当前位置:首页 > Giải trí > Vai trò thực sự của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ mới chuyển tới Israel

Vai trò thực sự của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ mới chuyển tới Israel

2025-01-18 15:00:17 [Thế giới] 来源:NEWS

TheòthựcsựcủahệthốngphòngthủtênlửaTHAADMỹmớichuyểntớlịch thi đấu champion leagueo Sputnik, ngày 13/10, Lầu Năm Góc đã xác nhận việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và 100 binh lính để vận hành tới Israel. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp phù hợp để giúp Israel chống lại các cuộc tập kích tên lửa tiếp theo của Iran?

Sức mạnh của THAAD

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin, vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 2008. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở giai đoạn cuối.

THAAD sử dụng loại đầu đạn đánh chặn trang bị động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne có vận tốc lên tới Mach 8,2, tầm bắn từ 150-200km, trần bắn tối đa 150km. Mỗi đầu đạn đánh chặn này dài 6,17m, nặng 900kg và có giá khoảng 12 triệu USD.

73eecfa92fc70d63d469.jpg
Hình ảnh mô phỏng cách đánh chặn tên lửa của hệ thống THAAD. Ảnh: Sputnik

Một khẩu đội THAAD gồm 6 xe phóng (mỗi xe mang theo 8 đầu đạn đánh chặn), 1 xe chỉ huy và 1 hệ thống radar Raytheon AN/TPY-2 có khả năng tìm kiếm và khóa mục tiêu trong phạm vi 1.000km.

Dù được cho là sở hữu năng lực ấn tượng, nhưng hiệu suất thực chiến của hệ thống này lại gây ra một số tranh cãi.

Hồi tháng 1/2022, THAAD đã được sử dụng để ngăn chặn các tên lửa và UAV của Houthi nhắm vào một căn cứ quân sự của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ở gần Abu Dhabi. Rất nhiều đầu đạn của THAAD đã được phóng đi, nhưng các tên lửa của đối phương vẫn khiến cơ sở hạ tầng tại sân bay Abu Dhabi bị hư hại và 3 xe chở quân bị phá hủy.

Sau sự việc này, UAE được cho là đã mua thêm một số lượng lớn hệ thống phòng không SPYDER từ Israel.

THAAD có phù hợp với mạng lưới phòng không của Israel?

Theo Sputnik, việc triển khai THAAD tới Israel dường như không tương thích với hệ thống phòng không đa tầng của Tel Aviv - thứ đã chứng minh năng lực trong nhiều năm.

GY avBwWcAAMcoz.jpg
Mạng lưới phòng không đa tầng của Israel. Ảnh: Sputnik

Ở tầng cao nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel là hệ thống đánh chặn Arrow 2 và 3, có tầm bắn từ 90-150km. Hỗ trợ cho các hệ thống Arrow là các tiêm kích hiện đại của Tel Aviv - bao gồm F35I.

Bên dưới Arrow là hệ thống Patriot và David's Sling. Trong đó, tên lửa đánh chặn David's Sling mới của Rafael/Raytheon có tầm bắn 250-300km, nhưng chỉ đạt độ cao tối đa 15km. Ở tầng cuối cùng là hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng, có vai trò bắn hạ các mục tiêu lọt qua mạng lưới phòng không ở trên.

Trên thực tế, hệ thống phòng không đa tầng của Israel đã bị quá tải trước cuộc không kích diện rộng mới đây của Iran, và để lọt một số tên lửa của đối thủ. Vì thế, việc bổ sung một hệ thống như THAAD dường như chỉ mang tính biểu tượng về cam kết ủng hộ không thay đổi của Mỹ với Israel.

Tòa nhà ở Beirut đổ sập trong nháy mắt sau đòn tấn công của Israel

Tòa nhà ở Beirut đổ sập trong nháy mắt sau đòn tấn công của Israel

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy toàn bộ một tòa nhà ở Dahiyeh, phía nam thủ đô Beirut của Lebanon đã đổ sập sau cuộc không kích của Israel.

(责任编辑:Thế giới)

推荐文章
热点阅读