|
Thủ tướng gặp gỡ các doanh nhân Trung Quốc chiều tối 9/12. Ảnh: Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Chiều tối 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Ông Nghiêm Giới Hòa là nhà sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương - những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Trong năm 2023, doanh thu của Tập đoàn Thái Bình Dương đạt gần 80 tỷ USD.
Tại buổi gặp, Thủ tướng cho biết đánh giá cao những hợp tác thời gian qua cũng như những đề xuất hợp tác thời gian tới của Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương trong phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam.
Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước, Thủ tướng cho biết Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu và ưu tiên cao. Đó là các lĩnh vực phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đổi mới sáng tạo, các ngành mới nổi liên quan trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, hạ tầng đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo chất lượng cao...
Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín để cùng hợp tác trong những dự án lớn, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Đồng thời, tích cực đóng góp các ý kiến xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách.
Cũng tại buổi gặp, Thủ tướng đã đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia các dự án lớn của Việt Nam như xây dựng cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, tuyến đường sắt đô thị đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hoà Lạc tại Hà Nội; tuyến metro hoặc đường sắt đô thị kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Long Thành (Đồng Nai). Bên cạnh đó là dự án các tuyến đường sắt xuyên biên giới (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Quảng Ninh - Hải Phòng)…
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán trong triển khai các dự án, đề nghị phát huy tinh thần cống hiến, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển và cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào.
Ông Nghiêm Giới Hòa và các lãnh đạo tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia vào các lĩnh vực, dự án mà Thủ tướng đề cập, cam kết sẽ triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và giá thành hợp lý trên tình thần "đẹp nhất, rẻ nhất, tốt nhất, nhanh nhất".
Vị lãnh đạo doanh nghiệp đồng thời nêu một số đề xuất, kiến nghị liên quan việc triển khai hợp tác, đầu tư. Ông Nghiêm Giới Hòa khẳng định tập đoàn luôn tin tưởng, coi Việt Nam là quê hương thứ 2, chung bước với Việt Nam phát triển.
Theo đó, các email được thiết kế để trông giống như cảnh báo bảo mật của LHQ hoặc yêu cầu phỏng vấn từ các phóng viên, cả hai đều được thiết kế để thuyết phục các quan chức truy cập các trang lừa đảo hoặc chạy các tệp phần mềm độc hại trên hệ thống của họ.
Quốc gia đã báo cáo các cuộc tấn công của nhóm tin tặc Kimsuky lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng cho biết rằng các chiến dịch tương tự cũng được thực hiện chống lại các thành viên của chính phủ nước này, với một số cuộc tấn công diễn ra qua WhatsApp chứ không chỉ email.
Báo cáo của LHQ cũng chỉ ra rằng, chiến dịch của nhóm tin tặc nhắm vào các quan chức của họ đã hoạt động hơn một năm qua, cụ thể chúng đã thực hiện 2 cuộc tấn công.
Đầu tiên là một loạt các cuộc tấn công giả mạo (phishing) nhằm vào 38 địa chỉ email liên quan đến các quan chức Hội đồng Bảo an. Họ đều là thành viên của Hội đồng Bảo an vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Thứ hai là các hoạt động được nêu chi tiết trong một báo cáo của Cơ quan An ninh mạng Quốc gia của Pháp từ tháng 8 năm 2019 Đây là các cuộc tấn công phishing nhằm vào các quan chức từ Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Peru và Nam Phi, tất cả đều là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại thời điểm xảy ra các cuộc tấn công.
Mục đích của nhóm tin tặc Kimsuky được cho là để theo dõi việc ra quyết định của LHQ liên quan đến các kế hoạch nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên.
Sveva Vittoria Scenarelli - nhà phân tích cao cấp của Công ty kiểm toán PwC - một chuyên gia nghiên cứu về các hoạt động của nhóm Kimsuky cho biết, hầu hết các hoạt động của nhóm Kimsuky là các cuộc tấn công phishing nhằm lấy thông tin đăng nhập của nạn nhân đối với các tài khoản trực tuyến khác nhau. Các hoạt động lừa đảo trực tuyến khác cũng nhằm mục đích khiến nạn nhân bị nhiễm phần mềm độc hại.
Nhà phân tích này cho rằng, nhóm tin tặc Kimsuky đã nhắm mục tiêu vào các cá nhân cụ thể vì liên quan đến vai trò và thông tin mà họ có quyền truy cập.
Ngày 5/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố phần thưởng lên đến 10 triệu USD cho những ai phát hiện tin tặc tấn công chống lại các quan chức bầu cử, cơ sở hạ tầng bầu cử, máy bỏ phiếu, các ứng cử viên và nhân viên của họ.
" alt="Tin tặc từ Bắc Triều Tiên tấn công vào các quan chức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc"/>