Nhiễm ký sinh trùng từ thói quen chăm cây, nuôi chó mèo cảnh

作者:Kinh doanh 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-22 14:48:38 评论数:

Đang điều trị tại khoa Nội trú,ễmkýsinhtrùngtừthóiquenchămcâynuôichómèocảbảng xếp hạng c2 châu âu Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, ông L.N.L ( 63 tuổi, trú tại Thanh Hóa) được bác sĩ chẩn đoán giun lươn đường tiêu hóa, giun đũa chó mèo. Ông bị rối loạn tiêu hóa 3-4 năm nay, đã đi kiểm tra tại bệnh viện huyện nhưng không rõ chẩn đoán.

Gần đây, tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày càng nặng, ông lên mạng đọc còn tưởng mình bị ung thư. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, kiểm tra, bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho kiểm tra xét nghiệm ký sinh trùng. Kết quả, ông L. nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau nên được chuyển về Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

Bác sĩ Tạ Huy Hải, Khoa Điều trị của bệnh viện, cho biết bệnh nhân bị giun lươn ký sinh đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy mạn tính. Khi xét nhiệm, ông L. còn bị giun đũa chó mèo. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm giun lươn nặng nên các bác sĩ ưu tiên điều trị trước.

Ông L. đang điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ảnh: Phương Thúy.

Nghe bác sĩ giải thích về cơ chế lây bệnh, ông chia sẻ công việc chính của mình là nuôi mèo và chăm cây cảnh. Gia đình ông có 5-7 con mèo cảnh và chó. Ngoài ra, ông còn thường xuyên làm đất chăm sóc cây cảnh, xử lý phân của vật nuôi mà không có đồ bảo hộ.

Trường hợp khác đang điều trị tại khoa là bà N.T.D. (sinh năm 1959, trú tại Diễn Châu, Nghệ An) thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy hàng chục năm. Người bệnh đã đi chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi. 

Theo con gái bệnh nhân, bà luôn mệt mỏi, người ốm yếu. Được người quen giới thiệu, bà đã ra Bệnh viện Đặng Văn Ngữ kiểm tra. Kết quả, bệnh nhân cũng bị 3-4 loại ký sinh trùng. Bệnh nhân này làm nông nghiệp, gia đình và hàng xóm nuôi nhiều chó mèo và vô tình nhiễm ký sinh trùng nhưng không biết. 

Bác sĩ Hải cho biết trứng giun đũa chó mèo thường theo đường tiêu hóa ra ngoài môi trường và phát tán vào nguồn nước. Người không may uống nguồn nước có trứng giun hoặc ăn rau được tưới bằng nguồn nước này có thể bị nhiễm bệnh.

Ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập qua da vào hệ bạch huyết và hệ tĩnh mạch vào vòng tuần hoàn. Chúng chu du tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ví dụ phổi, khí quản, thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non định vị tại đó. 

Ở cơ quan tiêu hóa, giun lươn kích thích ruột gây đau bụng tiêu chảy từng đợt, phân có nhầy máu kèm theo đau bụng, sốt, bạch cầu ái toan tăng cao. Bệnh nhân có biểu hiện đi lỏng, có những đợt táo bón. Thậm chí, bệnh nhân bị chảy máu ruột, gây thiếu máu. Nhiễm giun lươn cũng là nguyên nhân gây biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Để phòng bệnh, ngoài việc ăn chín uống sôi, người dân không nên ăn gỏi cá sống, rau sống, nhất là ở những vùng vẫn còn sử dụng phân tươi ủ để bón cho cây trồng, bệnh nhân cần rửa sạch tau và dùng nước sạch. Làm việc ở môi trường đất cát cần có găng tay phòng hộ.

Bác sĩ cũng lưu ý nếu bị nhiễm ký sinh trùng vẫn có thể bị tái nhiễm nên người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa theo dõi liên tục trong 5 năm.

Sau 5 năm nuôi mèo, người phụ nữ bất ngờ khi biết đây là nguyên nhân gây bệnh

Sau 5 năm nuôi mèo, người phụ nữ bất ngờ khi biết đây là nguyên nhân gây bệnh

Người phụ nữ thường xuyên bị ngứa dữ dội, trầy xước khắp người. Sau 5 năm điều trị bệnh da liễu nhưng không khỏi, chị mới biết tình trạng này là do mình nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà.

最近更新