Xu hướng “sống xanh”,àngquánngườidùngbắtđầutràolưusốngxanhbảovệmôitrườbảng xếp hạng bóng đá việt nam hôm nay thân thiện môi trường
Chị Diệu Hiền (Quận 2, TP.HCM) là quản trị viên của một cộng đồng khuyến khích ăn sạch, sống xanh trên Facebook với hơn 1.500 thành viên, hầu hết là người trẻ, bà mẹ có con nhỏ.
Từ lâu, gia đình chị bỏ hẳn các vật dụng từ nhựa thay thế bằng gỗ, sành, sứ... Mỹ phẩm chị sử dụng cũng ưu tiên các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, sản xuất thủ công. Trong nấu nướng, chị Hiền cũng ưu tiên các nguyên vật liệu nguồn gốc hữu cơ, quá trình nuôi trồng không xả thải ra môi trường.
Một năm trở lại đây, tần suất phải trả lại đồ dùng nhựa của chị Hiền giảm đi bởi ngày càng nhiều cửa hàng chọn lối kinh doanh thân thiện môi trường.
Đơn cử, tại các trung tâm thương mại ở Quận 1, TP.HCM, dễ nhận ra rất nhiều poster thông báo về việc không sử dụng ống hút hay ly nhựa. Họ chọn giải pháp như ống hút tre, inox, bột gạo, hộp mía; ly giấy... cho khách mang đi. Khách uống tại quán còn được nhân viên khuyến khích dùng ly thủy tinh, hạn chế ống hút, nắp nhựa.
Một quán ăn dùng ống hút cỏ thay cho ống hút nhựa - Ảnh: H.Đ |
So với một năm trước đây, lối sống thân thiện với môi trường đã ngày càng lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân văn phòng, lao động tri thức.
Muốn “sống xanh” không dễ
Tuy nhiên, chị Hiền cũng chỉ ra thay đổi phần lớn tập trung ở phân khúc cao cấp, phục vụ các khách hàng tri thức. Khu chợ, cửa hàng ăn uống, quán cà phê, trà sữa... là những nơi tiếp xúc, mua hàng mỗi ngày thì vẫn chưa thể bỏ đồ nhựa độc hại.
Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư về phát sinh chất thải nhựa sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines ở châu Á.