Ballerina Gabi Shull đã học nhảy được 3 năm nay. Năm 9 tuổi, em bị chẩn đoán mắc căn bệnh u xương ác tính ở đầu gối , khiến bố mẹ em lo sợ rằng trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.
Nhưng nhờ một ca phẫu thuật mang tính đột phá mà em vẫn giữ được đôi chân, nhưng một bên chân phải bị ngắn lại.
Lần đầu tiên phát hiện những dấu hiệu lạ của căn bệnh vào tháng Giêng năm 2011, bố mẹ em chỉ nghĩ là con gái bị thương nhẹ, nhưng sau 2 tuần không cải thiện, họ đưa con tới bệnh viện chụp X-Quang. Kết quả quét MRI vài tuần sau cho thấy Gabi bị ung thư.
“Chúng tôi đã rất ‘sốc’. Bác sĩ nhắc lại những gì ông ấy đã nói vì tôi không tin ông. Tôi không tin vào tai mình” – mẹ của Gabi chia sẻ.
“Gabi hỏi tôi tại sao chuyện này lại xảy ra với con bé, chúng tôi chỉ biết nói rằng đôi khi những chuyện tồi tệ xảy ra với người tốt”.
Gabi bước vào 12 tuần hóa trị liệu để thu nhỏ khối u. Các bác sĩ đã đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau và gia đình đã chọn cách cắt bỏ phần chân bị bệnh, sau đó gắn lại bàn chân vào phần đùi, để phần bàn chân ngược ra phía sau.
Chị Debbie chia sẻ: “Chúng tôi nói chuyện với Gabi và bắt đầu xem video về những đứa trẻ gặp tình trạng tương tự”.
“Chúng tôi biết rằng hoàn toàn không có khó khăn nào cả ngoại trừ cách mà bạn nhìn nó. Nếu bạn có thể vượt qua điều đó và tập trung vào chất lượng cuộc sống thì bạn có thể đạt được mọi thứ mình muốn và chẳng mất mát điều gì cả”.
![]() Đôi chân giả giúp Gaby có thể múa ba-lê ![]() |
“Sau khi bị cắt chân, mong muốn đầu tiên của cháu là được đi trở lại và ra khỏi giường bệnh” – Gabi nói.
“Nhưng thứ tạo động lực cho cháu nhất là suy nghĩ được nhảy trở lại”. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng.
Gabi tiết lộ: “Lúc đầu rất đau. Cháu sợ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên đôi chân còn lại. Cháu mất khoảng một năm và trải qua vài khóa luyện tập cá nhân để đi được những bước đi đầu tiên mà không cần hỗ trợ. Một năm sau, cháu đã có thể nhảy trên sân khấu”.
“Ca phẫu thuật cho phép cháu làm được nhiều hơn những gì cháu kỳ vọng” – Gabi nói. Hiện tại, đôi chân giả giúp khả năng nhảy ba-lê của Gabi không hề kém hơn bất kỳ ai trong lớp. Cô bé còn là nguồn cảm hứng cho các giáo viên và bạn học.
![]() ![]() |
Gaby chụp cùng gia đình |
Hiện tại, Gabi cũng đang chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác thông qua The Truth 365 – một chiến dịch truyền thông xã hội, trao cơ hội lên tiếng cho những đứa trẻ mắc bệnh ung thư. Chiến dịch này nhằm tăng nhận thức về bệnh ung thư ở trẻ em và Gabi là phát ngôn viên quốc gia của chiến dịch.
“Con bé là một đứa trẻ giàu nghị lực. Chúng tôi không xem con bé là người tàn tật. Đôi khi chúng tôi quên mất rằng con bé đang đi chân giả” – mẹ cô bé chia sẻ.
Gabi thậm chí còn có những ước mơ lớn hơn trong tương lai. “Khi lớn lên, cháu muốn học chuyên khoa nhi ở trường đại học, làm y tá hoặc nhà khoa học để tìm cách chữa bệnh ung thư. Nếu như cháu có thể đánh bại căn bệnh ung thư và sống với một chiếc chân giả, học cách tự làm được mọi thứ, thì cháu tin cháu cũng có thể làm được mọi việc khác” – Gaby khẳng định đầy tự tin.
Nhóm bạn trẻ gồm 5 người. Trong clip 30 giây được đưa lên mạng tối 5/7, một bạn nam đã nói: "Chúng em là nhóm bạn trong clip ngày 3/7 vừa qua. Sau khi được đăng tải clip lên mạng xã hội, chúng em nhận được quan tâm về những ý kiến trái chiều. Chúng em cảm thấy có lỗi về những hành động bồng bột của mình. Chúng em xin lỗi và mong mọi người chấp nhận lời xin lỗi của chúng em".
![]() |
Trước đó, vào ngày 3/7, nhóm bạn trẻ này đã đưa clip hài hước "phỏng vấn các thí sinh sau khi thi đại học ở các trường" lên mạng.
Clip dài hơn 3 phút, được giới thiệu là "video mang tính chất giải trí, không nhắm tới bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào", có hơn 20.000 lượt xem.
Trong clip, một bạn trẻ đóng vai phóng viên, 4 bạn còn lại đóng vai thí sinh.
"Phóng viên" đã "phỏng vấn" và nhận được trả lời từ "thí sinh" , là những câu "chế" lại những câu trả lời thường thấy của thí sinh trên các báo sau mỗi buổi thi. Nhiều câu trả lời gây cười và tạo cảm giác thư giãn cho người xem. Có một số câu trả lời có đệm từ tục.
Một nam sinh khác lại trả lời rằng:“Điểm số với em không quan trọng, quan trọng là tỉ số. Giờ em phải về để ghi tỉ số trận Bồ Đào Nha đây”.
Một câu trả lời khác: “Em vào phòng thi cho có thôi, vì điểm thi đã có ông già em cơ cấu hết rồi”…
Kết thúc clip, người dẫn chương trình nói:“Đề thi năm nay quá dễ, sỉ nhục lòng ham học của thí sinh... Có những người thành công nhưng không qua trường lớp đại học, ví dụ như buôn bán đất cấm, cướp giật, ghi tỷ số...”.
Theo TS Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngay sau khi nhận được thông tin về clip trên, ngay trong ngày 5/7, Sở đã có văn bản gửi cơ quan Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế để yêu cầu phối hợp để tìm ra những người dàn dựng clip.
Xem xong clip, nhiều người nhìn nhận đây là sự thư giãn sau một kỳ thi căng thẳng.
Một số bình luận khác cho rằng cách nghĩ của nhóm thực hiện về việc học hành là thiển cận.
Nhiều người cũng nhìn nhận việc yêu cầu công an "tìm hiểu động cơ, mục đích của clip" là không cần thiết.
Song Nguyên
" alt=""/>Nhóm làm clip hài hước về thi THPT quốc gia đăng đàn xin lỗi
188 trẻ mầm non và 3 cô giáo ở Hà Nội nhập viện sau bữa liên hoan
Nữ bác sĩ trẻ BV Bạch Mai từ chối điều trị ung thư để sinh con đã qua đời ở tuổi 33
Ám ảnh về ngoại hình khiến nhiều chị em ép cân bằng mọi biện pháp dù điều đó phản khoa học đến đâu. Tuy nhiên, những phương pháp giảm cân sai lầm như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không ai ngờ tới.
Gần đây nhất là câu chuyện giảm cân của cô gái tên Tiểu Lý, 24 tuổi, đến từ Tây An, Trung Quốc. Từ nhỏ, cơ thể Tiểu Lý đã phát triển sớm, đến năm 14 tuổi, cân nặng cô của lên đến 60kg. Đến tuổi làm đẹp, Tiểu Lý muốn có một thân hình mảnh mai hơn, nên quyết tâm phải giảm cân bằng mọi giá. Nhưng quá trình này không hề dễ dàng, trong suốt nhiều năm Tiểu Lý bị mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn giảm rồi lại tăng cân không kiểm soát.
Sau đó cô gái trẻ được người quen mách nước một phương pháp giảm cân mà không cần nhịn ăn kham khổ gọi là móc họng. Dù ăn nhiều hay ăn ít, sau bữa ăn Tiểu Lý chỉ cần móc họng nôn lượng đồ ăn dư thừa ra ngoài là được.
Vì mong muốn giảm cân quá lớn, cô gái trẻ áp dụng những biện pháp tiêu cực, phản khoa học
Ngày qua ngày, Tiểu Lý luôn áp dụng phương pháp này để “cân bằng” lượng thức ăn cô đưa vào cơ thể. Dần dần cô gái trẻ đã rơi vào tình trạng hễ nhìn thấy thức ăn là lập tức buồn nôn. Bên cạnh đó, Tiểu Lý thậm chí còn dùng rất nhiều loại thuốc uống giảm cân khác để có được cân nặng mong muốn.
Sau khi duy trì phương pháp giảm cân này trong 3 năm, kết quả nó mang lại cũng khiến cô hết sức "vừa lòng". Cân nặng của Tiểu Lý đã giảm từ 60kg xuống còn 30kg với chiều cao 1m55, trong khi đó số cân nặng tối thiểu để cơ thể bình thường và khỏe mạnh là 44kg.
Như vậy, vượt qua mong ước có được cơ thể mảnh mai hơn, giờ đây Tiểu Lý đã giảm cân đến mức bị suy dinh dưỡng. Việc giảm cân trong suốt một thời gian dài với phương pháp sai lầm khiến cô gánh chịu nhiều hậu quả như: làn da đen sạm, khô nẻ, rụng tóc, mất ngủ, chóng mặt, viêm thực quản, viêm dạ dày, thậm chí là vấn đề mất kỳ kinh nguyệt do thiếu sự sản sinh estrogen. Không chỉ vậy chế độ ăn uống tiêu cực còn khiến Tiểu Lý mắc hội chứng chán ăn tâm lý.
Chán ăn tâm thần là chứng bệnh phổ biến khi ép cân quá mức
Sau khi nhận ra những biểu hiện trên, Tiểu Lý cố gắng ăn trở lại nhưng vô hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi nhìn thấy đồ ăn cô gái trẻ lập tức khó chịu, nôn ói,... Lâu dần những vấn đề như đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, ù tai,... cũng trở nên trầm trọng hơn.
Tiểu Lý đã đến khoa thần kinh của bệnh viện Đường Đô và được các bác sĩ giúp đỡ. Cô được chẩn đoán mắc hội chứng chán ăn tâm lý mà nguyên nhân chính là do nỗi ám ảnh về cân nặng quá mức trong thời gian dài.
Để giúp Tiểu Lý trở lại cuộc sống bình thường, các bác sĩ đã áp dụng phương thức trị liệu kích thích vào não bộ. Sau một thời gian, chứng chán ăn của Tiểu Lý đã giảm, cô không còn thấy buồn nôn mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và sức khỏe cũng dần hồi phục.
Việc giảm cân phản khoa học gây ra nhiều hệ lụy
Bác sĩ cho biết nguyên nhân trực tiếp của chứng chán ăn là do nỗi sợ hãi của bệnh nhân với thực phẩm và cân nặng. Bệnh phát triển nhiều nhất ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 13 đến 20, với tỷ lệ nam/nữ là 1:11. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng cách, chứng biến ăn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong. Thậm chí, duy trì lâu ngày khiến bệnh nhân kiệt quệ, tâm lý bất ổn dẫn đến tự sát.
An An (Dịch theo Sina)
Cân có thể được coi là một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ hành trình giảm cân nào.
" alt=""/>Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng