"Tuyển Việt Nam, quên trọng tài đi, hãy lấy vé bán kết AFF Cup"
Việt Nam "bỏ túi" vé bán kết, Myanmar tử chiến Malaysia
CĐV phẫn nộ vì trọng tài "cướp" bàn thắng của Việt Nam
Ta mắng, Tây khen
Một điều ngạc nhiên cho chính những người buông lời cay nghiệt ném vào đội trưởng tuyển Việt Nam: "người nhà" chê trách Văn Quyết bao nhiêu thì "người ngoài" lại đánh giá màn trình diễn của cầu thủ số 10 này không đến nỗi nào. Thậm chí, Quyết "rừng" còn nằm trong danh sách những cầu thủ của đội tuyển Việt Nam nhận điểm cao nhất sau trận đấu với Myanmar.
![]() |
Quang Hải là cầu thủ được giới truyền thông quốc tế cho điểm cao nhất trong trận gặp Myanmar |
Trang FOX Sports khi chấm điểm các học trò của HLV Park Hang Seo đã cho Văn Quyết điểm 7, dù cầu thủ này chỉ chơi vỏn vẹn 45 phút. So với 13 cầu thủ còn lại của đội tuyển Việt Nam, người mang băng đội trưởng tuyển Việt Nam có số điểm nằm trong top 3 người được đánh giá cao nhất.
Điểm số cao nhất mà trang điện tử theo dõi và đưa tin về AFF Cup 2018 cực kỳ sát sao này được dành cho Quang Hải: 8 điểm. Văn Quyết và Phan Văn Đức, cầu thủ đã có tình huống dứt điểm trúng cột dọc Myanmar, cùng nhận được 7 điểm.
So với phần còn lại của đội bóng, nhất là 2 cầu thủ gánh trọng trách đảm đương hàng công là Công Phượng- Anh Đức, Văn Quyết nhận điểm nhỉnh hơn. Công Phượng và Anh Đức chỉ nhận điểm 6, tương tự như các cầu thủ khác của đội tuyển Việt Nam.
![]() |
Đội trưởng Văn Quyết nằm trong top 3 người được chấm điểm cao |
Vấn đề là nhìn nhận của giới truyền thông quốc tế lại đi ngược với đánh giá của một bộ phận không nhỏ CĐV Việt Nam, thậm chí cả giới truyền thông trong nước. Cơn mưa "gạch đá" ầm ầm dội xuống thủ quân đội tuyển Việt Nam sau màn trình diễn tại sân Thuwunna. Rất nhiều người cho rằng, Văn Quyết là điểm "mờ" của tuyển Việt Nam, thậm chí không tương xứng với chiếc băng đội trưởng mà số 10 đang được các đồng đội tín nhiệm bầu chọn.
Cái dớp của băng thủ quân
Thực tế yêu- ghét là cảm xúc bình thường trong bóng đá, nhất là khi đội tuyển Việt Nam chơi tại giải đấu có ý nghĩa quan trọng, nhận sự quan tâm lớn như AFF Cup. Chính Văn Quyết cũng thừa nhận, áp lực là điều bình thường và cầu thủ này chấp nhận sống chung với "lũ". Tại Asiad 2018 cách nay vài tháng, Văn Quyết cũng chịu áp lực cực lớn vì bị cho rằng đã "cướp" chỗ của nhiều đàn em U23 Việt Nam.
Dù sao thì việc Văn Quyết nhận quá nhiều "gạch đá" xem ra là hệ quả của việc nhìn nhận tiêu cực, thiếu tỉnh táo đã bị đẩy đi quá xa. Bởi nếu công bằng đặt lên bàn tính, người ta sẽ thấy Anh Đức cũng... mất hút trên sân Thuwunna; Công Phương phung phí 3-4 cơ hội bằng vàng để tuyển Việt Nam có thể ra về với 3 điểm trọn vẹn.
![]() |
Tương tự nhiều đàn anh, Văn Quyết cũng đang "khổ sở" với áp lực từ chiếc băng đội trưởng |
Hoặc người cùng bị thay ra sau 45 phút như Văn Quyết là Lương Xuân Trường đã làm được gì trong những phút xuất hiện trên sân? Một điều thấy rõ, tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam hoàn toàn lép vế trong hiệp 1 khi bộ đôi Xuân Trường- Quang Hải không đọ được với sức mạnh cơ bắp của chủ nhà Myanmar.
Ở 4-5 kỳ AFF Cup gần đây, có vẻ như chiếc băng thủ quân đội tuyển Việt Nam đang rất "kén" người, tạo ra cái "dớp" không được nhiều may mắn. AFF Cup 2008, Minh Phương đeo băng đội trưởng, nhưng tần suất đá chính của tiền vệ tài hoa này cũng không nhiều. Nó tương tự như Tấn Tài ở AFF Cup 2014, khi tiền vệ người Khánh Hoà này ít được HLV Miura sử dụng trên sân, chủ yếu nhận trọng trách... họp báo.
Hiển nhiên áp lực và nhiệm vụ của Văn Quyết hay bất cứ tuyển thủ nào khác đều tăng gấp bội khi đeo chiếc băng thủ quân tuyển Việt Nam. Nhưng sau 3 trận đấu ở AFF Cup 2018, những gì Quyết "rừng" đã thể hiện dẫu chưa như ý song cũng chẳng phải là thảm hoạ, gây hệ luỵ lớn đến đội bóng của HLV Park Hang Seo.
Văn Quyết chưa vào phom thật sự, đó là thực tế phải thừa nhận. Tuy nhiên, số 10 rõ ràng vẫn là cầu thủ bản lĩnh, kinh nghiệm và có đẳng cấp thuộc tầm top của đội tuyển Việt Nam. Một cầu thủ có đẳng cấp, chỗ đứng chắc chắn trong mắt thầy Park và đồng đội thì chắc chắc không phải là "đồ bỏ đi" chỉ sau 45 phút chưa làm thoả mãn kỳ vọng của người hâm mộ.
Phía trước còn là chặng đường gập ghềnh, đủ khó khăn cho đội tuyển Việt Nam chịu thử thách đồng thời là cơ hội để Văn Quyết chứng tỏ giá trị chuyên môn. Bởi như thủ quân Minh Phương cách nay 10 năm, chỉ cần 1 cú đá phạt cho Công Vinh ghi bàn thắng vàng, thế là đủ để xoá đi một giải đấu chưa được như ý.
Video bàn thắng của Văn Toàn bị từ chối:
Khắc Hoàng
Sau trận hòa trước Myanmar, chuyên gia của Fox Sports đánh giá, Việt Nam là đội bóng có chiều sâu đội hình, lắm mảng miếng chiến thuật đủ sức cạnh tranh với nhà ĐKVĐ Thái Lan ở AFF Cup 2018.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Văn Quyết khổ sở vì băng đội trưởngTheo đó, người đứng đầu đoàn TTVN thi đấu ở Campuchia trong tháng 5 tới là ông Đặng Hà Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đặng Hà Việt cho biết danh sách đoàn TTVN sẽ được Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL ký chính thức vào ngày 17/4.
Ngoài vị trí Trưởng đoàn, đoàn TTVN có 2 phó đoàn, 9 bác sĩ (chưa tính bác sĩ của đội bóng đá nam - 3 người, đội nữ - 2 người); 3 y sĩ, 7 kỹ thuật viên, 6 điều dưỡng...
Đội tuyển điền kinh có quân số đông nhất đoàn TTVN, với 55 VĐV, tiếp theo là thể thao điện tử (48 VĐV), thể thao dưới nước (bơi có 21 VĐV, nhảy cầu 5 VĐV, lặn 21 VĐV), đấu kiếm (24 VĐV), bóng đá nam-nữ...
Vào tối 19/4 tới, lễ xuất quân đoàn TTVN tham dự SEA Games 32 được tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội.
Chuẩn bị cho SEA Games, lễ ra mắt trang phục của đoàn TTVN diễn ra tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sáng 15/4.
Bộ trang phục của đoàn TTVN có tên gọi "Play like a champion" - chơi như một nhà vô địch. Trang phục có tông màu đỏ làm chủ đạo, được nhấn nhá bằng chi tiết ngôi sao 5 cánh và họa tiết vảy rồng cách điệu.
Toàn bộ 7.200 sản phẩm được Động Lực tài trợ cho các VĐV, HLV, cán bộ của đoàn TTVN. Đáng chú ý, Động Lực cũng tài trợ 1.200 quả bóng cho Ban tổ chức SEA Games 32 Campuchia.
Đoàn TTVN lên đường sang Campuchia vào sáng 3/5, với hai điểm xuất phát từ sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đoàn di chuyển từ Hà Nội transit tại Vientiane (Lào), trong khi đoàn từ TP.HCM bay thẳng sang Phnom Penh.
Trước ngày khai mạc SEA Games, một số môn diễn ra, trong đó đáng chú ý là bóng đá nam-nữ. Ở môn bóng đá nam, bảng A khởi tranh vào ngày 29/4, trong khi bảng B có U22 Việt Nam lăn bóng vào ngày 30/4. Còn môn bóng đá nữ khởi tranh ngày 3/5.
Mục tiêu của đoàn TTVN là giành 90-120 HCV, đứng trong top 3 SEA Games 32.
Ông Trần Anh Tú làm trưởng đoàn U22 Việt NamVFF phân công ông Trần Anh Tú - Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn, là trưởng đoàn U22 Việt Nam dự SEA Games 32. Ông Dương Nghiệp Khôi - Tổng thư ký VFF, là trưởng đoàn tuyển nữ Việt Nam.
U22 Việt Nam tập trung vào ngày 16/4 tại Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng chưa có đủ quân số do các cầu thủ vẫn đang thi đấu tại vòng 7 V-League 2023.
" alt=""/>Ông Đặng Hà Việt làm Trưởng đoàn TTVN dự SEA Games 32CĐV Việt Nam ùn ủn kéo tới sân Thuwunna tiếp lửa tuyển Việt Nam
Myanmar 0-0 Việt Nam: Ăn miếng trả miếng (hiệp 2)
Đội hình Việt Nam vs Myanmar: Bất ngờ hàng công
Cụ thể, khi trận đấu diễn ra khoảng 10 phút, ở khu vực giữa 2 khán đài B và C, một số CĐV đã đốt pháo sáng. Không như tại Mỹ Đình, lực lượng an ninh tại sân Thuwunna phản ứng khá chậm và để quả pháo sáng cháy trong vài phút mà không có cách xử lý, cho đến khi cháy hết.
![]() |
Pháo sáng xuất hiện ở khu vực CĐV Myanmar. Ảnh Bạch Dương |
Quả pháo sáng này được xác định do CĐV Myanmar đốt lên, khi đây không phải là khu vực của CĐV Việt Nam. Thực tế, xung quanh chiếc pháo sáng, đều là CĐV mặc áo, cầm cờ Myamar.
Trước trận đấu, chủ nhà Myanmar đã lo ngại CĐV Việt Nam đốt pháo sáng, nhưng thực tế lại chính các CĐV Myanmar mới là "tác giả" của hành động đáng lên án này.
![]() |
CĐV Việt Nam cổ vũ cuồng nhiệt trên sân Thuwunna. Ảnh Bạch Dương |
Trong khi Việt Nam đang thấp thỏm với nguy cơ bị phạt vì đốt pháo sáng trong trận Việt Nam- Malaysia thì chắc chắn Myanmar cũng chịu chung số phận, thậm chí nặng hơn do không có lực lượng an ninh xử lý kịp thời trên sân.
Đ.N
" alt=""/>Trận Việt Nam vs Myanmar xuất hiện pháo sáng