当前位置:首页 > Thời sự > Google đã tránh được cơn bão – nhưng không có nghĩa họ đã an toàn

Google đã tránh được cơn bão – nhưng không có nghĩa họ đã an toàn

2025-01-18 15:43:40 [Thể thao] 来源:NEWS

Theđãtránhđượccơnbão–nhưngkhôngcónghĩahọđãantoàbáo bóng daTelegraph, trong suốt thời gian qua, kể từ khi bê bối rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook bị phanh phui, các công ty công nghệ, đặc biệt là những gã khổng lồ coi dữ liệu của người dùng là nguồn sống của mình, đã trở thành mục tiêu của những chỉ trích, của những sự lo âu, e ngại từ cả các phương tiện thông tin đại chúng lẫn người dùng và chính phủ. Tuy nhiên, có vẻ như chừng đó vẫn là chưa đủ để "hạ bệ" những đế chế quảng cáo ấy.

Trong tháng vừa qua, các giám đốc của Facebook đã phải đứng ra trước các chính trị gia của nhiều nước trên thế giới, từ Washington cho tới Westminster và Singapore vì bê bối Cambridge Analytica. Twitter mới đây cũng đã bị kéo vào vòng xoáy vào hồi cuối tuần qua, khi hóa ra họ cũng đã bán thông tin cho nhà nghiên cứu ở trung tâm của vụ bê bối.

Nhưng còn Google, công ty dường như đã thoát được khỏi cơn bão mà không "hề hấn" gì thì sao?

Hiện tại, chưa có thông tin nào cho thấy Google đã để lộ thông tin của người dùng cho người ngoài, như Facebook đã làm. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã trở nên lớn và phức tạp hơn rất nhiều, khi có một điều rất hiển nhiên rằng chúng ta vẫn còn quá ngây thơ trước các chiến thuật thu thập dữ liệu của những công ty lớn nhất thế giới.

Và tuy trên thực tế thì phần lớn những dữ liệu của người dùng Facebook bị rò rỉ là khá "vô hại" – chẳng hạn như những bộ phim và nhạc sĩ mà chúng ta thích, hay quan điểm chính trị - những thông tin mà Google nắm trong tay nhạy cảm hơn rất nhiều. Toàn bộ cuộc đời của chúng ta có thể được kể lại thông qua lịch sử tìm kiếm – thứ mà công ty thu thập một cách "không biết mệt mỏi". Google Maps biết chúng ta đang ở đâu, vào thời điểm nào. Và mới đây, Google đã cho biết dịch vụ Gmail của công ty, vốn được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới, quét toàn bộ nội dung của mọi email người dùng gửi và nhận. Vậy, tại sao họ vẫn có thể ngoi lên khỏi mặt nước đang [cố gắng] nhấn chìm phần còn lại của ngành công nghiệp công nghệ?

Có một vài lý do mà chúng ta có thể thấy được: Không có bằng chứng nào cho thấy dữ liệu của Google đã bị xâm phạm, và các ông chủ của Google cũng thận trọng hơn khi giữ lấy dữ liệu của người dùng cho riêng mình, thay vì chia sẻ nó với các công ty khác để kiếm lợi nhuận như Facebook.

Hơn nữa, khi nói về sự nhìn nhận của công chúng, các sản phẩm của Google luôn là những thứ "tốt": khi mọi người vẫn còn đang mải tranh cãi xem mạng xã hội có thực sự là một thứ tốt cho con người hay không, những Google Search, Maps và Gmail đều đã chứng tỏ được sự hữu dụng của mình.

Và cuối cùng, Google đã tồn tại được gần 2 thập kỷ, khiến họ chín chắn hơn. Công ty di chuyển chậm hơn, và có lẽ là có trách nhiệm hơn, so với các đối thủ của mình.

VÌ vậy, có thể nói rằng cho đến nay, công ty đã tránh được một trong những bê bối lớn nhất của ngành công nghiệp Internet. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng con đường phía trước của họ chỉ có màu hồng.

Một số mối đe dọa đã xuất hiện trước mắt Google, dù nó vẫn còn khá "mờ nhạt". Công ty vẫn sắm vai kẻ thống trị trên thị trường (Amazon, dù mạnh mẽ đến vậy, vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong mảng kinh doanh mua sắm trực tuyến) và hệ quả là họ phải đối mặt với sức ép của chính quyền trong nỗ lực xóa bỏ nạn độc quyền trên thị trường. Bộ quy định dữ liệu mới của châu Âu (GDPR) có hiệu lực vào tháng tới cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ khía cạnh kinh doanh của Google.

Nhưng các nhà đầu tư đang dần nhận ra còn một đám mây dông khác ở trên đầu công ty – rằng tuy mảng kinh doanh quảng cáo đang gặp khó khăn, những tham vọng táo bạo của Google để trở thành thứ "lớn hơn chính bản thân mình" đang ngày càng xa vời.

Đã gần 3 năm kể từ ngày Google cải tổ lại cấu trúc của mình, tạo ra một công ty mới có tên Alphabet. Những thứ đã làm nên tên tuổi của Google như hệ điều hành cho di động Android, Google Search, Google Maps lẽ ra chỉ là một vài trong số nhiều mảng kinh doanh thành công khác dưới "bóng râm" của Alphabet. Tách rời khỏi công ty là những bộ phận được kỳ vọng sẽ trở thành "Google tiếp theo" – bao gồm mảng kinh doanh internet vạn vật (IoT) Nest, mảng kinh doanh mạng Internet tốc độ cao Fiber, và đơn vị xe tự lái Waymo.

Những thứ được gọi là "các khoản cược khác" này đều được kỳ vọng sẽ trở thành thứ mang lại lợi nhuận cho công ty trong tương lai, thay vì phụ thuộc vào quảng cáo và dữ liệu của người dùng. Và "nhân tiện" thì Google cũng sẽ tiến hành xâm chiếm những vùng lãnh thổ mới, từ bán smartphone cho đến cung cấp dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp – những nguồn lợi nhuận có tiềm năng rất lớn.

Nhưng trong tuần qua, Alphabet đã công bố tình hình tài chính của mình trong quý 1/2018, và những con số này đã cho thấy một điều: công ty vẫn gần như chưa tiến thêm được chút nào trong con đường thực hiện những tham vọng của mình.

Doanh thu đến từ quảng cáo của Google vẫn chiếm tới 86% tổng doanh thu của Alphabet, hầu như không hề thay đổi so với cách đây một năm. Thay vì đến từ "những khoản cược khác", chiếm phần lớn trong số 14% còn lại vẫn là các mảng kinh doanh khác của Google như điện toán đám mây. Và giờ đây, công ty đã nhận ra rằng đây là một cuộc chơi rất "tốn kém".

Trong khi quảng cáo dựa trên dữ liệu đã chứng minh bản thân rằng nó vẫn là nguồn lợi nhuận lớn nhất, các lĩnh vực tăng trưởng mới của Google đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn vào kho chứa, chuỗi cung ứng và trung tâm dữ liệu. Chi phí vốn (capital expenditure) của Alphabet đã tăng gấp 3 lần trong năm ngoái, khiến lợi nhuận của công ty giảm từ 27% vào năm ngoái xuống chỉ còn 22%.

Đây là tình huống "tiến thoái lưỡng nan" của Google. Trong suốt 2 thập kỷ, công ty đã luôn được hưởng niềm vui tăng trưởng doanh số và lợi nhuận nhờ mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu của mình. Và giờ đây, những ngày tháng ấy có thể sẽ phải chấm dứt, khi những bộ quy định mới được ban hành và người dùng sẽ ngày càng cảnh giác khi chia sẻ dữ liệu.

Những nỗ lực trong nhiều năm trời để phân nhánh của công ty dường như là một chiến lược hợp lý và cần phải hoàn thành càng sớm càng tốt, nhưng có một điều mà Google buộc phải thừa nhận rằng chưa có thị trường mới nào có thể giúp công ty kiếm được nhiều tiền bằng quảng cáo.

Bạn chỉ cần nhìn vào cổ phiếu của công ty là bạn sẽ hiểu ngay vấn đề. Giá cổ phiếu của Alphabet đã giảm 2% trong năm nay, bằng với Facebook dù họ không phải đối mặt với sự chỉ trích giống như nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới đã và đang phải trải qua. Trong tuần trước, Alphabet đã bị cả Microsoft lẫn Amazon vượt mặt về giá trị thị trường. Có thể Google đã tránh được cơn bão Cambridge Analytica, nhưng họ cũng có những nỗi niềm riêng "chẳng biết tỏ bày cùng ai".

(责任编辑:Bóng đá)

推荐文章
热点阅读