当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (Ảnh: Reuters).
"Nếu xu hướng bỏ phiếu sớm vẫn giữ nguyên như hiện tại, mặc dù đây là điều rất khó xảy ra, chúng ta gần như chắc chắn sẽ biết được ai sẽ chiến thắng trước Ngày bầu cử", Mark Halperin, tổng biên tập kênh tin tức video 2WAY, cho biết hôm 22/10.
Ông Halperin lưu ý rằng số liệu bỏ phiếu sớm ở một số bang chiến trường quan trọng cho thấy ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đang thể hiện tốt đến mức có thể đánh bại ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris khi cử tri đến các điểm bỏ phiếu vào ngày 5/11.
Nhà phân tích Halperin dự đoán nếu xu hướng bỏ phiếu sớm tiếp tục, trong đó một số lượng lớn cử tri Cộng hòa xuất hiện ở các bang chiến trường quan trọng, ông Trump sẽ giành chiến thắng trong ngày bầu cử.
Việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở nhiều bang và theo các kênh truyền thông, đảng Cộng hòa đang vượt trội hơn đảng Dân chủ khi cử tri bỏ phiếu sớm ở các bang chiến trường như Nevada và North Carolina.
Cựu phóng viên của hãng tin NBC Newsnhấn mạnh số lượng người bỏ phiếu sớm cần được theo dõi "hàng ngày" và những con số đó "quan trọng hơn các cuộc thăm dò hiện nay".
"Điều này quan trọng hơn hầu hết mọi thứ", ông Halperin lập luận, "bởi vì cho chúng ta góc nhìn sâu sắc về nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thành tích vượt trội của đảng Cộng hòa theo nhiều số liệu khác nhau trong cuộc bỏ phiếu sớm tại các bang chiến trường".
Theo chuyên gia Halperin, kết quả bỏ phiếu có thể thay đổi. "Chúng ta không biết chính xác ai là người bỏ phiếu, họ bỏ phiếu như thế nào", ông nói.
"Nhưng các nhà phân tích mà tôi đã trao đổi, bao gồm cả những người phát biểu công khai, đều nói rằng nếu tình hình này tiếp diễn, Donald Trump không thể thua vì đảng Dân chủ không thể làm tốt hơn vào ngày bầu cử", ông nói thêm.
Kết quả mới nhất của các cuộc thăm dò do RealClearPolitics công bố cho thấy ông Trump đang dẫn trước bà Harris ở cả 7 bang chiến trường: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.
Trang đặt cược Election Betting Odds ngày 22/10 công bố tỷ lệ đặt cược ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Arizona là 72,1%, Georgia là 70,5%, North Carolina là 66,5%, Pennsylvania là 61,5%, Nevada là 60,7%, Michigan là 59,5% và Wisconsin là 57,5%.
Trong khi đó, đối thủ của ông Trump bên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, được dự đoán sẽ thua ở tất cả các bang này trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Phân tích dự đoán rằng ông Trump sẽ giành được 312 phiếu đại cử tri, so với 226 phiếu của bà Harris.
Chiến dịch tranh cử của 2 ứng viên đang ở giai đoạn cao trào khi cả 2 đều đang tập trung nỗ lực để giành được các cử tri ở những bang chiến trường. Hiện cả 2 ứng viên đều bám đuổi sít sao trong các cuộc khảo sát trước thềm bầu cử.
Theo số liệu của New York Times, tính đến cuối ngày 19/10, gần 12 triệu cử tri ở Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Họ bỏ phiếu trực tiếp tại các điểm bầu cử hoặc bỏ phiếu qua thư điện tử.
Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống mà họ dùng phiếu phổ thông để quyết định đến lá phiếu của các đại cử tri trong bang. Các đại cử tri này sau đó mới bầu ra tổng thống dựa trên kết quả phổ thông đầu phiếu tại bang mà cử tri đó đại diện.
Đảng Dân chủ đã tận dụng các lựa chọn bỏ phiếu sớm trong các cuộc bầu cử gần đây, thu về hàng triệu phiếu bầu trong quá trình này.
Sức mạnh của việc bỏ phiếu sớm sẽ rất quan trọng đối với chiến dịch tranh cử của cả cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris năm nay.
Theo New York Post" alt="Ông Trump được dự báo "chắc thắng" theo số liệu bỏ phiếu sớm"/>Ông Trump được dự báo "chắc thắng" theo số liệu bỏ phiếu sớm
Thị phần: 49,4%
Trung Quốc là quốc gia thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu smartphone trên thế giới. Theo số liệu của The Hindu, quốc gia này chiếm gần một nửa thị phần toàn cầu.
Trước năm 2015, ngành xuất khẩu này của Trung Quốc liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên từ sau năm 2015, đà tăng này không còn. Theo Reuters, năm 2022, số lượng smartphone xuất khẩu của nước này giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm do tác động của dịch Covid-19 và nhu cầu tiêu thụ chậm lại.
Thị phần: 11,9%
Gần đây, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất điện thoại lớn muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam đều đặn gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vươn lên trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới với thị phần 11,9%.
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam xuất khẩu điện thoại thông minh vào Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Thị phần: 9,6%
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng thương mại tốt và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, Hong Kong được xem là cửa ngõ quan trọng với các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang tìm cách tiếp cận thị trường quốc tế. Hong Kong chiếm 9,6% thị phần xuất khẩu smartphone trên thế giới.
Thị phần: 7,3%
Trong vài năm gần đây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trở thành trung tâm tái xuất khẩu điện thoại di động. Khu vực này chiếm 7,3% thị phần xuất khẩu smartphone.
IDC ước tính nhu cầu hàng năm của UAE đối với smartphone vào khoảng 3,5 triệu thiết bị, trong đó khoảng 25% sẽ được tái xuất khẩu sang Châu Phi, Iran và một số thị trường khác.
Theo GulfNews, Iran là một trong những thị trường nhập khẩu smartphone lớn của UAE do nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nên không thể mua trực tiếp từ các nhà sản xuất.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone (Ảnh: The Hindu).
Thị phần: 3,4%
Năm 2010, thị phần của nước này chỉ ở mức 0,6%. Trong vài năm gần đây, quốc gia này nâng kim ngạch xuất khẩu và duy trì ở mức trên 2%.
Thị phần: 3,1%
Mỹ đứng thứ 6 về xuất khẩu smartphone với thị phần 3,1%. Năm 2014, thị phần xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ từng đạt mức cao nhất là 4,7%.
Quốc gia này nổi tiếng là thị trường nhập khẩu smartphone lớn nhất thế giới. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Thị phần: 2,6%
Trước năm 2010, Ấn Độ và Việt Nam đều có thị phần xuất khẩu điện thoại thông minh hơn 1%.
Gần đây, nước này đặt tham vọng sẽ vươn lên là thị trường xuất khẩu smartphone lớn trên thế giới với mục tiêu sẽ xuất khẩu 600 triệu điện thoại di động, trị giá 110 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, đến năm 2022, thị phần của Ấn Độ mới đạt 2,6%, đứng thứ 7 trên thế giới.
Thị phần: 1,5%
Số liệu của The Hinducho thấy, năm 2010, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone với thị phần 11,8% chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 2013, thị phần nước này thu hẹp về vượt mức 6,3%. Năm 2022, miếng bánh xuất khẩu của Hàn Quốc chỉ còn 1,5%.
" alt="8 nơi xuất khẩu smartphone lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 2"/>8 nơi xuất khẩu smartphone lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 2
Trong khi đó, ông Zheng Shanjie, Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan chỉ đạo chính sách kinh tế của Trung Quốc, cho biết, nước này đã lên kế hoạch tăng cường chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các linh kiện ô tô khác.
Còn ông Shan Zhongde, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã đề xuất chiến lược khuyến khích người tiêu dùng thay thế xe cũ bằng bằng xe điện thông qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Riêng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị, Nông thôn Trung Quốc, đã cam kết sẽ giải quyết tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng thu phí và bãi đậu xe. Và cuối cùng, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ sẽ giảm bớt gánh nặng về chi phí, bảo hiểm cho người tiêu dùng mua xe NEV.
Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn China EV100, ông Gou Ping, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước, đã tiết lộ kế hoạch tập trung nâng cao năng lực phát triển của 3 nhà sản xuất ô tô, gồm: China FAW Group, Dongfeng Motor và Chongqing Changan Automobile.
Chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ yêu cầu 3 nhà sản xuất ô tô quốc doanh này phải chi thêm tiền vào quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D), ngay cả khi lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng. Sáng kiến này dự kiến sẽ bao gồm công nghệ kết hợp chất bán dẫn.
Nguyên nhân của sự tập trung trên là do "gã khổng lồ" xe điện tư nhân BYD đang dẫn đầu trong ngành xe năng lượng mới NEV, còn các nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu của chính quyền địa phương như Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC Motor) và Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC Motor) cũng đã để lại dấu ấn, vì vậy Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô quốc doanh.
Giám đốc điều hành của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm của mình về thị trường và các kế hoạch phát triển tích cực cho loại xe NEV.
Chủ tịch BYD Wang Chuanfu cho biết: "Tỷ lệ xe năng lượng mới bán ra tại thị trường Trung Quốc có khả năng sẽ vượt quá 50% trong 3 tháng tới". Dựa trên dữ liệu bảo hiểm ô tô, ông Wang cho biết tỷ lệ xe điện bán thực tế so với tổng quy mô thị trường ước tính đã đạt 48,2% vào tuần trước nhưng vị Chủ tịch BYD nói thêm rằng sự cạnh tranh gay gắt đã bắt đầu đè nặng lên tài chính của một số công ty.
Ông Wang chỉ ra: "Các công ty cần tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô càng nhanh càng tốt và phát triển lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của mình". Còn ông He Xiaopeng, CEO của công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng cũng đã trình bày kế hoạch hiện thực hóa việc lái xe tự động hoàn toàn.
Ông He cho biết: "Năm nay, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 3,5 tỷ nhân dân tệ (hơn 12.000 tỷ đồng) vào R&D cho công nghệ lái xe thông minh như công nghệ tự hành".
Giám đốc Xpeng nói thêm công ty sẽ công bố các mẫu xe mới có giá từ 100.000-150.000 nhân dân tệ (344-516 triệu đồng) trong tháng tới, đưa chúng trở thành những chiếc xe điện rẻ nhất trong dòng sản phẩm của hãng.
Hiện nay, Trung Quốc đã vượt qua các cường quốc ô tô như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nhật Bản để trở thành một đế chế mới, thiết lập lại trật tự thứ hạng trong bản đồ ô tô toàn cầu. Chìa khóa của sự thành công ấn tượng này chính là xe điện và sự chủ động về chuỗi cung ứng, đặc biệt là linh kiện phụ tùng, pin xe cùng với chính sách hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ đối với người mua xe điện.
Giai đoạn 2012 – 2022, Chính phủ Trung Quốc tung ra gói trợ cấp kích cầu tiêu dùng xe điện đặc biệt, mỗi người mua xe điện tại quốc gia này đều được nhận khoản tiền hoàn trả lên tới 8.300 USD. Kể từ năm 2014, chính phủ cũng trợ thuế 10% giá trị xe điện đối với những người mua xe điện dưới 41.000 đô la cho tới tận năm 2025 và sẽ tiếp tục giữ mức trợ thuế 5% vào 2 năm sau đó.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng mạng lưới trạm sạc rộng khắp nhằm phục vụ xe điện có thể hoạt động một cách thuận tiện nhất. Tính tới tháng 5/2023, tờ The Nikkei của Nhật Bản ước tính, toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc có 6,36 triệu trạm sạc xe điện, chiếm tỉ lệ lớn nhất thế giới.
Năm 2023, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Cục Hải quan Trung Quốc cho biết, sản lượng xuất khẩu ô tô của Trung Quốc năm 2023 ở mức 5,22 triệu chiếc, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1/3 trong số đó là xe chạy hoàn toàn bằng điện.
Theo Nikkei
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Trung Quốc huy động mọi nguồn lực hỗ trợ xe điện, đẩy mạnh ô tô quốc doanh"/>Trung Quốc huy động mọi nguồn lực hỗ trợ xe điện, đẩy mạnh ô tô quốc doanh
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm (Ảnh chụp màn hình).
Tối ngày 2/12, Viện Hòa bình Mỹ (USIP) đã tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến về "Đúc rút kinh nghiệm từ hợp tác Việt - Mỹ về tìm kiếm hài cốt quân nhân". Đây là hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến Khắc phục hậu quả chiến tranh và Hòa giải với Việt Nam, được USIP khởi động hồi đầu tháng 8 năm nay.
Các diễn giả tham gia cuộc tọa đàm tập trung trao đổi về hoạt động hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong công tác tìm kiếm và xác định các hài cốt, lắng nghe câu chuyện của các gia đình Việt Nam có người thân hi sinh và mất tích trong chiến tranh, và lý do vì sao đây vẫn là nội dung quan trọng đối với cả hai nước dù đã qua 5 thập niên kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Ông George Moose, Chủ tịch Viện Hòa bình Mỹ, cho rằng sáng kiến trên một bước tiến quan trọng trong nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác ý nghĩa giữa 2 quốc gia. Ông nói, còn nhiều việc để làm với mục tiêu thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, mà trước hết là xây dựng nền tảng cho sự hợp tác liên tục, hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Theo ông Kelly McKeague, Giám đốc Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích, Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA), mặc dù Mỹ đã tiến hành tìm kiếm người mất tích sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Triều Tiên nhưng việc tìm kiếm quân nhân mất tích tại Việt Nam sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn. Hoạt động tìm kiếm và quy tập hài cốt tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1988 và cho tới nay 727 hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh đã được tìm thấy và hơn 1.245 người vẫn mất tích.
"Cả hai bên cũng đều nhất trí rằng chính sự tin tưởng và thiện chí ngay từ ban đầu của các nỗ lực nhân đạo này đã tạo thành nền tảng cho bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ sau này", ông McKeague nói.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Đại tá Đoàn Quang Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chính sách, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 515, cho hay theo số liệu thống kê, Việt Nam còn khoảng 200.000 hài cốt quân nhân hi sinh trong chiến tranh còn phải tìm kiếm, quy tập. Tuy nhiên, hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam ngày càng khó khăn, vì nhiều nguyên nhân như thông tin ngày càng ít và độ chính xác không cao, các nhân chứng tuổi đã cao, tài liệu chưa đầy đủ, thời gian chôn cất liệt sĩ đã lâu, địa hình thay đổi....
Ông Đoàn Quang Hòa bày tỏ mong muốn các chuyên gia của Mỹ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp để Việt Nam nâng cao công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong thời gian tới, đặc biệt trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Ông Tim Rieser, Trợ lý chính sách đối ngoại của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy - người có rất nhiều nỗ lực đóng góp cho việc giải quyết các di sản chiến tranh và thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, đề cập tới một chương trình mới kéo dài 5 năm với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cùng chính phủ Việt Nam nhằm xem xét các tài liệu lưu trữ lịch sử truyền miệng và các thông tin thời chiến khác, cùng sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ ADN, để nâng cao đáng kể năng lực xác định vị trí hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.
Theo ông Rieser, việc hợp tác tốt trong lĩnh vực giải quyết hậu quả chiến tranh sẽ góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ sang các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, an ninh khu vực…
"Chúng tôi cũng mong các thế hệ tương lai tại Việt Nam hiểu rằng, nhiều năm sau những gì mà chúng ta đã chứng kiến trong chiến tranh, hai nước đã tìm được cách để biến những đau thương như vậy trở thành nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn", ông Rieser nói.
Bà Thảo Griffiths, một chuyên gia độc lập về các vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh, cho rằng việc hợp tác hiệu quả trong việc tìm kiếm quân nhân mất tích sẽ là sự đóng góp rất ý nghĩa và quý báu cho việc tạo nên niềm tin chiến lược giữa hai nước. Bà Thảo cũng dẫn lại lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng phát biểu: "Hợp tác song phương trong giải quyết hậu quả chiến tranh tạo một nền tảng vững chắc và mở ra cánh cửa cho hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác".
Bà Thảo xúc động trước những nỗ lực, cam kết của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy trong việc ủng hộ tìm kiếm các liệt sĩ Việt Nam mất tích trong chiến tranh và giải quyết hậu quả chiến tranh. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng cần chuẩn bị cho sự chuyển giao thế hệ trong tương lai để Việt Nam tiếp tục có được sự ủng hộ của giới chính khách và lãnh đạo Mỹ trong vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh, vì vấn này còn dai dẳng và cần được tiếp tục thực hiện trong nhiều năm nữa.
Phát biểu kết thúc sự kiện, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hoàng Thị Thanh Nga đồng tình với các nhận định cho rằng việc giải quyết hậu quả chiến tranh có vai trò rất quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ, góp phần vơi đi nỗi đau của các gia đình tại Việt Nam mất người thân, đồng thời góp phần kiến tạo niềm tin chiến lược và xây đắp mối quan hệ song phương tốt đẹp như hiện nay.
Bà Thanh Nga nói thêm, dù đã đạt được các kết quả quan trọng nhưng việc giải quyết các hậu quả chiến tranh vẫn còn rất nhiều thách thức, đặc biệt do những khó khăn về tài chính và công nghệ, do đó sự trợ giúp của phía Mỹ và các đối tác có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm kiếm và quy tập các mộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam.
" alt="Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh"/>Đại sứ Việt Nam tại Pháp - ông Đinh Toàn Thắng đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với các nghị sĩ Pháp.
Ngày 28/9, theo lời mời của Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt Nam tại Quốc hội Pháp - bà Stéphanie Đỗ, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với các đại biểu Quốc hội Pháp, thành viên của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị về tình hình Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam - Pháp và một số vấn đề khu vực, quốc tế.
Cùng tham dự buổi làm việc còn có ông Bertrand Lortholary, Tổng Vụ trưởng Vụ Á - Úc, Bộ Ngoại giao Pháp. Khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác lớn, có tầm quan trọng hàng đầu tại châu Âu, Đại sứ Đinh Toàn Thắng hoan nghênh và đánh giá cao đóng góp của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt Nam tại Quốc hội Pháp vào phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Pháp cũng như giữa Việt Nam và EU.
Trước sự thay đổi của tình hình quốc tế hiện nay, trên nền tảng vững chắc của quan hệ sẵn có, Việt Nam và Pháp cần tiếp tục hợp tác thực chất và có chiều sâu để đem lại các kết quả cụ thể, góp phần tranh thủ các tiềm năng cũng như giải quyết các thách thức đang đặt ra cho mỗi nước, mỗi khu vực cũng như cho quan hệ song phương.
Các nghị sĩ Quốc hội Pháp đều đánh giá cao vị trí của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á và trong chính sách đối ngoại của Pháp tại khu vực. Các nghị sĩ bày tỏ quan tâm, chia sẻ về công tác phòng chống dịch hiện nay và việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine cho người dân tại Việt Nam; các chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế; các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng, y tế, giáo dục; việc triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội Đảng lần thứ 13.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng và các nghị sĩ cũng trao đổi đánh giá về triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp trên các lĩnh vực hợp tác song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế và trong xử lý với các thách thức chung đang đặt ra.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường thúc đẩy các mặt hợp tác nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Pháp trong thời gian tới, nhất là vào dịp các trao đổi cấp cao sắp tới giữa hai nước.
" alt="Các nghị sĩ Pháp trao đổi về việc tăng cường hợp tác với Việt Nam"/>Các nghị sĩ Pháp trao đổi về việc tăng cường hợp tác với Việt Nam
Tỉnh lộ 585C, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2012, đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công do thiếu vốn và vướng mắc giải phóng mặt bằng. Đến tháng 9/2022, tuyến đường này mới chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, tuyến đường đã bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân khi lưu thông qua đây.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tuyến đường tỉnh lộ 585C có mật độ phương tiện lưu thông lớn. Nhiều đoạn đường xuất hiện vết rạn nứt, bong tróc, hằn lún và hình thành ổ gà, ổ voi. Lề đường có nhiều rãnh sâu, một số vị trí lớp nhựa đã bong bật, lộ ra các lớp sỏi, đá.
Ông Nguyễn Văn Hậu, cư dân xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, cho biết, nguyên nhân chính khiến đường nhanh chóng hư hỏng là do xe trọng tải lớn thường xuyên lưu thông qua đây để đến cảng Cửa Tùng và Quảng Bình.
"Xe chạy cả ngày, cả đêm, toàn xe trọng tải nặng, container... làm mặt đường hư hỏng, xuất hiện ổ gà, ổ voi. Học sinh, người dân đi lại đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, cũng có một số vụ tai nạn đã xảy ra", ông Hậu chia sẻ.
Ông Lê Nhật Tiên, Chủ tịch UBND xã Cam Thủy, cho biết, hệ thống thoát nước không hợp lý khiến mùa mưa, tuyến đường như "con đê" chắn nước, gây ngập lụt cho nhiều khu dân cư.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị, tỉnh lộ 585C là tuyến đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m bằng bê tông nhựa. Tuy nhiên, từ khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn đưa vào sử dụng, lượng phương tiện trọng tải nặng lưu thông qua đây tăng đột biến, khiến kết cấu hạ tầng giao thông hư hỏng nặng.
Thêm vào đó, thời tiết mưa lớn kéo dài cũng góp phần làm cho tuyến đường xuất hiện nhiều đoạn mặt đường rạn nứt, bong bật, phát sinh ổ gà, ổ voi, lún võng.
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bổ sung hệ thống biển báo, sơn các cụm gờ giảm tốc, sửa chữa các điểm xuống cấp. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí bảo dưỡng hạn hẹp, việc khắc phục triệt để các hư hỏng vẫn chưa thể thực hiện.
"Trước mắt chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa các vị trí hư hỏng, xuống cấp để đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ nhân dân đi lại trong dịp Tết Dương lịch 2025 và tết Nguyên đán", lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Quảng Trị chia sẻ.
" alt="Xe trọng tải lớn tăng đột biến, tỉnh lộ ở Quảng Trị sử dụng 2 năm đã hỏng"/>Xe trọng tải lớn tăng đột biến, tỉnh lộ ở Quảng Trị sử dụng 2 năm đã hỏng