Dù rất chán chồng nhưng Quỳnh không biết phải làm gì để cải thiện tình trạng lệch pha trong mối quan hệ chồng già - vợ trẻ này nữa.
Lấy chồng giàu,ồnggiàtran dau hom nay quá nhục!Dù rất chán chồng nhưng Quỳnh không biết phải làm gì để cải thiện tình trạng lệch pha trong mối quan hệ chồng già - vợ trẻ này nữa.
Lấy chồng giàu,ồnggiàtran dau hom nay quá nhục!Vừa lên chức, nữ trưởng phòng bị đề nghị làm điều khó nghĩ. |
Sống trong căn biệt thự bề thế, nhưng mọi khoản tiền nong, chi tiêu trong gia đình, mẹ chồng tôi quản lý hết.
Tính bà chặt chẽ và luôn khinh thường những người không kiếm ra tiền nên cuộc sống của tôi vô cùng khổ cực. Tôi phải nghiến răng chịu đựng rất nhiều.
Khi con gái thứ 2 của tôi được 3 tuổi, tôi nài nỉ chồng cho tôi được đi làm.
Chồng tôi hỏi ý kiến mẹ thì mẹ anh không đồng ý. Bà bảo, người kém cỏi như tôi, đi làm cũng chỉ là nhân viên quèn, thu nhập không quá 10 triệu/tháng, không đủ tiền thuê người dọn nhà.
Tôi đã phải lậy van và hứa sẽ kiếm đủ tiền để thuê osin. Hết giờ đi làm, tôi sẽ lo chu toàn việc nhà. Cuối cùng, tôi mới nhận được cái gật đầu của bà.
Đi làm, người ta cố gắng 1, tôi phải cố gắng 10 để có vị trí vì kiến thức và những kỹ năng mềm của tôi đã bị mai một sau quãng thời gian nghỉ việc. Về nhà, tôi lại lăn lóc với việc chăm sóc, dạy dỗ con cái và nấu cơm vì bố mẹ chồng tôi không muốn ăn đồ cô giúp việc nấu.
2 năm trời như vậy, người tôi gầy rạc đi, đôi mắt trũng lại vì thiếu ngủ nhưng sự nghiệp của tôi đã có khởi sắc. Cuối năm ngoái, công ty tôi có sự thay đổi nhân sự lớn. Tôi được điều lên làm trưởng phòng tài chính.
Công việc khiến tôi rất bận rộn nhưng thu nhập cũng khá hơn. Quan trọng nhất là, nó giúp tôi tự tin trước nhà chồng.
Thế nhưng, số tôi đúng là vất vả. Tôi lên chức mới được vài tháng thì bố chồng tôi bị tai biến, phải nằm một chỗ.
Vợ chồng tôi đã thuê giúp việc cho bố nhưng sau khi thay đến 3 người, mẹ chồng yêu cầu tôi phải nghỉ việc, ở nhà chăm sóc bố.
Bà nói, việc chăm sóc bố mẹ khi ốm đau là việc quan trọng, con cái không thể thuê người báo hiếu thay.
'Bố mẹ có 3 con nhưng 1 anh đã định cư bên Mỹ. Cô con gái thì lấy chồng và sống ở TP. HCM. Chồng con đang đà làm ăn tốt nên người phải hy sinh sự nghiệp để chăm sóc cho bố chỉ có thể là con'. Đó là lý do mẹ chồng cột cho tôi trách nhiệm.
Cả tôi và chồng đều thấy mẹ vô lý nhưng không biết phải từ chối và xử lý như thế nào cho ổn thỏa?
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Khi phát hiện chồng tôi và cô ta có quan hệ nam nữ, tôi không đánh ghen mà nói với cô ấy rằng, nếu đưa 1,5 tỷ đồng, tôi sẽ để anh ta được tự do.
" alt=""/>Vừa lên chức, nữ trưởng phòng bị mẹ chồng đề nghị điều khó nghĩ1. So bì và đua đòi
Đỗ Nhật Nam là Đỗ Nhật Nam. Con bạn là con bạn. Mỗi anh một tính, mỗi anh một sở trường và mầm giác ngộ khác nhau. Dùng một pháp ở áp dụng cho vạn người thật là một trò chơi u mê.
Vả lại, trăm hoa trăm sắc, có loài hoa nở trên đồng xanh, có loài hoa khoe sắc trên cành. Mỗi loài hoa, mỗi ước mơ.
Bài học là: Phải áp dụng phương pháp thích ứng với con mình. Đặt ra mục tiêu hợp với con mình ở thời điểm hiện tại, không so bì cũng không tự hạ thấp con.
Tuy nhiên, có chân lý này thì ai cũng phải tuân theo:
Tạo điều kiện và hướng dẫn cho con tự làm, tự tư duy, tự giáo dục, tự tìm hiểu. Chỉ có TỰ như vậy mới đích thực là giáo dục. Bà Montessori nói: Một người giáo viên thành công là khi vắng ông ta, học trò vẫn tự giác học và nghiên cứu như thể ông ta có mặt. Khi ông ta có mặt, học trò vẫn làm như thể ông ta đang vắng mặt.
Đây là chân lý giáo dục đúng muôn đời.
Thầy giáo Đỗ Cao Sang vốn nổi tiếng với các phương pháp tự học tiếng Anh. |
2. Việc mình là kiếm tiền, việc con là học
Quan niệm này rất sai. Học là việc của tất cả chúng ta. Cha mẹ và con cái, suy cho cùng chỉ là những học trò trước ông thầy lớn có tên là LIFE.
Bạn chỉ có thể là bạn đồng hành, cùng chia sẻ khó khăn với con để cùng nhau vượt qua chông gai trên con đường tiến đến tầm cao của trí tuệ và đức hạnh. Nếu bạn lơ là, con bạn có thể vượt lên trên và bỏ xa bạn phía sau. Lúc đó, bạn mang danh là cha mẹ nhưng đạo đức và trí tuệ hoàn toàn chỉ có thể là một học trò của con bạn. Hoặc một kịch bản tồi tệ hơn: Cả bạn và con bạn đều gục ngã trên sa mạc cuộc đời.
Nhu cầu sinh hoạt và học tập của con cái thực ra không cao đến mức cần cha mẹ phải mải miết đi làm như vậy. Phần lớn chúng ta đi làm để thỏa mãn tính ham sở hữu và tỏ rõ uy quyền của bản thân nhưng lại tự dối lòng mình là VÌ CON.
Nếu bạn để lại quá nhiều, con bạn sẽ không có cơ hội được làm người. Một kẻ chỉ được làm người đích thực và đi vào lịch sử khi anh ta tự làm ra sự nghiệp bằng trí năng và đạo đức, bản lĩnh của mình.
Điều đó giải thích tại sao các tỷ phú thế giới đều không để lại nhiều tài sản cho con cái. Cơ bản tiền của họ để lại sau khi chết đều cho vào công quỹ từ thiện.
Thế nào là vì con đích thực? Là ngồi bên con, lắng nghe con, chơi với con, học cùng con, giúp con trưởng thành. Kiếm tiền làm giàu chưa hẳn là vì con. Hãy nghiêm khắc nhìn lại chính mình và tự trả lời câu hỏi này.
3. Thế nào là rèn luyện cho con?
Ở bên con, hy sinh thời gian cho con không phải là LÀM THAY CON mà là QUAN SÁT và ĐIỀU CHỈNH. Muốn làm được như vậy, bạn cần:
- Vui vẻ chấp nhận lỗi sai của con và giúp con vượt qua khủng hoảng thất bại.
- Đặt ngưỡng phù hợp với con.
- Vui vẻ, hài hước, nhân từ.
- Cứng rắn, bình tĩnh.
Tóm lại, bản thân bạn phải học và rèn chính mình song song với việc rèn cho con.
Khi con gặp vấn đề dù lớn hay nhỏ, bạn phải là chỗ dựa, một vòng tay yên ổn. Bạn phải là người (cùng con) đưa ra giải pháp sáng suốt.
Con bạn không cần một người mẹ rên la khóc lóc, kêu gào đấm ngực bùm bụp hay một người cha gầm gừ đe dọa. Con bạn cũng không cần những lời mỉa mai cay độc, so bì.
4. Vung tiền mua kiến thức
Nhiều phụ huynh cho rằng dùng tiền có thể mua được tri thức. Sự thật là, tri thức, đạo đức và sự thông tuệ không thể mua được bằng tiền.
Tuy bạn có thể mua được sách, thuê được thầy, mua được phương pháp và các công cụ hỗ trợ học tập đỉnh cao và hiện đại nhưng bạn nên nhớ 'giáo dục là quá trình tự giáo dục'. Ta có thể đưa con ngựa đến bờ suối, nhưng uống nước hay không uống lại là việc của con ngựa.
5. Giao khoán cho bà giúp việc hoặc ông bà
Chăm sóc và rèn luyện con thành đạt là việc mà không ai có thể làm tốt hơn chính bạn. Nếu bạn nghĩ mình chỉ cần nuôi mà không dạy thì bạn chỉ mới làm được 30% công việc của bậc cha mẹ đích thực.
Sau này, đứa trẻ cũng chỉ có 30% là con của bạn thôi. Nhân quả rất rõ ràng. Bạn đã DẠY nhưng không RÈN thì bạn chỉ hoàn thành 50% chức phận phụ huynh. Một phụ huynh đích thực phải làm tốt cả ĐẺ - NUÔI - DẠY - RÈN.
Có những việc cha mẹ thường cấm đoán con làm nhưng chưa chắc đã có lợi cho trẻ.
" alt=""/>5 sai lầm phụ huynh thường mắc phải khi dạy con- Điểm nghẽn của con người trong ngành giáo dục hiện nay là thu nhập và đời sống giáo viên. Mỗi giáo viên có hệ số lương khác nhau tùy theo bậc, cấp, và thâm niên công tác. Sau khi được điều chỉnh từ ngày 1/7, giáo viên nhận khoảng 4,9-15,87 triệu đồng một tháng tùy bậc học và thâm niên nghề nghiệp, chưa gồm phụ cấp. Trong đó, giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng một tháng. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận cao nhất, trong đó người có hệ số lương 6,78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng.
Thống kê cho thấy giáo viên mầm non, phổ thông mới vào nghề (hạng III, bậc 1) chỉ nhận 6,6 đến 7,4 triệu đồng một tháng, gồm phụ cấp. Mức này thấp hơn thu nhập trung bình của người lao động cả nước trong quý III năm nay (7,6 triệu đồng). Để được nhận mức lương cứng 10 triệu đồng, giáo viên phải cống hiến khoảng 19 năm trong nghề. Hiện số giáo viên mầm non và tiểu học có thu nhập 6-8 triệu đồng chiếm gần 50%. Thu nhập của giáo viên tập sự, thử việc, hợp đồng còn thấp hơn nhiều.
Hiện nay cả nước có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, bao gồm cả hai khối công và tư, ở tất cả cấp học, cả phổ thông, đại học và dạy nghề. Đội ngũ nhà giáo đang có khoảng 6.000 giáo sư và phó giáo sư, gần 60.000 người trình độ tiến sĩ. Có trên 600 nhà giáo được phong tặng nhà giáo nhân dân và trên 10.000 nhà giáo ưu tú. Trải qua công cuộc phổ cập giáo dục, đổi mới giáo dục phổ thông, việc thực hiện tự chủ đại học, phát triển các trường đại học, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ nhà giáo được nâng lên rất nhiều, dần đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát triển giáo dục.
Trong xã hội hiện đại, nghề giáo không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng mềm, sự sáng tạo và cập nhật liên tục. Tuy nhiên, với mức lương hiện tại, nhiều giáo viên trẻ có năng lực đã chọn chuyển sang những ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Điều này không chỉ gây thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục mà còn làm giảm sự hấp dẫn của nghề giáo đối với thế hệ trẻ.
Lực lượng nhà giáo hiện tại say nghề, yêu trò, nỗ lực tu dưỡng, hết mình vì sự nghiệp trồng người, số không nhỏ hy sinh cả tuổi thanh xuân nơi những vùng xa xôi để đem con chữ tới cho trẻ em. Nhưng mức lương thấp, không đủ trang trải khiến nhiều người muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề. Nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc để kiếm sống.