HLV Đinh Thế Nam: Rất hạnh phúc vì U19 Việt Nam vào bán kết
Bàn gỡ quý giá của Văn Khang giúp U19 Việt Nam hòa 1-1 trước U19 Thái Lan. Kết quả vừa đủ để cả hai đội dắt tay nhau vào bán kết. Trong khi U19 Indonesia dù thắng đậm U19 Myanmar với tỷ số 5-1 ở trận đấu cùng giờ nhưng vẫn bị loại.
Đánh giá về trận đấu với U19 Thái Lan,ĐinhThếNamRấthạnhphúcvìUViệtNamvàobánkếbảng xếp hạng bóng đá cúp c2 HLV Đinh Thế Nam nói: “Trận hoà này đã giúp chúng tôi vào vòng bán kết. Tuy vậy, về chất lượng chuyên môn thì tôi chưa thật sự hài lòng, nhất là 20-25 phút đầu hiệp một.
Các học trò của tôi đã bước vào trận đấu với tâm lý căng thẳng, không kiểm soát được trận đấu, có nhiều chuyền hỏng, vội vàng. Sau đó, các cầu thủ đã dần bắt nhịp được và tâm lý ổn định hơn. Tôi và các cầu thủ rất vui và hạnh phúc khi vào bán kết”.
Khi được hỏi về mục tiêu sắp tới tại bán kết, HLV Đinh Thế Nam cho biết: “Khi đã vào tới bán kết rồi thì tâm lý các cầu thủ cũng sẽ tốt hơn lên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn 3 ngày nữa để hồi phục và chuẩn bị cho trận đấu bán kết.
Về đối thủ thì chúng tôi vẫn phải chờ kết quả của bảng B ngày 11/7 mới biết được sẽ gặp đội nào. Tôi và BHL cũng đã có kế hoạch trực tiếp đi xem lượt trận cuối của bảng B để đánh giá chuyên môn hai đội U19 Lào và U19 Malaysia”.
Theo lịch thi đấu, U19 Việt Namvới vị trí nhất bảng A sẽ gặp đội nhì bảng B (U19 Malaysia hoặc U19 Lào) vào ngày 13/7. Tương tự, U19 Thái Lan gặp đội nhất bảng B (một trong hai đội kể trên) cùng ngày.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/1: Khởi đầu suôn sẻ
Mới đây, Văn phòng Chính phủ ra thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo nghị định về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và áp dụng kể từ ngày 1/7 tới đây.
Có nhu cầu đổi xe mới để phục vụ công việc và gia đình, anh Phạm Văn Công (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tham khảo và quyết định "chốt" một chiếc Mazda CX-5 bản 2.0 Premium bởi đang có giá khá tốt, chỉ còn chưa đến 800 triệu.
Khi biết chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sắp được áp dụng, anh càng vui mừng và cố gắng nán lại ngày lấy xe để tiết kiệm thêm một khoản tiền không hề nhỏ.
Tuy nhiên, lo ngại các chương trình khuyến mại của hãng bị cắt giảm ngay trước thời điểm 1/7 giống như những lần trước, khách hàng này đã đặt cọc giữ chỗ với một đại lý Mazda gần nhà nhưng hẹn đầu tháng 7 mới lấy xe, mục đích là để được hưởng trọn ưu đãi “kép”.
"Hãng đang giảm giá rất mạnh chưa từng có đến hơn 100 triệu cho bản 2.0 Premium. Giờ chờ sang tháng 7 được hưởng khoảng 50 triệu tiền lệ phí trước bạ nữa, vậy là lời ngay hơn 150 triệu chưa kể một số đồ phụ kiện tặng thêm. Tôi thấy ai có nhu cầu mua xe lúc này là rất hợp lý", anh Công chia sẻ.
Tương tự anh Công, nhiều khách hàng có nhu cầu cũng dùng chiêu đặt cọc trước găm hàng để chờ đến giờ "G", lúc đó mới đóng nốt tiền, xuất hoá đơn và làm các thủ tục nộp lệ phí trước bạ. Thậm chí không ít người dù trước đó đã chốt ngày nhận xe cũng thoả thuận lại với đại lý để chờ hưởng trọn ưu đãi.
Dân bán xe khấp khởi, kỳ vọng thị trường ấm lên
Để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã hai lần giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong giai đoạn từ 28/6/2020 đến 31/12/2020 và từ 01/12/2021 đến 31/5/2022.
Theo thống kê, khi áp dụng giảm lệ phí trước bạ 2 giai đoạn nói trên, lượng xe bán ra đều tăng khoảng 15 - 30% so với những tháng trước và sau khi có gói hỗ trợ, làm ấm thị trường ô tô trong nước vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Ngoài khách hàng đang có nhu cầu tậu xe ô tô mới thì hơn ai hết, những đại lý và nhất là dân sale (nhân viên bán hàng) tỏ ra mừng vui và đặt nhiều kỳ vọng vào "cú hích" này của Chính phủ.
Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Thành Công - tư vấn bán hàng của một đại ký KIA tại Hà Nội cho biết, một vài ngày trở lại đây đã có nhiều khách hàng quan tâm đến các mẫu xe mới, phần vì đang được giảm giá sâu, phần vì có thông tin được giảm lệ phí trước bạ.
"Thời điểm từ 1/7, khách mua xe sẽ rất lợi vì ngoài các ưu đãi, nhiều ngân hàng cũng đã giảm lãi suất cho vay khiến họ dễ dàng tậu ô tô hơn", anh Công nói.
Cho rằng thị trường có đôi chút khác biệt so với những đợt giảm lệ phí trước bạ trước đó, anh Lương Thanh Tuấn - phụ trách bán hàng Honda Mỹ Đình nhận định, các hãng xe trong nước và đại lý thời gian tới sẽ không cắt giảm ưu đãi hiện có như giảm giá bán, tặng thêm phụ kiện hay hỗ trợ thêm lệ phí trước bạ, ít nhất là trong 2-3 tháng nữa.
"Trước đây, khi sắp đến thời điểm được giảm lệ phí trước bạ, các hãng thường có xu hướng cắt giảm tối đa khuyến mại nhưng vẫn đông khách. Còn năm nay thị trường đã xuống đáy, nhu cầu của người dân thấp hơn hẳn những năm trước do... không có tiền", anh Tuấn thẳng thắn chia sẻ.
Tuy vậy, vị chuyên gia bán hàng này vẫn tỏ ra khá lạc quan vào thị trường ô tô trong nước sau khi được Chính phủ "bơm" thêm gói ưu đãi.
"Thông thường, hỗ trợ về lệ phí trước bạ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng và 1-2 tháng tới có thể sẽ chưa có quá nhiều thay đổi. Nhưng theo tôi, cú hích về lệ phí trước bạ này sẽ tác động mạnh đến thị trường vào khoảng thời gian sau tháng Ngâu và khoảng thời gian từ tháng 10-12, thị trường ô tô trong nước chắc chắn sẽ sôi động trở lại", anh Tuấn nhận định.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lý do hàng loạt xe sang đắt tiền bị 'bỏ quên' ở cảngTừ tháng 5 đến nay, Cục Hải quan Hải Phòng liên tục phát đi thông báo tìm chủ nhân của những chiếc xe hạng sang tồn tại cảng đến vài năm. Vậy, lý do của việc "bỏ quên" những kiện hàng có giá trị cả chục tỷ đồng là gì?" alt="Phí trước bạ sắp giảm 50%, khách đặt cọc mua xe tăng mạnh để hưởng ưu đãi kép" />Minh Quý trong một chuyến du lịch tới Úc Thăng tiến "thần tốc"
Chia sẻ với VietNamNet, Quý cho biết, năm 2012, khi 16 tuổi, anh lần đầu được đi du lịch bằng máy bay. Quý khi đó không chỉ háo hức với cảm giác bay giữa bầu trời, mà còn nhanh chóng bị thu hút bởi các tiếp viên hàng không ăn mặc chỉn chu, phong thái chuyên nghiệp, nói tiếng Anh "như gió" và gương mặt luôn nở nụ cười.
"Thời điểm đó, thông tin về công việc tiếp viên hàng không hay hình thức tuyển sinh còn ít ỏi, mơ hồ. Khoảng một năm sau, mình chọn thi vào ngành Quản trị lữ hành, Đại học Kinh tế TPHCM. Trong thời gian học đại học, mình đã tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch tham gia thi tuyển tiếp viên hàng không", Quý cho biết.
Có thời điểm, Quý muốn dừng việc học đại học để thi tuyển tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, mẹ anh đã khuyên con bình tĩnh. Mẹ hứa rằng, chỉ cần Quý tốt nghiệp đại học, tương lai sẽ do anh toàn quyền quyết định.
Năm thứ tư đại học, anh tham gia lớp đào tạo thi tuyển tiếp viên hàng không của một cựu tiếp viên hàng không hãng Emirates (hãng hàng không quốc gia Dubai). Sau 2 tháng ròng rã "luyện thi", chuẩn bị kỹ lưỡng năng lực giao tiếp, chứng chỉ tiếng Anh và ngoại hình, Minh Quý đăng ký tham gia ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không của một hãng ở Việt Nam.
Quý phải trải qua 5 vòng, gồm catwalk (trình diễn trên đường băng), năng khiếu, phỏng vấn hội đồng, thi tiếng Anh và khám sức khỏe.
"Ngày mình tốt nghiệp đại học, cũng là ngày mình chính thức trở thành thực tập sinh của hãng hàng không", Quý nhớ lại.
Quý nhận được sự ủng hộ lớn từ gia đình. Chị gái cho anh 30 triệu đồng để mổ mắt, còn mẹ tài trợ tiền học phí 60 triệu đồng. Sau này, khi có những tháng lương đầu tiên, anh đã trả hết cho người thân, dù họ không cần lấy lại.
"Được trở thành thực tập sinh là bước đầu thuận lợi của mình. Tuy nhiên, 3 tháng huấn luyện thực sự là thử thách lớn. Nếu mình nản chí, dù chỉ một ngày, mọi công sức trước đó và niềm tin của gia đình sẽ đổ sông đổ bể", chàng trai chia sẻ.
Suốt 2,5 tháng anh phải hoàn thành hơn 10 môn học về tác phong, ngoại hình, dịch vụ khách hàng, an toàn bay, kỹ năng sơ cứu... và tuyệt đối không được rớt môn nào. Khi đủ điều kiện lý thuyết, chàng thực tập sinh mới được thực hành trên chuyến bay thực tế trong 2 tuần còn lại.
Quãng thời gian đó, Quý gần như chỉ ngủ 5 giờ mỗi ngày. Anh giảm tới 8kg. "Dù thiếu ngủ, mệt mỏi nhưng nguyên tắc của tiếp viên hàng không là luôn phải chỉn chu, trau chuốt ngoại hình khi xuất hiện", Quý cho hay.
Sau thời gian huấn luyện, Minh Quý chính thức trở thành tiếp viên hàng không. Năm 24 tuổi, sau 1,5 năm làm việc, chàng trai trở thành tiếp viên trưởng.
"Mình nghĩ mình may mắn trong công việc. Nhưng để có may mắn đó, điều quan trọng nhất với mỗi tiếp viên hàng không là thái độ: Thái độ làm việc, thái độ cư xử với đồng nghiệp, thái độ thực hiện mệnh lệnh từ cấp trên... Mình cũng không ngừng trau dồi bản thân, kiến thức, kỹ năng để trở thành phiên bản tốt nhất", Quý chia sẻ.
Chàng trai cũng tiết lộ, công việc tiếp viên trưởng đi đôi với trách nhiệm cao, song thu nhập cũng tốt hơn.
"Đặc quyền" du lịch của tiếp viên hàng không
Từ khi làm tiếp viên hàng không, Quý hay được bạn bè gắn 'mác' - chàng trai du lịch miễn phí khắp thế giới. Quý thừa nhận, công việc này mang tới những "đặc quyền" thú vị.
Theo Minh Quý, sau mỗi chuyến bay quốc tế, tiếp viên hàng không có thời gian nghỉ tối thiểu 12 tiếng và không có thời gian tối đa vì còn phụ thuộc vào chuyến bay quay trở về sẽ cất cánh khi nào. Đôi khi, anh và đồng nghiệp có 24 tiếng, 48 tiếng, thậm chí 4-5 ngày tại nước ngoài.
Ngay khi rời sân bay, tiếp viên được hãng chuẩn bị xe đưa đón, đặt phòng khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên để nghỉ ngơi thoải mái nhất. Ngoài ra, họ còn được chi trả công tác phí cho thời gian lưu trú tại nước ngoài, khoảng 30 USD/ngày (khoảng 760.000 đồng).
"Dù thời gian có ít hay nhiều, mình cũng thường tận dụng để khám phá văn hóa, phong cảnh nước bạn", Quý cho hay. Tuy nhiên, theo quy định, tiếp viên không được đi quá xa khỏi khách sạn, tối đa 20km. Lịch trình và lộ trình cần được báo cáo cụ thể với tiếp viên trưởng. Bởi trên thực tế, quãng thời gian này vẫn được tính vào thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Minh Quý có nhiều chuyến khám phá Nhật Bản Quý cũng tiết lộ thêm, một năm, các tiếp viên hàng không của hãng được nghỉ 16 ngày phép, một tháng nghỉ từ 7-10 ngày. Chàng trai Thanh Hóa hay sử dụng thời gian này để bay về thăm gia đình hoặc du lịch cùng bạn bè. "Ngày lễ, Tết, chúng mình hay làm việc và nghỉ vào ngày thường. Du lịch thời điểm này không đông đúc và chi phí lại rẻ hơn", Quý cho biết.
Một vài ưu tiên khác đối với tiếp viên hàng không hay nhân viên các hãng bay: Được check-in ở quầy ưu tiên thay vì xếp hàng chờ đợi, có 20 vé bay miễn phí mỗi năm (không kể bay quốc nội hay quốc tế, vé được sử dụng cho tiếp viên hoặc gia đình của họ), giảm giá thức ăn/đồ uống tại sân bay, qua lối an ninh ưu tiên...
Minh Quý kể, hồi mới vào nghề, khi du lịch nước ngoài, chàng trai cũng gặp nhiều chuyện "dở khóc dở cười". Chuyến xuất ngoại đầu tiên tới Hàn Quốc, anh háo hức vô cùng. Bay nguyên một đêm dài nhưng vừa xuống sân bay, Quý đã "lên đồ" để đi chơi ngay.
"Mình chuẩn bị những bộ đồ "cực cháy", nổi bật nhưng không hề biết thời tiết Hàn Quốc lúc ấy lạnh sâu. Thế là, mình vừa khám phá Hàn Quốc vừa run lập cập, tay chân như đóng băng. Đúng là lúc đi hết mình, lúc về hết hồn. Bài học nhớ đời cho việc du lịch mà thiếu sự tìm hiểu", nam tiếp viên trưởng kể.
Đến nay Quý đã có hàng chục chuyến du lịch Hàn Quốc. Có tháng, anh tới Hàn Quốc công tác 3 lần, tới 3 thành phố khác nhau. Anh thành thục nhiều điểm vui chơi, ăn uống và mua sắm tại xứ sở kim chi.
Hàn Quốc là quốc gia Quý tới công tác và du lịch nhiều lần nhất Lần khác, khi tới Nhật Bản, Quý đi lạc vì không nắm rõ nguyên tắc đi tàu điện ngầm tại quốc gia này. Theo anh, ở Nhật, các biển chỉ dẫn thường không thể hiện bằng tiếng Anh và người dân cũng không giỏi ngôn ngữ này. Anh mất hơn 2 tiếng, hỏi hết người này tới người kia mới lên được chuyến tàu trở về điểm xuất phát.
Trong các quốc gia đã đặt chân tới, chàng tiếp viên hiện 28 tuổi đặc biệt ấn tượng với Ấn Độ - đất nước có nền văn hóa đa dạng, khác biệt. "Điều duy nhất khiến mình gặp khó khăn khi khám phá Ấn Độ là sự khác biệt về ẩm thực. Có dịp, trong 2 ngày ở Ấn Độ, mình chỉ ăn mì tôm mang theo từ Việt Nam", Quý cho hay.
Minh Quý thừa nhận, nếu không quyết tâm trở thành tiếp viên hàng không, anh khó có cơ hội khám phá nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, gặp gỡ nhiều người bạn mới như hiện nay. Chàng trai Thanh Hóa đặt mục tiêu sẽ đến nhiều thành phố hơn nữa để mở mang kiến thức, tăng thêm trải nghiệm cho bản thân.
Một video ngắn Minh Quý chia sẻ về những "đặc quyền" của tiếp viên hàng không.
Cựu tiếp viên người Việt tiết lộ cú sốc trên những chuyến bay khắp 5 châuĐằng sau những hào nhoáng của công việc vốn được coi là 'sang chảnh', các tiếp viên hàng không cũng trải qua nhiều buồn tủi, áp lực mà không phải ai cũng biết." alt="Chàng trai tiết lộ 'đặc quyền' của tiếp viên hàng không Việt ở nước ngoài" />- Sáng 8/2, nhiều khán giả bất ngờ trước sự xuất hiện của gương mặt MC nói giọng miền Nam mới toanh xuất hiện trên bản tin Thời sự 8 giờ và 9 giờ. Do mới lần đầu lên sóng, cộng với việc phải đọc bản tin trực tiếp nên MC Hương Thảo dẫn chưa thật sự trơn tru. Tuy nhiên cô không để lại sai sót lớn nào trong vài phút lên sóng truyền hình quốc gia đầu tiên." alt="MC Hương Thảo giọng miền Nam bất ngờ xuất hiện Thời sự VTV" />
- Bà Phương Huỳnh - Quản lý đối tác chiến lược từ YouTube - đề cập ý trên ở tạo đàm "Sáng tạo nội dung và quảng bá thương hiệu - từ cộng tác đến cộng hưởng", thuộc khuôn khổ ngày hội Vietnam iContent 2024, chiều 30/11.
Đại diện đơn vị cho biết YouTube ra đời ngày 23/4/2005, được người dùng toàn cầu hưởng ứng nhiệt tình và dần trở thành nền tảng quan trọng. Hiện có đến 30% nhà sáng tạo trên nền tảng này đạt thu nhập hơn 100 triệu mỗi năm.
Đội ngũ phấn khởi khi từng bước chạm đến những mốc son, tạo tác động xã hội tích cực. Bà Phương Huỳnh nhắc đến loạt YouTuber bình dị ở vùng sông nước, gắn với nghề chài lưới, ruộng đồng. Họ quay lại khung cảnh đồng quê mộc mạc, khoảnh khắc bắt tôm cá mỗi ngày hay gặt lúa. Nhiều nhà sáng tạo chia sẻ cảnh sắc đẹp quê hương, món ngon đặc trưng hay đơn giản là mối quan hệ xóm giềng chân phương.
Bên cạnh đó, có không ít người dùng tận dụng nền tảng YouTube kêu gọi cộng đồng hỗ trợ chiến dịch mổ tim, hở hàm ếch, ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ và hoàn cảnh khó khăn. Những video ấy góp phần tạo môi trường số lành mạnh, truyền năng lượng tích cực, sự lạc quan cho mọi người.
GS Tạ Quang Bửu (ngoài cùng bên trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) là những người đồng chí sát cánh trong những năm trước khi hiệp định Genève được ký. Ảnh: Gia đình cung cấp Một trí tuệ uyên bác, một người lãnh đạo chân tình
Từ nhận mình “chẳng có bằng cấp gì” nhưng GS Tạ Quang Bửu luôn được công nhận là một trí tuệ lớn không chỉ bởi các trí thức Việt Nam mà còn bởi các học giả lớn trên thế giới.
GS Toán học người Pháp Laurent Schwartz - người nhận giải thưởng Fields năm 1950 - từng không tiếc lời khen ngợi: “Việt Nam có một vị bộ trưởng đại học xuất sắc mà ngay ở các nước phát triển cũng không dễ tìm”.
Bên lề hội nghị Genève năm 1954 mà GS Tạ Quang Bửu là người thay mặt phái đoàn Việt Nam ký hiệp định Đình chỉ chiến sự, một số chính khách đã đánh giá ông là "một nhà thông thái của Việt Nam”.
Phải đến hơn chục năm sau khi du học Pháp và Anh trở về, sau khi cách mạng Tháng 8 giành thắng lợi, GS Tạ Quang Bửu mới nhận lời tham gia chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đảm nhận một số trọng trách của đất nước với sự tin tưởng, ủng hộ của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Dấu ấn mà ông để lại rõ rệt nhất chính là quãng thời gian 11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976).
Với chủ trương mở rộng hệ thống đại học, GS Tạ Quang Bửu đã thành lập nhiều trường đại học chuyên ngành với các cán bộ và sinh viên giỏi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Ông Chính kể, trong những năm ông học tập ở Trường ĐH Bách khoa, cha ông vẫn thường xuyên qua trường để giảng bài. “Có một điều khá thú vị là khi tôi vào học khoa Toán - Lý (còn gọi là Toán công trình), trong một số bài giảng, các thầy hay giải thích từ này là ‘từ thầy Bửu’, như ‘ánh xạ’, ‘nhúng’… Và sau này, cũng có những từ thân thương để nhớ một thời như ‘com-lê bác Bửu’, ‘vali bác Bửu’, ‘giày bác Bửu’… để chỉ những món đồ mà sinh viên đi học nước ngoài được mượn của cụ vì ngày ấy đất nước còn khó khăn lắm nên khi tốt nghiệp về phải trả lại dù đã cũ nát”.
Chính vì thế, các bậc trí thức trong nước, dù là học trò hay là đàn em đi sau, ai cũng cảm nhận được sự chân tình và nhiệt huyết của ông dành cho khoa học, đào tạo và cho những người tài.
Nói về tinh thần học tập, nghiên cứu của cha mình, ông Tạ Quang Chính kể: “Ngày nào cha tôi cũng dậy từ 5h kém 15 phút. Ông ngồi vào bàn đọc và nghiên cứu cho đến lúc đi làm. Thư viện Khoa học Trung ương là nơi ông thường xuyên lui tới. Đọc sách với ông như là ăn cơm - không thể thiếu được và nó choán hết thời gian của ông khi về nhà”.
Ông Chính kể, sự ham đọc và tinh thần học tập không ngừng của cha vẫn không dừng lại kể cả trong những năm tháng cuối đời, khi cụ đã bị đau lưng đến mức không thể ngồi đọc được nữa. “Chúng tôi đóng cho cụ một cái bàn đặt cạnh cửa sổ. Cụ cứ thế đứng đọc sách từ sáng đến trưa”.
11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học cũng là quãng thời gian GS Tạ Quang Bửu tận hiến với nền khoa học, giáo dục nước nhà. Bên cạnh công việc quản lý, GS Tạ Quang Bửu thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện để truyền đạt những xu hướng, thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới với các nhà khoa học trong nước.
“Thời anh, tuy ăn chưa đủ, ở còn chật, nhưng thứ Bảy, Chủ nhật và nhiều buổi tối, người ta vẫn hồ hởi gặp nhau ở đâu đó để nghe anh nói chuyện, với cái biệt tài riêng của anh, luôn luôn hấp dẫn, làm cho người nghe khi ra về, dù không hiểu nhiều, vẫn được truyền lại cái nhiệt tình, sôi nổi của anh với đất nước, với khoa học, với thế hệ đàn em” - GS Hoàng Tuỵ từng chia sẻ về người anh lớn của mình sau khi ông đã đi xa.
‘Cha các cháu là một người dũng cảm’
Ông Tạ Quang Chính còn nhớ như in câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày cha mình qua đời.
Khi được thông báo, vị Thủ tướng đã ngay lập tức vào bệnh viện nhưng không kịp nói lời vĩnh biệt. “Ông sang căn phòng có cả gia đình tôi đang ngồi. Ông nói với chúng tôi: Cha các cháu là một người dũng cảm. Các cháu phải học tập điều ấy”.
Ngẫm lại, ông Chính cho rằng lời khen ấy chắc hẳn đã được vị Thủ tướng đúc rút sau rất nhiều năm làm việc với cha ông.
“Tôi nhớ, khi ông cụ đã nghỉ hưu, một lần bác Đồng đến thăm, ông cụ lấy ra một cuốn sách có tên là Cú sốc tương lai. Lúc ấy, mắt bác Đồng cũng yếu rồi nên ông cụ nhà tôi nói tóm lược mấy ý trong cuốn sách. Bác Đồng khen cuốn sách thú vị, cha tôi nói thêm ‘đọc cuốn này, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm bắt được những gì, nếu không thì chính nhà lãnh đạo sẽ sốc’.
Mặc dù giữa cha tôi và bác Đồng có mối quan hệ gần gũi nhưng với một nhà lãnh đạo cấp cao như thế mà cha tôi dám nói ra lời ấy thì thực là dũng cảm.
Sau đó, ông cụ cũng dặn thêm rằng ‘nếu anh không đọc được thì cố gắng nhờ anh em thư ký đọc cho. Nên đọc”.
“Trong cuốn sổ tang, cụ Đồng viết lời vĩnh biệt cha tôi và gọi ông là ‘người bạn chiến đấu’. Tôi cho rằng đó là một vinh dự, một sự trân trọng mà không phải ai cũng có được”.
Một bài học khó
Viết về người anh lớn, cố GS Phan Đình Diệu - người có đóng góp lớn cho việc xây dựng ngành Tin học Việt Nam - từng chia sẻ một câu chuyện, một lời khuyên của GS Bửu mà ông cho là một “bài học khó” trong sự nghiệp làm khoa học của mình.
Ông kể, mùa thu năm 1965, sau khi ông học xong phó tiến sĩ ngành Toán học kiến thiết ở Nga, ông được giữ lại để làm tiếp luận án tiến sĩ. Đang háo hức với những hướng nghiên cứu khác mà ông cho là thiết thực hơn, ông đề nghị xin không tiếp tục làm tiến sĩ nữa mà được dành thời gian học thêm về các hướng nghiên cứu kia. Nhưng bất ngờ, ông được Đại sứ quán chuyển đến chỉ thị trả lời của GS Tạ Quang Bửu, rằng: Phải tiếp tục làm xong tiến sĩ, rồi sau hãy hay.
Đến cuối năm 1967, bảo vệ luận án tiến sĩ xong, GS Diệu về nước, đến chào GS Tạ Quang Bửu. Lúc này, GS Bửu chỉ cười, bảo: Đấy, bây giờ muốn học thêm cái gì thì học.
“Anh không giải thích gì thêm, mãi về sau tình cờ tôi mới hiểu được ý anh: Anh muốn tôi có thêm chút vốn liếng để dễ được cuộc đời chấp nhận hơn, và do đó mới có cơ hội làm được việc có ích hơn”.
“Muốn có ích cho đời thì ngoài năng lực ra, cần được đời chấp nhận. Bài học đó khi ngầm khi rõ, tôi đã được tiếp thu ở anh, không phải bằng thuyết giảng mà bằng cách xử sự, bằng thiện chí và cả bằng những cảm nhận không lời trong suốt nhiều năm về sau, thời gian mà may mắn tôi có cơ hội được gần anh hơn…”.
GS Diệu cho rằng đó là một bài học khó mà ông đã cố học, “có thất bại và hình như cũng có lúc thành công”.
“Và tôi hằng nghĩ trong việc thực hiện bài học này, anh là một tấm gương lớn. Nhờ luôn tìm được lời giải đúng đắn cho bài học khó đó mà anh đã có những đóng góp to lớn tài năng trí tuệ của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước” - GS Phan Đình Diệu viết.
Rồi sau đó, trên con tàu từ Budapest sang Paris đầu những năm 1980, ông đã buột nghĩ được 2 câu thơ mở đầu cho một bài thơ mà từ lâu ông có ý định làm tặng “anh Bửu” mà sau này được rất nhiều người nhắc đến khi nói về GS Tạ Quang Bửu:
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đến mãi nhiều năm sau, khi GS Bửu đã rời xa cõi tạm, GS Phan Đình Diệu mới làm nốt bài thơ bỏ dở. “Tôi chép nắn nót những lời mộc mạc đó lên giấy, không gọt giũa gì thêm, vội mang đến nhà anh đặt lên bàn thờ, rồi kính cẩn đọc dâng anh”.
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đã tròn một cuộc, bầu tâm huyết
Chưa thoả đôi bề, lẽ tử sinh
Nghĩa nặng nhân tình còn quyến luyến
Ánh ngời tài trí vẫn lung linh
Nỗi đời chất chứa lòng ưu ái
Một khối nghĩ suy, một khối tình.
GS Tạ Quang Bửu - người dám ‘xé rào’ để nâng đỡ người tài
Nhà báo Hàm Châu từng nói: “Có người cho rằng GS Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay. Nhận định ấy cần có thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đó hoàn toàn không phải là chuyện thêu dệt tuỳ tiện vô căn cứ”." alt="Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi" />Ngoài ra, thêm một lý do khác được cánh tài xế xe ôm công nghệ và đặc biệt là shipper truyền tai nhau, đó là khi che biển, lái xe công nghệ có thể dễ dàng bắt khách hoặc nhận đơn vận chuyển ngoài không thông qua ứng dụng hay lúc cố tình tắt app.
Vũ Hoài N. - sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học tại Hà Nội cho biết, trong thời gian rảnh, N. thường đi giao hàng hoặc đồ ăn để kiếm thêm thu nhập. Để đảm bảo doanh số và được thưởng, N. nhờ thêm 1-2 người bạn nữa sử dụng chung 1 tài khoản.
"Em là sinh viên, nếu 1 mình chạy sẽ khó đạt được doanh số thưởng. Thế nên khi "nổ đơn" mà bận vẫn phải nhờ anh em khác chạy giúp trên tài khoản của mình để cày doanh số. Hoặc đôi khi, các shop còn gửi thêm 1-2 đơn nữa vì tiện đường nhưng không đặt qua ứng dụng, những đơn này shipper nhận 100% tiền. Nếu giao hàng ở địa điểm không đúng trên hệ thống có thể sẽ bị phạt, thế nên cách dễ nhất là "đeo" cho biển số xe 1 cái khẩu trang", N. chia sẻ.
Khi được hỏi có biết việc làm của mình là sai và vi phạm Luật Giao thông đường bộ hay không? Tất cả shipper, tài xế xe ôm công nghệ đều khẳng định là biết, nhưng vẫn làm vì rất ít khi bị CSGT thổi phạt.
"Cài khẩu trang lên biển số rất dễ làm, khi cần giật ra là xong. Thông thường CSGT chỉ tuýt còi bọn em khi có những lỗi rõ ràng như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, không mũ bảo hiểm,... còn ít khi phạt vì che biển số vì xe máy chỉ có 1 biển phía sau mà thôi", nam tài xế xe ôm công nghệ Nguyễn Vũ P. nói.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Dương Đức Thắng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc người tham gia giao thông sử dụng biển giả, biển bị tẩy xóa, che biển bằng băng keo hoặc khẩu trang,... không chỉ là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường về trật tự, an ninh.
Trên thực tế, không chỉ cánh shipper, xe ôm công nghệ sử dụng chiêu thức này với những mục đích khác nhau mà rất nhiều trường hợp các đối tượng đua xe trái phép cũng dùng khẩu trang che lấp hoặc tẩy xóa vẽ nguệch ngoạc lên BKS nhằm gây khó khăn cho các lực lượng chức năng tiếp cận, xử phạt.
Thậm chí, nhiều vụ trộm cướp hay tai nạn giao thông đã được camera an ninh ghi lại, nhưng lực lượng công an phải rất vất vả để truy tìm thủ phạm vì các đối tượng này che cả mặt mũi lẫn BKS xe.
“Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng mức xử phạt đối với hành vi như tẩy xoá, che BKS xe máy lên mức 300-400 nghìn đồng. Tuy nhiên, theo tôi mức xử phạt như vậy vẫn còn khá thấp và chưa đủ sức răn đe”, ông Thắng nêu ý kiến.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe Hyundai Santa Fe đeo biển số giả chạy ngang nhiên trên phố Hà NộiChiếc Hyundai Santa Fe đeo biển số 30H-438.24 lủng lẳng phía sau, lộ ra biển số bên trong là 30H-788.7x đang thu hút sự quan tâm của nhiều người." alt="Shipper, xe ôm công nghệ cố tình đeo khẩu trang che biển số xe" />
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Puebla vs Nữ Club Leon, 08h00 ngày 16/1: Sểnh nhà ra… mất điểm
- ·CEO Unique OOH và 6 bài học sau một tuần trải nghiệm ‘làm công nhân’
- ·Tại sao người Hàn Quốc mặc đồ đen dự đám cưới?
- ·Tỷ tỷ đạp gió 2023: Chi Pu nhào lộn, đu dây ở độ cao 8 m
- ·Nhận định, soi kèo Dundee FC vs Celtic, 03h00 ngày 15/1: Tí hon đấu khổng lồ
- ·Tôi không thể tiếp tục hâm mộ MC Trác Thúy Miêu nữa
- ·Người đàn ông U70 chăm cháu thay con
- ·Vụ xe Honda Dream tứ quý 8: Cần xem xét trách nhiệm của nơi cấp đăng ký xe
- ·Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- ·Chàng trai tiết lộ 'đặc quyền' của tiếp viên hàng không Việt ở nước ngoài
Dù cho mẫu xe hơi này khá tệ với sự cắt giảm cực đoan nhiều trang bị, tính năng và khó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn về khí thải mới của châu Âu hiện nay. Song, Lada Granta lại là biểu tượng của sự tự lập mà ngành công nghiệp ô tô Nga có được sau 1 năm đầy thách thức.
Bên cạnh đó, xu hướng mới của các hãng xe Nga là bắt tay với những "ông lớn" tới từ Trung Quốc để có được công nghệ mới và các dây chuyền lắp ráp, sản xuất. Moskvich hay Lada mới đây nhất đã mang đậm màu sắc Trung Quốc trong các thiết kế mới của mình.
Ít ai có thể tưởng tượng được rằng, đã có thời điểm, ô tô do Nga/Liên Xô sản xuất đã từng lăn bánh nhiều nơi trên thế giới, thì nay lại gặp phải hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Ra mắt niềm tự hào xe Nga
Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg, chủ tịch tập đoàn Avto VAZ Maxim Sokolov đã trình bày với Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov về mẫu xe Aura mới được Lada cho ra mắt.
Đây được cho là một trong những nỗ lực mới nhất mà ngành công nghiệp ô tô Nga làm sau một năm bị cấm vận, và được kỳ vọng sẽ là mẫu ô tô được cung cấp rộng rãi cho các công chức trong chính phủ Nga.
Sau đó, vị Bộ trưởng đã có trải nghiệm thực tế đối với chiếc Lada Aura. Đáng tiếc, ngay lần nổ máy đầu tiên, động cơ của xe đã không thể khởi động.
Phải sau một vài lần đề nổ, chiếc Aura mới bắt đầu nổ máy, gây ra một sự cố đầy “xấu hổ” của Lada trước đông đảo nhà quan sát, phóng viên báo chí của trong và ngoài nước.
Lada Aura là mẫu Sedan dựa trên mẫu Lada Granta được Nga và Pháp hợp tác sản xuất trước đây. Xe tập trung chú trọng vào sự nâng cấp để cải thiện sự sang trọng của mẫu xe quốc dân này với việc mở rộng cabin thêm 25cm và nâng cấp về nội thất với loại da cao cấp. Dự kiến, giá bán ra thị trường của sản phẩm Aura mới khoảng 2 triệu rúp, tương đương khoảng 25.000 USD.
Dù cho ngành công nghiệp ô tô Nga vẫn còn tồn tại quá nhiều khó khăn và thách thức, thậm chí phải tìm những nguồn cung thay thế cấp bách để bù đắp vào khoảng trống mà hàng loạt các nhà sản xuất phương Tây để lại sau năm 2022.
Tuy nhiên, họ cũng thực sự có một cuộc "lột xác" đáng khen ngợi, với minh chứng là chiếc Lada Aura mới. Nó như một minh chứng cho sức sống của một thị trường ô tô lớn tại châu Âu, dù cho khó có lại sự hoàng kim như trước năm 2022.
Hùng Dũng(tổng hợp)
Hết Moskvich tới Lada: Ô tô Nga thi nhau 'nhái' xe Trung QuốcCấm vận đã khiến ngành công nghiệp ô tô Nga lao đao và buộc phải hợp tác với những hãng xe Trung Quốc để tồn tại, dẫn đến dần mất bản sắc." alt="Kết quả bất ngờ của ô tô Nga sau hơn 1 năm không cần phương Tây" />- Theo báo Anh Sportmail, Antonio đâm vào cây và kẹt bên trong chiếc Ferrari khoảng 45 phút. Lính cứu hỏa đến hiện trường tại High Road ở Epping Forest, Essex lúc 13h02 ngày 7/12, giờ London, và dùng thiết bị cắt để giải cứu tiền đạo West Ham.
Câu chuyện "có nên cho mượn xe ô tô" là chủ đề vô tận với độc giả VietNamNet. Và hơn ai hết, chính người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất giá trị chiếc ô tô của mình cũng như sự cần thiết của việc cho một ai đó mượn xe mình hay không.
Dưới đây là câu chuyện của độc giả Vũ Việt Hùng (36 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ về vấn đề này:
Đọc bài "Cho mượn xe ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn chúng ta tưởng" vừa đăng trên VietNamNet, tôi thấy thực sự bất ngờ về những hệ luỵ và rắc rối có thể đến đối với chủ xe mà lâu nay mình chưa biết rõ. Thế nên, tôi càng thấy nguyên tắc của mình đặt ra bấy lâu nay là đúng, đó là nhất định không cho ai mượn xe.
Thực ra, nói là nguyên tắc nhưng tôi mới chỉ áp dụng cách đây hơn 1 năm, từ khi "dính" vào việc chẳng muốn nhắc lại liên quan đến một cậu đồng nghiệp tôi từng chơi khá thân ở cơ quan.
Chả là cậu này kém tôi vài tuổi và thời điểm đó mới lấy vợ. Hai vợ chồng cùng quê ở xa, cách Hà Nội gần 200km. Biết tôi có xe ô tô nhưng ít sử dụng, cậu này lân la rồi hỏi mượn để đưa vợ về quê thăm hai bên gia đình dịp cuối tuần.
Với tôi, chiếc "xế hộp" vừa là phương tiện nhưng cũng là tài sản lớn trong gia đình có được sau nhiều năm tích cóp. Hàng ngày nâng niu, chăm sóc, lau chùi, thế nên cho người khác sử dụng tôi cũng xót ruột lắm.
Tuy nhiên, đây là cậu em cùng cơ quan, không cho mượn lại mang tiếng ki bo, và thực ra cũng chẳng mấy khi người ta mượn, chắc phải cần lắm mới nhờ đến mình. Thế nên tôi gật đầu ngay.
Lần đầu mượn xe kết thúc khá suôn sẻ, cậu em lúc trả xe tôi tỏ ra mừng vui ra mặt, liên tục cảm ơn và còn biếu vợ chồng tôi chút quà quê. Thấy vậy, tôi cũng vui vì giúp đỡ được cho đồng nghiệp.
Thế nhưng, mọi việc sau đó lại có phần hơi "quá lố" khi liên tiếp những tuần kế tiếp, câu này liên tục hỏi mượn xe tôi để về quê hoặc đưa vợ đi chơi. Và sau tất cả 4 lần mượn xe, tôi cảm thấy như mình đang bị lợi dụng vì thói khôn lỏi đến mức khó chịu của cậu em đồng nghiệp. Lần mượn xe thứ 5 đã không diễn ra vì tôi quyết định từ chối.
Lý do một phần vì bà xã sau nhiều lần thấy tôi cho mượn xe quá dễ dàng đã không vui và có ý kiến, nhưng phần khác là tôi cảm thấy cậu em kia đang "được đằng chân, lân đằng đầu". Nhiều hôm cuối tuần muốn đưa các con đi chơi đổi gió nhưng xe đã cho mượn nên đành chịu.
Thực tế, xâu chuối những lần mượn xe, cậu này thường tính toán để không đổ dư xăng, tức là mức xăng lúc nhận xe thế nào thì lúc trả xe sẽ cũng chỉ ở khoảng như vậy hoặc ít hơn. Xe đi đường dài cũng thường xuyên trong tình trạng bụi bẩn mà không được rửa sạch.
Và một điểm nữa tôi rất không hài lòng đó là chưa lần nào cậu này nạp tiền vào tài khoản ETC, mặc dù mỗi lần mượn xe như vậy, tôi bị trừ đến cả trăm nghìn đồng. Tất cả những điều trên dồn lại khiến tôi cảm thấy ức chế, dẫn tới quyết định thẳng thừng từ chối.
Những tưởng không cho mượn là xong, thế nhưng "sóng gió" lại ập đến khi tôi đi đăng kiểm xe. Là người lái xe rất cẩn thận nên tôi khẳng định mình chưa bao giờ vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ. Thế nhưng khi đưa xe đến trạm đăng kiểm, tôi tá hoả khi bị nhân viên ở đây thông báo có một lỗi phạt nguội cần giải quyết ngay.
Tra cứu ra, xe của tôi đã bị lỗi "vượt đèn đỏ" tại TP. Thanh Hoá, sự việc xảy ra vào đúng ngày tôi cho cậu đồng nghiệp mượn xe. Sau khi thông báo toàn bộ sự việc, cậu này chỉ ậm ừ và nói "để em xem thế nào đã", rồi sau đấy cố tình tránh mặt khi ở cơ quan, gọi điện thì lờ đi, thậm chí không nghe máy. Cậu này đã không có ý định giải quyết hậu quả do mình gây ra.
Việc quá gấp vì hạn đăng kiểm đã hết, tôi đành "cắn răng" nộp phạt 5 triệu đồng vì lỗi của người khác, ngoài ra còn bị tước GPLX 2 tháng. Đúng là làm phước phải tội!
Phải sau đó khoảng 3 tháng, cậu đồng nghiệp kia mới khiên cưỡng thanh toán số tiền tôi đã nộp giúp sau hàng chục lần đòi "mỏi mồm". Và tất nhiên, tôi cũng cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với con người này.
"Ám ảnh" với kiểu mượn xe như trên, cũng là để bảo vệ mình và tài sản của mình nên sau đó, tôi đã không bao giờ cho ai mượn ô tô nữa dù là thân thiết đến đâu. Đối với tôi, việc từ chối mượn xe như vậy thà mất lòng trước được lòng sau.
Độc giả Vũ Việt Hùng
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhà có 2 ô tô, tôi có nên cho bạn mượn 1 chiếc đi chơi lễ 30/4?
Hai vợ chồng tôi mỗi người đều sử dụng một chiếc ô tô, nhân ngày nghỉ lễ dài, cậu bạn đánh tiếng mượn một chiếc để đi chơi từ Hà Nội vào Đà Nẵng." alt="Tôi không cho ai mượn xe ô tô, dù thân thiết đến đâu" />Trong thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua các món ăn từ thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Unsplash.
Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng virus giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.
Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt... là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch. Ảnh: Unsplash.
Các nhà khoa học tin rằng nấm là vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh liên quan đến cảm cúm. Thực phẩm này còn chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D, giúp tăng đề kháng với bệnh. Việc ăn nấm thường xuyên có mối liên hệ với lượng tế bào tăng lên trong cơ thể.
Vì virus corona mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác. Ảnh: Unsplash.
Để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn cũng nên lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khả năng chống chọi dịch bệnh phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của chính bạn. Ảnh: Unsplash.
- ·Soi kèo góc Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
- ·Con trai làm trầy xước xe Audi R8, người mẹ có hành động gây sốc
- ·Choáng ngợp với những đám cưới của hoàng gia ở Qatar
- ·Người phụ nữ được Hyundai tặng ô tô sau 960 thi bằng lái xe
- ·Nhận định, soi kèo Varnsdorf vs Hradec Kralove, 19h00 ngày 15/1: Khó có bất ngờ
- ·Món gà rán chấm sốt mayonnaise kiểu Nhật
- ·Từ vụ AnyCar bán xe Honda City bị tua km: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
- ·Cúng tất niên Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 gồm những gì
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- ·Lựa chọn phụ kiện 'ruột' hợp với tính cách của bạn