Về định hướng, Bộ TT&TT nhấn mạnh, định hướng xuyên suốt năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
Cụ thể là phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm;
Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Đồng thời, phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp; phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Bộ TT&TT công bố, định kỳ cập nhật danh mục các nền tảng số Việt Nam xuất sắc phục vụ người dân, doanh nghiệp”, văn bản hướng dẫn của Bộ TT&TT nêu.
22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số trong năm nay
Cùng với yêu cầu tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, các bộ, ngành, địa phương còn được đề nghị quan tâm, tập trung chỉ đạo triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan quan trọng, vừa mang tính trung hạn vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bộ, tỉnh là tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số theo hướng dẫn của Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT; xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và Kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 đã được ban hành; tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử; tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý, khắc phục các trường hợp không tuân thủ.
Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về hai nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, cụ thể là hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa đưa vào sử dụng; hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức.
Tổ chức triển khai đầy đủ 4 giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là: Phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ phát triển theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps); Hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng theo cấp độ; Hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; Hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 146 ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại văn bản 489 ngày 17/2/2022 của Bộ TT&TT, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ quan trọng khác trong năm 2022 như: Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn; Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), bảo đảm việc kết nối, chia sẻdữ liệu được thực hiện thông suốt, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủđúng quy định của Nghị định 47; Triển khai hoặc thí điểm triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động...
Vân Anh
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương ưu tiên tổ chức phổ cập kỹ năng số, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
" alt=""/>22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số trong năm nayNăm 2016, với tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, từ khóa “nước” có lẽ được nhắc đến nhiều hơn cả khi nói về chủ đề bảo vệ môi trường: thiếu nước do hạn hán, nước mặn, nước lợ, nước nhiễm phèn,… Nguồn tài nguyên đã từng được xem như vô hạn đang ngày càng… hữu hạn, ngay cả với những đất nước nhiều sông ngòi, biển hồ như Việt Nam.
Chính vì thế mà công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL), đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Heineken, Tiger… đã triển khai chương trình nước sạch cho cộng đồng kêu gọi mọi người chung tay hành động vì nguồn nước và xem đây như là một biểu trưng của niềm vui từ hơn 3 năm nay.
Từ ngày 5/6/2013, thông qua các phương tiện truyền thông, VBL đã kêu gọi người dân chung tay tiết kiệm nước qua những hoạt động thường nhật từ tái sử dụng nước lau sàn, sử dụng máy giặt đúng công suất, tắt nước khi đang đánh răng, tắt nước khi đang gội đầu, uống hết nước trong ly/chai…
Chỉ cần mọi người cam kết “tắt nước khi không sử dụng”, VBL sẽ đóng vai trò như một đơn vị trung chuyển đem nguồn nước sạch tiết kiệm được từ các thành phố đến các vùng nông thôn để hỗ trợ xây dựng các công trình nước sạch. Trong năm đầu tiên, có hơn 40.000 cam kết ủng hộ chương trình đến từ trang web và Facebook fanpage chương trình đã thu hút được 60.000 fan. Với số lượng cam kết đó, VBL đã hỗ trợ xây dựng 3 công trình nước sạch, đem lại niềm vui cho người dân tại 3 tỉnh Tiền Giang, Quảng Nam và Đà Nẵng.
![]() |
Đại diện VBL cùng chính quyền địa phương khởi công xây dựng công trình nước sạch tại xã Tân Ân (H.Ngọc Hiển, Cà Mau). |
Sau những thành công của năm đầu tiên của chương trình, năm 2014, với lời kêu gọi cùng hành động từ VBL, 170.000 người đã tham gia cam kết, 2.300 người đã tham gia tuyên truyền, từ phát tờ bướm đến chia sẻ trên mạng xã hội, 185.000 fan hưởng ứng trên Facebook fanpage để cộng đồng cùng nhau tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, đem nước sạch đến các vùng nông thôn. VBL đã chuyển những phút tiết kiệm này thành 3 công trình nước sạch tại 3 thôn xã khác của tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Tiền Giang. Theo nguồn nước sạch, thêm nhiều niềm vui được lan tỏa trong cộng đồng.
![]() |
Niềm hạnh phúc của người dân khi nhận được nước sạch từ các chiến sỹ tình nguyện VBL |
Hướng đến "triệu niềm vui"
2015 là năm đánh dấu bước ngoặt của chương trình khi “1 phút tiết kiệm triệu niềm vui” nhận được sự hợp tác của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, thu hút được đông đảo giới trẻ cùng tham gia. Với sức trẻ và khả năng lan tỏa rộng lớn, giới trẻ nhanh chóng trở thành lực lượng chính giúp chương trình hướng đến cột mốc 1 triệu hành động đẹp trong vòng 3 năm.
Fanpage của chương trình đã thu hút được 270.000 fan tương tác và cùng nhau tham gia những sự kiện ý nghĩa như lễ ra quân hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2015 do VBL phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tổ chức, tham gia cuộc thi “Vũ điệu tiết kiệm nước” cùng Lâm Vinh Hải.
Trong năm 2015, với 300.000 hành động đẹp từ cộng đồng gởi về chương trình, thêm 3 công trình nước sạch nữa được hoàn thành.
Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2016, ngay từ tháng 5 VBL đã khởi động hành trình “1 phút tiết kiệm, triệu niềm vui” thông qua chương trình xe nước niềm vui đem nước sạch đến người dân ở 5 tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận và Quảng Nam.
Từ ngày 8/5 đến ngày 20/5 - 20 chuyến xe ngược xuôi đã đem gần nửa triệu lít nước sạch góp phần giải tỏa cơn khát của gần 2.000 hộ dân trong những tháng ngày khô hạn nhất của năm. Chương trình thu hút được sự chung tay của gần 50 nhân viên VBL và gần 100 đoàn viên thanh niên.
Đại diện công ty VBL cho biết “Ảnh hưởng El Nino kéo dài khiến mùa mưa năm nay đến trễ, nhiều khu vực tại Việt Nam bị khô hạn nặng, người dân không có hoặc có rất ít nước sạch để sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong khuôn khổ chương trình “1 phút tiết kiệm, triệu niềm vui”, xe nước niềm vui đã được VBL phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh Niên gấp rút triển khai và phần nào giảm những khó khăn về nước sạch cho người dân ở những khu vực hạn hán.”
![]() |
Những chuyến xe nước của chương trình đã góp phần giải cơn khát cho người dân tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. |
Tiếp tục hướng đến mục tiêu “1 triệu hành động đẹp” trong năm 2016 - 2017, bên cạnh lực lượng tình nguyện viên từ VBL và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chương trình chắc chắn cần sự chung tay, góp sức từ cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch, bảo vệ nguồn nước để “thiếu nước” sẽ không còn là nỗi lo của tất cả chúng ta.
Truy cập vào trang web www.1phuttietkiemtrieuniemvui.com.vn và Facebook www.facebook.com/1phuttietkiemtrieuniemvui của chương trình ngay hôm nay để cùng hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, để thêm nhiều công trình nước sạch nữa được xây dựng và thêm nhiều niềm vui nước sạch được lan tỏa.
Tố Uyên
" alt=""/>Ngày môi trường thế giới, hướng đến 'triệu hành động đẹp'?