Đại biểu Hồ Văn Đàm (trú huyện Quỳnh Lưu) yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An đánh giá thực trạng, nêu giải pháp về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Theo ông Đàm, bạo lực không chỉ "bạo lực nóng" với các hành vi đánh nhau, chửi bới, công kích, còn diễn ra dưới dạng "bạo lực trắng" bởi những hành vi tẩy chay, gây áp lực tâm lý trong môi trường ngoài đời thực lẫn không gian mạng.
Theo đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), thực trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, còn đe dọa đến an toàn, an ninh trường học.
Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) lại tỏ ra lo ngại trước nạn bạo lực học đường và lối sống của một bộ phận học sinh và cách giáo dục của phụ huynh.
"Trên lớp trò không sợ thầy, kính thầy. Ra đường, người già sợ trẻ nhỏ. Về nhà, cha mẹ nịnh con cái", đại biểu Văn nói và yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An đánh giá về thực trạng nói trên.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An - ông Thái Văn Thành, cho biết tình trạng trên có nhưng không phổ biến và không chỉ ở Nghệ An.
Ông Thành cũng cho rằng hiện nay, để ngăn ngừa, Sở đã tham mưu cho tỉnh thực hiện xây dựng kế hoạch nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực.
"Ngoài giáo dục học sinh, ngành Giáo dục cũng cần tổ chức các buổi sinh hoạt với phụ huynh, cung cấp cho họ phương pháp dạy học, chia sẻ thông tin khi phát hiện con có biểu hiện bạo lực học đường. Các bố mẹ cần phải "lúc cứng lúc mềm", chú ý theo dõi học tập, nắm bắt tâm tư tình cảm của con để định hướng những giá trị nhân cách đúng đắn, loại trừ những tư tưởng xấu", ông Thành nói.
Đại biểu Chu Đức Thái (trú huyện Diễn Châu) lại cho rằng thời gian qua, bạo lực học đường không chỉ diễn ra giữa các học sinh, còn diễn ra giữa giáo viên với học sinh.
"Ranh giới giữa tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh và hành vi được xem là bạo lực rất dễ lẫn lộn, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, các vụ việc học sinh có lời lẽ đe dọa thầy cô cũng diễn ra phức tạp, thậm chí nhiều trường hợp phụ huynh vào trường đánh thầy cô", ông Thái nói và đề nghị Sở GD-ĐT nêu các giải pháp.
Ông Thái Văn Thành trả lời ngành Giáo dục Nghệ An có quan điểm: "Giáo dục học sinh bằng tất cả lòng yêu thương". Nếu giáo viên thực sự làm việc bằng tất cả lòng yêu thương, cha mẹ cũng như các em sẽ rất quý mến, biết ơn. Có thể bây giờ học sinh còn ít tuổi, nhận thức chưa đủ chín, nhưng sau này trưởng thành sẽ hiểu được vấn đề.
"Tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nỗ lực rèn luyện suốt đời mới có thể đáp ứng. Đây là áp lực, song nếu làm được đôi lúc thầy cô có nóng tính một chút, học sinh vẫn yêu quý, phụ huynh sẽ bỏ qua. Ngược lại, thầy cô không quan tâm đến giáo dục nhân cách học sinh, đi dạy cho xong nhiệm vụ đôi lúc xảy ra một sai sót nhỏ cũng gây ra hệ lụy", Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nói thêm.
Sau khi Đức quốc xã tấn công Liên Xô ngày 22/6/1941, Govorov được cử làm Chủ nhiệm pháo binh các Phương diện quân (PDQ) Tây và dự bị, rồi Phó tư lệnh Cụm quân phòng thủ tuyến Mozaisk. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong các trận phòng thủ và phản công mùa đông 1941-1942, dẫn tới thắng lợi của Liên Xô trong trận Moscow. Với thành tích này, Govorov được thăng cấp trung tướng pháo binh.
![]() |
Nguyên soái Liên Xô Leonid Aleksandrovich Govorov. Ảnh: Wikipedia |
Tháng 4/1942, Leonid Govorov được cử làm Tư lệnh TĐQ 5 thuộc PDQ Leningrad, khi thành phố này đang bị quân Đức và Phần Lan bao vây và vừa phải trải qua một mùa đông và nạn đói khủng khiếp. Tại đây, những kinh nghiệm từ quá trình chỉ huy pháo binh đã giúp Govorov tổ chức nhiều cuộc phản công, chống lại những cuộc oanh tạc liên miên của pháo binh Đức.
Từ 28/12/1942 đến 18/1/1943, Govorov chỉ huy PDQ Leningrad phối hợp cùng PDQ Volkhov tiến hành thành công chiến dịch Iskra (Tia lửa), chọc thủng vòng phong tỏa của quân Đức đối với Leningrad sau 871 ngày đêm. Govorov được phong quân hàm thượng tướng.
Đầu năm 1944, bộ đội 2 PDQ Leningrad và Volkhov cùng một phần của PDQ Baltic 2 tiến hành chiến dịch phản công Leningrad-Novgorod nhằm đẩy lùi TĐQ 18 Đức ra khỏi tỉnh Leningrad, chiếm lĩnh một số bàn đạp để phát triển tấn công, chia cắt Cụm TĐQ Bắc với Cụm TĐQ Trung tâm, Đức và cô lập cụm quân này tại vùng Pribaltic. Kết quả, Hồng quân tiến đến bờ đông sông Luga và bờ đông sông Narva. Tư lệnh PDQ Leningrad Govorov được phong quân hàm đại tướng.
Hè năm 1944, Hồng quân mở chiến dịch tấn công Vyborg-Petrozavodsk, để đẩy lực lượng Phần Lan ra khỏi phía bắc Leningrad, buộc Phần Lan phải rút khỏi chiến tranh. Là lực lượng chủ công tham gia chiến dịch, PDQ Leningrad dưới quyền Govorov chỉ sau 10 ngày chiến đấu đã chọc thủng 3 tuyến phòng ngự chính của quân Phần Lan, giải phóng các thành phố Vyborg và Petrozavodsk. Lần đầu tiên trong lịch sử quân sự, một khu vực phòng ngự mạnh như vậy bị xuyên thủng trong thời gian ngắn, với tốc độ tiến công 10-12km mỗi ngày.
Phần Lan buộc phải rút lui khỏi Nam Karelia và bắt đầu tìm kiếm khả năng thỏa thuận hòa bình với Liên Xô. Với chiến thắng trong chiến dịch Vyborg-Petrozavodsk, Govorov được phong nguyên soái.
Từ 14/9 đến 24/11/1944, PDQ Leningrad phối hợp cùng PDQ Baltic 1, Baltic 2 và PDQ 3 tiến hành chiến dịch tấn công chiến lược Baltic, là chiến dịch giải phóng phần đất cuối cùng của Liên Xô. Nguyên soái Govorov trực tiếp chỉ huy PDQ Leningrad, đồng thời thay mặt Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Hồng quân điều phối hoạt động của các PDQ còn lại.
Tổng lực lượng quân đội Xô-viết tham gia chiến dịch này gồm 90 vạn quân, 17.500 khẩu pháo, 3.080 xe tăng, 2.640 máy bay. Lực lượng Đức của Cụm TĐQ Bắc gồm 73 vạn quân, 7.000 đại bác và súng cối, 1.200 xe tăng và pháo tự hành phòng thủ trên địa bàn thuận lợi đã được chuẩn bị từ lâu.
Hồng quân tấn công trên diện rộng theo hướng bắc nam với ý định hất Cụm TĐQ Bắc của Đức xuống biển, đã cắt rời cụm tập đoàn quân này khỏi Đông Phổ, giành lại sự kiểm soát đối với Estonia và Litva. Dưới áp lực tấn công của Hồng quân, lại không còn đất để lùi, cụm quân Đức phải bỏ hết đất đai lui về cố thủ mũi đất Courland tại phía bắc Latvia.
Tại đây, do mật độ phòng thủ của Đức đã trở nên quá đậm đặc và cụm này bị cô lập, hoàn toàn không còn ý nghĩa chiến lược gì nữa nên Liên Xô đã dừng tấn công và giam chặt khối quân này tại Courland cho đến hết chiến tranh, khoảng 200.000 quân Đức trở thành tù binh của Liên Xô. Người thay mặt Hồng quân tiếp nhận sự đầu hàng này chính là Govorov.
Khi Hồng quân tiếp tục tiến về phía tây, Govorov chỉ huy pháo binh Hồng quân trong các chiến dịch giải phóng Litva, Ba Lan. Ngày 27/1/1945, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Giai đoạn sau chiến tranh, Govorov được cử làm Tư lệnh Quân khu Leningrad, sau đó là Tổng thanh tra Lục quân. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Phòng không Liên Xô, năm 1952 là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Do tiền sử bệnh tim, Nguyên soái Govorov mất ngày 19/3/1955 tại Moscow, thọ 58 tuổi.
Leonid Aleksandrovich Govorov có một người con trai-Vladimir Govorov kế tiếp sự nghiệp của cha, là Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô.
Xem tin thế giới trên VietNamNet
Nguyên Phong
Đó là Thống chế Fedor von Bock, một người mang dòng máu quý tộc Nga-Đức.
" alt=""/>Vị nguyên soái Liên Xô “có duyên” với mặt trận phía bắc