Bị cáo Nguyễn Văn Lẫm không đến dự phiên tòa với lý do đang nhập viện. Với việc vắng mặt của bị cáo, nhân chứng, để đảm bảo quá trình tố tụng, các luật sư, đại diện VKS đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Sau khi hội ý, vị thẩm phán chủ tọa phiên toà quyết định hoãn phiên phúc thẩm và thông báo sẽ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 22/12/2022.
Trước đó, tháng 12/2021, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết lần lượt mức án 14 và 13 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2012 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 12/4/2018, vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã vay của 12 cá nhân cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thái Bình với tổng số tiền gần 21 tỉ đồng.
Trong số nợ này có hai khoản vay gồm 400 triệu và 500 triệu đồng của vợ chồng ông Đỗ Văn Tới và bà Lê Thị Tuyết (cùng trú tại TP Thái Bình).
Ban đầu, hai bị cáo lập 2 bản hợp đồng vay của ông Tới với tổng số tiền 200 triệu, thế chấp bằng chiếc ô tô Camry, nhưng sau đó lại bán chiếc ô tô này cho ông Phạm Công Tự (cùng trú tại TP Thái Bình) dù chưa hoàn trả số tiền vay và cũng không thông qua ý kiến của vợ chồng ông Tới về việc bán xe cho ông Tự.
Khi ông Tới đến đòi nợ, các bị cáo Lẫm, Quyết khất lần rồi tạo dựng ra việc đã trả tiền cho ông Tới thông qua hình thức viết giấy biên nhận nhằm chối bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ, hòng chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.
Trong vụ án này, Nguyễn Xuân Đường và Tiến "trắng" từng đưa nhóm đàn em xâm phạm Công ty Lâm Quyết. Nguyên nhân xuất phát từ việc, tháng 1/2017, bị cáo Lẫm và bị cáo Quyết vay 1,7 tỷ đồng của Nguyễn Thị Dương (vợ của Nguyễn Xuân Đường).
Tháng 10/2017, Dương phát hiện vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết chưa trả số tiền này, nhưng rời khỏi TP Thái Bình nên đã báo cho Đường biết.
Ngày 3/10/2017, Đường cùng Tiến đến Công ty Lâm Quyết tìm Lẫm nhưng không gặp. Đường đã chỉ đạo Tiến ở lại canh gác, khi thấy vợ chồng Lẫm, Quyết về phải báo ngay cho mình.
Theo chỉ đạo của Đường, Tiến và đàn em đã đuổi 2 em trai của bị cáo Lẫm đang ở trong công ty ra ngoài để nhóm Tiến vào đó ăn ở và sinh hoạt trong khoảng 2 tuần rồi mới rời đi. Liên quan đến hành vi này, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Đường và Bùi Mạnh Tiến, mỗi bị cáo 12 tháng tù về tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân”.
" alt=""/>Vắng mặt Nguyễn Xuân Đường, hoãn xử phúc thẩm chủ Công ty Lâm Quyết![]() |
Hình ảnh mẹ ôm con tại Quảng Trị do tài khoản Facebook Luan Nguyen đăng tải là sai sự thật. |
Bài viết của tài khoản Luan Nguyen trên Facebookthu hút hàng trăm lượt thích và chia sẻ. Dù có nhiều lượt tương tác, đây là thông tin sai sự thật.
Thực tế, hình ảnh trên bắt nguồn từ một câu chuyện ở Trung Quốc. Một trận động đất mạnh 6,1 độ richter đã xảy ra vào ngày 30/8/2008 tại Lương Sơn, Tứ Xuyên khiến 41 người chết, 589 người bị thương, 10.000 ngôi nhà bị sập và hơn 190.000 ngôi nhà bị hư hại.
Trong lúc tìm kiếm nạn nhân, các nhân viên cứu hộ tìm thấy thi thể 2 mẹ con bị chôn vùi dưới lớp đất, trong vòng tay người phụ nữ vẫn ôm chầm đứa con nhỏ, tay cầm đũa chưa kịp buông khi thảm họa xảy ra.
![]() |
Thi thể mẹ con được tìm thấy sau vụ động đất tại Trung Quốc tháng 8/2008. Ảnh: Daily Mail. |
Hình ảnh người mẹ ôm con trước thời khắc sinh tử trở nên phổ biến, một số người đã tái hiện nó bằng những bức tượng.
Tại khu vực mà Facebooker này đề cập (xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), ngày 17/10 đã xảy ra vụ sạt lở đất khiến một gia đình 6 người bị chôn vùi.
Đến chiều 18/10, 6 thi thể trong ngôi nhà đã được tìm thấy. Thông tin chính thức nói rằng trong số 6 người gặp nạn có một người mẹ mang thai, không phải "ôm con với tư thế chở che" như thông tin đăng trên tài khoản Facebook tên Luan Nguyen.
Đây không phải lần đầu tin giảvề thảm họa tại miền Trung xuất hiện. Ngày 19/10, Internet lan truyền thông tin về việc cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão số 8 có khả năng mạnh lên cấp 17 (cấp siêu bão) và đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Thông tin được đăng tải trên các fanpage có hàng chục nghìn người theo dõi, khiến nhiều người hoang mang.
Tuy nhiên theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết thông tin này hoàn toàn sai. Lúc 4h sáng 20/10, đài khí tượng Nhật Bản dự báo áp thấp nhiệt đới (đã mạnh thành bão Saudel sáng cùng ngày) chỉ có thể đạt cường độ mạnh nhất là 60 kts (tương đương 108 km/h, cấp 11).
Theo Zing
Nhằm thu hút lượt xem, một kênh YouTube đã thay đổi ảnh bìa và tiêu đề sai sự thật về vụ cô dâu 'bùng' 150 mâm cỗ. Dù là tin giả, video này vẫn lọt top thịnh hành YouTube.
" alt=""/>Cảnh 'mẹ ôm con dưới bùn' tại Quảng Trị là tin giảÔng Trung cũng khẳng định người Việt Nam với những đặc điểm nhanh nhạy trong xử lý thông tin, nắm bắt công nghệ mới đã ghi tên mình trên bản đồ Blockchain thế giới, khi có chỉ số chấp nhận tiền điện tử và số người sở hữu ví điện tử có tỷ lệ lớn nhất. “Việt Nam nổi lên như 1 hiện tượng mới của giới công nghệ Blockchain trên thế giới. Có vài dự án, sản phẩm của Việt Nam được đầu tư bài bản đã trở thành hiện tượng trên toàn cầu”, ông Trung nói.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường Blockchain quốc tế, nhưng ông Trung cũng nhận định, các doanh nghiệp này thường hoạt động độc lập và ít có sự kết nối.
Việt Nam có thể sánh vai với các nền kinh tế lớn
Sự thay đổi dễ nhận thấy hiện nay, theo ông Nguyễn Thành Trung đó là các khái niệm mới như Blockchain hay NFT (hình thức tài sản số) đã có tác động nhận thức mạnh mẽ đến mọi người Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cùng với việc thay đổi nhận thức này, ông Nguyễn Thành Trung cho rằng, các công nghệ mới như Blockchain, NFT sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam đuổi kịp với các nền kinh tế lớn trên thế giới. “Trước đây, Việt Nam khó cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ khác trên thế giới nhưng trong thế giới Blockchain thì xuất phát điểm các quốc gia là như nhau, vì thế Việt Nam có vị thế lớn để đuổi kịp các nước khác về công nghệ này”.
Tuy nhiên, hiện nay các nước vẫn chưa kiện toàn được các khung pháp luật đầy đủ nhất về Blockchain, vì vậy người tham gia phải trang bị cho mình các kiến thức kỹ càng, điểm hiểu biết cốt lõi.
Từ thực tế phát triển, ông Trung đề xuất, Chính phủ cần phải có khung chính sách ổn định với lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain hay tài sản số. Hiện nay, nhiều quốc gia cũng chưa kiện toàn các khung pháp luật đầy đủ cho các công nghệ mới này.
“Việc chuyển dịch từ tài sản hiện hữu lên tài sản số, tài sản điện tử sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi, giao dịch mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhiều nhưng nó đòi hỏi rất lớn về khung pháp lý, làm sao có thể hỗ trợ cho các loại hình kinh tế mới như vậy”, ông Trung nói. Ông Trung cũng khẳng định khung pháp lý ổn định sẽ tạo nền tảng và bệ phóng vững chắc cho các loại hình mới.
Một khía cạnh khác đó là cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về tài sản số, trò chơi điện tử ở Việt Nam, bởi đây là loại hình có yếu tố sáng tạo cao và có thể đem lại sự phát triển cho Việt Nam. Do dó, cần có cái nhìn khác, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này có thêm các lợi thế đó ở chính sân nhà.
Dưới góc độ giáo dục, CEO trẻ Nguyễn Thành Trung cho rằng, cần tiếp cận công nghệ mới này ở cả hai góc độ công nghệ và tài chính. Nên đưa vào chương trình giáo dục phổ thông để có thể chuẩn bị tốt hơn cho lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới.
Duy Vũ
Trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.
" alt=""/>Việt Nam là hiện tượng mới của Blockchain thế giới