![]() |
Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan do Trường ĐH Tôn Đức Thắng đầu tư toàn bộ |
VFIS là thành viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và là trường công lập không vì lợi nhuận. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được tái đầu tư cho trường. Trường có khuôn viên gồm một tầng hầm, một tầng trệt, hai lầu cùng sân thượng với tổng diện tích xây dựng hơn 50.000m2 trên diện tích 5 hecta nằm bên trong Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trường cũng do các kiến trúc sư Phần Lan thiết kế và trực tiếp giám sát thi công.
VFIS có hai hệ giảng dạy gồm hệ Quốc tế và Song ngữ ở cả 3 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Đối với hệ Quốc tế, chương trình từ lớp 1 tới lớp 9 được thiết kế dựa trên Chương trình giáo dục cốt lõi của Phần Lan. Các môn trong chương trình đều được dạy bằng tiếng Anh bởi giáo viên Phần Lan và quốc tế, có áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến từ Phần Lan. Tốt nghiệp lớp 9, học sinh có thể lựa chọn chương trình Tú tài Quốc tế với 1 năm dự bị (tương đương lớp 10) và 2 năm trong chương trình tú tài (tương đương lớp 11 và 12). Học sinh người Việt Nam sẽ được học bổ sung các môn Tiếng Việt, Việt Nam học (tích hợp Lịch sử, Địa lý và Đạo đức, Văn hoá) bằng tiếng Việt theo quy định của Bộ GD-ĐT Việt Nam.
Đối với hệ song ngữ , chương trình từ lớp 1 tới lớp 12 được thiết kế dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông Phần Lan có tích hợp chương trình Việt Nam, với phương pháp giảng dạy tiên tiến đến từ Phần Lan. Các môn Toán, Tiếng Việt, Nghiên cứu xã hội (tích hợp Lịch sử, Địa lý) và Giáo dục giá trị sẽ được học bằng tiếng Việt trong khi các môn còn lại sẽ được học bằng tiếng Anh. Tới cuối lớp 12, học sinh có đủ điều kiện dự thi kì thi trung học phổ thông quốc gia Việt Nam.
Chương trình tiếng Anh xây dựng dựa trên khung chuẩn của hế thống đánh giá tiếng Anh Cambridge. Học sinh được hỗ trợ để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về tiếng Anh ở trình độ B2, tương đương IELTS 6.5 khi tốt nghiệp.
![]() |
Học phí chương trình quốc tế từ lớp 1 tới lớp 5 là 435,8 triệu/học sinh/năm |
Năm học 2019-2020, Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan có gần 200 học sinh đầu tiên (từ lớp 1 đến lớp 5) nhập học. Học phí cho chương trình quốc tế từ lớp 1 tới lớp 5 là 435.8000.000 đồng/học sinh/năm. Chương trình song ngữ từ lớp 1 tới 5 dao động từ 219.000.000 - 233.000.000 đồng/ học sinh/năm
Học phí bao gồm chi phí cho các môn học chính khoá, hoạt động ngoại khoá tại trường, phí tham gia các câu lạc bộ, các chuyến tham quan dã ngoại trong thành phố, các trại kỹ năng (tự chọn) trong các kỳ nghỉ của nhà trường, tài liệu tham khảo học tập, hoạt động phụ đạo các môn chính khoá (trừ tiếng Anh) dành cho học sinh không theo kịp chương trình.
Lê Huyền
Ngay từ năm nhất, sinh viên tại Phần Lan đã được tham gia vào những dự án khác nhau tại các doanh nghiệp.
" alt=""/>Trường quốc tế Việt NamTheo đó, tài liệu chương trình cập nhật năm 2016 của ICAEW cho các môn học và ngân hàng câu hỏi liên quan sẽ được nhà trường dịch thuật và đưa vào sử dụng. 6 môn học được áp dụng bao gồm: Kế toán Tài chính; Kế toán Quản trị; Kiểm toán; Kế toán tài chính và báo cáo tài chính; Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo; Quản lý tài chính, cùng toàn bộ ngân hàng câu hỏi có liên quan.
![]() |
ký kết hợp tác |
Tại lễ ký kết hợp đồng sử dụng tài liệu chương trình diễn ra sáng 8/3, ông Lê Đình Thăng, giám đốc nhà trường đây là sự đổi sự đổi mới sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Cũng trong khuôn khổ của thoả thuận, ICAEW sẽ thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng tài liệu chương trình đào tạo; kiểm định chất lượng đối với việc in ấn và xuất bản tài liệu chương trình dịch thuật bởi Kiểm toán Nhà nước để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của ICAEW.
ICAEW là một tổ chức hội viên chuyên nghiệp phát triển và hỗ trợ hơn 145,000 kế toán viên công chứng trên thế giới.
Meta bị phạt số tiền kỷ lục vì chuyển dữ liệu người dùng EU sang Mỹ. Khoản phạt do Ủy viên bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) đưa ra sau khi Meta tiếp tục hành vi chuyển dữ liệu bất chấp một tòa án EU ra phán quyết vô hiệu hóa hiệp ước truyền dữ liệu EU – Mỹ vào năm 2020.
Án phạt “xô đổ” kỷ lục mà Amazon nắm giữ khi bị phạt 746 triệu EUR năm 2021.
Trận chiến chống lại việc lưu trữ dữ liệu của Facebook bắt đầu từ một thập kỷ trước, khi nhà vận động quyền riêng tư Max Schrems (Áo) đâm đơn kiện vì khuôn khổ pháp lý cho việc chuyển dữ liệu công dân EU sang Mỹ không bảo vệ được người dân khu vực trước sự theo dõi của Mỹ.
Meta tuyên bố sẽ kháng cáo và cho rằng, hình phạt đặt ra “tiền lệ nguy hiểm” cho vô số công ty khác. Hãng bày tỏ mong muốn một hiệp ước mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dữ liệu cá nhân của công dân EU sang Mỹ một cách an toàn sẽ được áp dụng đầy đủ trước khi phải đình chỉ chuyển giao dữ liệu.
“Nếu không thể truyền dữ liệu xuyên biên giới, Internet có nguy cơ bị chia nhỏ thành các cấu trúc quốc gia và khu vực”,Meta cho biết.
Hồi tháng 3, DPC nói quan chức EU và Mỹ hi vọng khuôn khổ bảo vệ dữ liệu mới – do Brussels và Washington thống nhất một năm trước – có thể sẵn sàng vào tháng 7. DPC đã phạt Meta tổng cộng 2,5 tỷ EUR vì các vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của khối có hiệu lực từ năm 2018. Cơ quan còn 10 cuộc điều tra vào các nền tảng khác nhau của “gã khổng lồ” này.
Ngoài ra, DPC yêu cầu Meta “đình chỉ bất kỳ việc chuyển giao dữ liệu cá nhân nào sang Mỹ trong khoảng thời gian 5 tháng”, tính từ khi có án phạt.
DPC là cơ quan quản lý hàng đầu EU, giám sát nhiều hãng công nghệ lớn vì trụ sở châu Âu của họ đặt tại Ireland.
(Theo Reuters, CNBC)