhóm cũng thực hiện các hoạt động nhân đạo khác như: tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo; tặng trang thiết bị y tế cho phòng khám từ thiện; Xây dựng sân bóng đá mini làng Trẻ em SOS Thái Bình; Cứu trợ lũ lụt tỉnh Thanh Hóa (2019); Lũ lụt miền Trung (2020), hạn mặn miền Tây (2020); Xây nhà tình thương, trao tặng bò giống…
Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ gửi gạo, nhà chùa nấu cơm cùng Sài Gòn vượt đại dịch
Bắt đầu từ 3h sáng đến 23h đêm mỗi ngày, tăng, ni, phật tử, người dân… tất bật chuẩn bị 6000 phần cơm gửi đến người nghèo, y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.
" alt="Xây trăm cầu khắp miền Tây, về Sài Gòn lập bếp ngày nấu 4.000 suất cơm chống dịch" /> - Khuya, tôi ngủ lại phòng làm việc, nằm trên sofa với cái chăn mỏng, để máy lạnh và hé cửa. Ngoài kia đường vắng và vàng vọt. Thành phố này chưa bao giờ buồn vậy từ khi tôi đặt chân đến đây 30 năm trước, ở lại rồi thành "người Sài Gòn".
Có người hôm tranh luận chuyện lùm xùm chi viện, đã quá lời. Tôi phản đối ngay. Nhưng tôi cũng phản đối bất kỳ ai nói về những người khác đang ở Sài Gòn là "không phải dân Sài Gòn".
Tôi và mọi người ở thành phố này hiểu Sài Gòn theo nghĩa khác. Sài Gòn là những người nói tiếng Hoa rành hơn tiếng Việt ở Quận 5, Quận 6, Quận 11. Sài Gòn là những người nói tiếng Quảng Nam ở Bảy Hiền. Sài Gòn là véo von tiếng Bắc khu Ông Tạ. Sài Gòn mộc mạc tiếng Khmer mỗi sáng ở chùa Chataran Sây.
Sài Gòn rầm rì cầu kinh Cô-ran bằng tiếng Chăm ở Thánh đường 65 Đông Du. Sài Gòn cũng là những người như tôi. Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn.
Tôi đã ở Sài Gòn từ ngày bỡ ngỡ đi giữa lòng đường mà như đi bên lề thành phố. Tôi đã có bạn bè bỏ Sài Gòn sau vài năm lận đận vì thấy thành phố này "không phải chỗ dành cho tao". Ai ở Sài Gòn cũng có quê, cũng nhớ quê và về quê thì nhớ Sài Gòn.
Người ở Hà Nội yêu Hà Nội, nhưng ở Sài Gòn lâu lại thương Sài Gòn. Sài Gòn ăn chơi và Sài Gòn nhà quê lam lũ. Chỉ có điều tôi tin thành phố này chưa bao giờ phụ một ai thiện lương, cố gắng có chuyên môn và yêu công việc của mình.
Nên những ngày này, ở đây mà thương thành phố này thắt ruột. Lo là lo cho mình, cho người, thương là thương từng hẻm phố. Càng thương hơn khi bạn ở xa cũng thương Sài Gòn, cứ hỏi nhau cần gì không.
Hôm qua bận họp, không nghe điện thoại, tối nhận được tin nhắn của một chị phóng viên về hưu: "Chiều các bạn chị ở Hà Nội nhờ chuyển 400 triệu cho người TP.HCM, gọi mãi em không nghe máy nên tìm người khác để nhờ "gửi cho Sài Gòn".
Người dân trên đường Đồng Khởi, Quận 1 chiều 8/7. Ảnh: Trương Thanh Tùng Sài Gòn của trăm nơi. Các tỉnh quanh Sài Gòn đã mở rộng khẩn cấp năng lực cung ứng giường hồi sức bệnh nhân nặng để cần sẽ giảm tải cho Sài Gòn. Câu chuyện Sài Gòn "nuôi cả nước" ai đó nói, Sài Gòn chỉ vì cả nước thôi vì thành phố này là của cả nước.
Nhưng giờ Sài Gòn mệt, 10 ngày nữa chắc mệt hơn khi gần 20 ngàn bệnh nhân hôm nay có người chuyển nặng và cứ 10 ngày số người nhiễm lại nhân đôi. Khi đó những vòng tay ấm sẻ chia là cần thiết. Và nơi nào cũng chuẩn bị sẵn phòng khi Sài Gòn mệt quá, chứ không đợi nói: "Bạn ơi, Sài Gòn mệt lắm!".
Tôi cũng không chắc mình và gia đình có an toàn hay không trong đại dịch này. Phường tôi ở bị nặng nhất quận. Xóm nhỏ của tôi san sẻ với nhau trong cơn khó khăn. Anh bạn hàng xóm về quận khác chăm cha mẹ vợ, hai ngày lên lại nhà một lần và câu đầu tiên mỗi sáng chào tôi trên mạng là: "Xóm mình sẽ ổn thôi, ổn thôi!".
Sài Gòn sẽ ổn thôi! Tôi tin là như vậy. Sài Gòn đang thiếu nhiều nhưng chỉ hô lên, bạn bè gửi tới đủ rau cho hàng xóm. Xóm nhỏ của tôi mọi người vẫn nhắn nhau mang quà tiếp tế cho khu trọ, ở đó công nhân thất nghiệp bị kẹt lại. Công nhân xóm trọ - họ cũng là Sài Gòn. Thiếu họ, Sài gòn giàu mạnh xinh đẹp sao được!
Những ngày phố xá vắng hoe khi Sài Gòn ốm, ở giữa Sài Gòn mà thương thắt lòng. Giữa Sài Gòn, nhớ quá, Sài Gòn ơi!
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển
'Đánh bại Covid-19, TP.HCM chỉ có thể dùng sức mạnh cộng đồng'
Mấy ngày qua, quanh tôi có quá nhiều câu chuyện đẹp, quá nhiều nụ cười bênh cạnh những lời thở than. Dịch bệnh đe dọa cộng đồng và để đánh bại nó chỉ có thể dùng chính sức mạnh cộng đồng.
" alt="Sài Gòn sẽ ổn thôi!" />
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
- ·Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam 2021 hay và ý nghĩa nhất
- ·Người phụ nữ dùng sỏi đánh tráo số kim cương 4,2 triệu bảng
- ·Vợ chồng trẻ 'bốc hỏa' vì nắng nóng
- ·Nhận định, soi kèo Constantine vs Mouloudia Club El Bayadh, 22h59 ngày 16/1: Đẳng cấp lên tiếng
- ·Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, Nam Định vẫn thất bại trước CLB Thái Lan
- ·Đôi trẻ ở TP.HCM yêu nhau nhờ cùng đi tình nguyện chống dịch
- ·Nữ chủ tịch FPT Software được đại học Mỹ vinh danh
- ·Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- ·Vợ 'hổ mang'