Honda Accord 2024 ra mắt tại Nhật, có trang bị giống bản dành cho Trung Quốc
Honda Accord thế hệ thứ 11 ra mắt lần đầu tại Bắc Mỹ vào tháng 11 năm 2022,ắttạiNhậtcótrangbịgiốngbảndànhchoTrungQuốlich am sau đó được ra mắt tại Trung Quốc nhưng phải đến mới đây, mẫu sedan hạng D này mới có mặt tại thị trường quê nhà – Nhật Bản. Thông số kỹ thuật và trang bị có đôi chút khác biệt so với những thị trường đã ra mắt.
Về cơ bản, ngoại thất của Accord tại Nhật Bản tương tự Accord cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Honda đã làm mới bằng cách thay thế 5 màu sơn có hiệu ứng mới hơn trong bảng màu tùy chọn. Đi kèm với đó là bộ mâm hợp kim 18 inch. Những thay đổi chủ yếu tập trung vào thông số kỹ thuật và tiện nghi.
Đầu tiên với hệ truyền động, khách hàng Nhật Bản có duy nhất tùy chọn hybrid tự sạc e:HEV, kết hợp giữa động cơ 4 xi-lanh 2.0 lít hút khí tự nhiên với động cơ điện kép và hộp số CVT. Honda không công bố số liệu công suất nhưng cấu hình tương tự tạo ra công suất 181 mã lực (và mô-men xoắn 315 Nm trên “người anh em” Civic e:HEV.
Tại một số thị trường khác, Accord dùng thêm động cơ xăng hoặc plug-in hybrid.
Một chi tiết thú vị khác là mặt số tròn nằm dưới bảng điều khiển trung tâm dùng để thay thế cho bộ điều khiển điều hòa truyền thống hơn dành cho Accord bản Bắc Mỹ. Khi nhấn nút xoay, màn hình này có thể hiển thị âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng,.v.v… và chuyển sang kiểu đồng hồ kim khi không sử dụng. Chi tiết này cũng có trên Honda Accord 2024 bán tại Trung Quốc.
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích
- Eximbank được chấp thuận sửa đổi vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồngTrường Thịnh
(Dân trí) - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động, lên hơn 18.688 tỷ đồng vào ngày 25/11.
Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218,5 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây 17.469,5 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích lập các quỹ, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của ngân hàng thông qua.
Theo đại diện Eximbank, việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng với Eximbank trong chiến lược phát triển bền vững, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
"Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Eximbank trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Bên cạnh đó, còn tạo thuận lợi trong việc mở rộng khả năng cung ứng tín dụng, đầu tư vào công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm tài chính sáng tạo và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa đạng của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)", đại diện ngân hàng cho biết.
Vừa qua, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD.
Việc Eximbank được ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh minh bạch, quản trị rủi ro hiệu quả và sự hỗ trợ mạnh mẽ mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Hạn mức mới của ADB không chỉ giúp Eximbank mở rộng nguồn lực tài chính mà còn củng cố vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
Bằng việc tận dụng tối đa nguồn lực tài trợ từ ADB, Eximbank cam kết mang đến các giải pháp tài chính tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đồng hành cùng nền kinh tế trên hành trình hội nhập và phát triển bền vững trong thời gian tới, cụ thể là tài trợ xuất nhập khẩu (đảm bảo dòng tiền cho các giao dịch quốc tế), thư tín dụng (L/C) (đảm bảo thanh toán an toàn và hiệu quả) và tài trợ thương mại xanh (hỗ trợ các dự án bền vững và thân thiện với môi trường).
Sau 9 tháng đầu năm, tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 11% so với đầu năm, đạt mức tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động vốn tăng 9,1% so với đầu năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trong khi dư nợ cho vay tăng 15,1% so với đầu năm, tăng trưởng 18,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy sự hiệu quả trong quản trị và hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ an toàn vốn CAR luôn duy trì ở mức 12-14%, vượt xa ngưỡng quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước.
Với sự kiện tăng vốn điều lệ và những bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, Eximbank cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng nỗ lực tiếp tục là đối tác tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
" alt="Eximbank được chấp thuận sửa đổi vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng" /> - Casper Việt Nam là nhà tài trợ kim cương đầu tiên của Câu lạc bộ Đông Á Thanh HóaTiến Thịnh
(Dân trí) - Công ty Casper Việt Nam là nhà tài trợ kim cương đầu tiên trong lịch sử đội bóng xứ Thanh, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển hơn nữa môn thể thao vua.
Ngày 4/10, tại TP Thanh Hóa, câu lạc bộ (CLB) Đông Á Thanh Hóa và Casper Việt Nam đã công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, công ty Casper trở thành nhà tài trợ kim cương cho đội bóng mùa giải 2023-2024.
Đông Á Thanh Hóa là đội bóng được đánh giá là một tập thể xuất sắc, có lối chơi hiện đại, đã giành nhiều thành tích cao và ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ cả nước.
Phát biểu tại sự kiện, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Thương mại của Casper Việt Nam, ông Nguyễn Trung Dũng, khẳng định: "Tài trợ và đồng hành cùng CLB Đông Á Thanh Hóa là quyết định đúng đắn của Casper Việt Nam, bởi đây là một trong những đội bóng mạnh trong nước với những thành tích nổi bật, xuất sắc ở mùa giải 2023 và những năm trước.
Thông qua việc trở thành nhà tài trợ kim cương của CLB Đông Á Thanh Hóa, Casper Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giúp đội bóng giành thứ hạng cao tại mùa giải bóng đá quốc gia 2023-2024, cũng như chung tay góp sức phát triển bóng đá trẻ".
Thanh Hóa là một trong những thị trường trọng điểm của Casper Việt Nam, đóng góp thị phần lớn thứ 3 trên quy mô toàn quốc. Các sản phẩm điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt của Casper Việt Nam được người tiêu dùng sống và sinh ra tại Thanh Hóa tin tưởng, lựa chọn, đánh giá cao.
Ông Cao Hoàng Đức, CEO CLB Bóng đá Đông Á Thanh Hóa, cho biết: "Việc hợp tác giữa đội bóng và Casper Việt Nam là kết quả của sự tương đồng về giá trị cốt lõi và mục tiêu phát triển của hai thương hiệu cũng như sự gắn kết về giá trị cho đi và tầm nhìn chung. Đây đều là những thương hiệu trẻ, năng động và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam".
Trong đó, không chỉ là một thương hiệu điện tử, điện lạnh, điện gia dụng mang tới những sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp cùng dịch vụ vượt trội cho người tiêu dùng, Casper Việt Nam còn là thương hiệu nhân bản với nhiều hoạt động hướng tới con người.
Tháng 8 vừa qua, Casper Việt Nam đã cho ra mắt Chương trình hành động "Casper Chance vì thế hệ tương lai" với 3 trụ cột chính bao gồm hỗ trợ về mặt giáo dục, tri thức; hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa; hỗ trợ đồng hành cùng hoạt động thể thao quốc gia, truyền cảm hứng về tinh thần vươn cao và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Chương trình hành động tập trung chủ yếu vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhiều năm qua, Casper Việt Nam đã nuôi các em nhỏ mồ côi, phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ tivi thông minh cho các em học sinh tiểu học tại Mèo Vạc, Hà Giang học tiếng Anh, tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, các câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp,...
Casper Việt Nam là đại diện độc quyền phân phối các sản phẩm điện tử, điện lạnh và điện gia dụng mang thương hiệu Casper từ năm 2016.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ quốc tế, trong năm 2023, Casper Việt Nam vươn lên top 1 thị phần điều hòa trong 3 tháng liên tiếp, tháng 5, 6 và tháng 7.
Trước đó, Casper Việt Nam đã đạt top 2 thị phần điều hòa trong tháng 3 và tháng 4. Sản phẩm tivi của hãng đạt top 5 sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Cùng ngành hàng mới ra mắt như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, sản phẩm Casper được khách hàng đánh giá cao về sự tinh tế trong thiết kế, tối ưu về chức năng và tiết kiệm năng lượng sử dụng.
" alt="Casper Việt Nam là nhà tài trợ kim cương đầu tiên của Câu lạc bộ Đông Á Thanh Hóa" /> - Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn bài học của gạo Thái Lan cho cà phê Việt NamViệt Đức
(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ các doanh nghiệp cà phê Việt cần xây dựng một thương hiệu nhất quán, định vị lại sản phẩm để đi ra thị trường nước ngoài.
Không có thương hiệu, phải chấp nhận xuất thô
Theo ông Thái Như Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tỷ lệ chế biến sâu trong ngành cà phê còn rất thấp còn cà phê Robusta của Việt Nam cũng chưa được bảo hộ, khiến người nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng trồng cà phê trọng điểm, chịu nhiều thiệt thòi. Nhận định này được ông Hiệp đưa ra tại hội thảo "Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?" do báo Người Lao Động tổ chức chiều 4/3.
Ông Đinh Vĩnh Cường - Chủ tịch CLB Kết nối Doanh nhân Việt Nam - Quốc tế nhấn mạnh chế biến sâu là con đường bắt buộc với ngành cà phê Việt Nam. "Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến 50 USD-100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới", ông Cường nêu thực tế.
Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ cũng nhìn nhận các thương hiệu cà phê quốc tế như Starbucks thành công tại Việt Nam vì không chỉ mang sản phẩm mà còn nhập khẩu cả trải nghiệm thưởng thức cho người tiêu dùng trong nước. "Chúng ta vẫn xuất khẩu từng sản phẩm riêng lẻ nhưng thương hiệu nước ngoài nhập khẩu nguyên chuỗi giá trị vào chúng ta", ông Vũ đặt vấn đề với các doanh nghiệp ngành cà phê.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty Lekofe Lê Hữu Nghĩa cho rằng doanh nghiệp cà phê trước tiên phải xây dựng được thương hiệu rồi mới nói đến chuyện chế biến sâu. Ở các thị trường châu Âu, Mỹ, người tiêu dùng ở đó chỉ sử dụng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Dù cà phê Việt Nam có chế biến sâu, doanh nghiệp tự tin chất lượng tốt, giá rẻ bằng 1/3 đối thủ cũng không bán được tại thị trường nước ngoài vì không có thương hiệu.
Do đó, doanh nghiệp chấp nhận bán cà phê thô cho các thương hiệu nước ngoài vì thực tế có chế biến sâu cũng khó bán được. Trong khi đó, người nông dân luôn mong muốn bán được hàng liên tục để ổn định cuộc sống và việc xuất thô đến nay vẫn đáp ứng được nhu cầu của họ.
Chia sẻ riêng với Dân trí, Chủ tịch Napoli Coffee Nguyễn Đức Hưng cũng nhìn nhận hoạt động xây dựng thương hiệu của ngành cà phê Việt Nam nói chung còn yếu. Ông Hưng lấy ví dụ ở một số nước, một quán cà phê có diện tích vài nghìn m2 được công nhận là rộng nhất khu vực hay thế giới có thể thu hút cả nghìn khách du lịch mỗi ngày, qua đó quảng bá cho ngành cà phê của quốc gia đó. Để xây dựng được một địa điểm như vậy ở TPHCM, theo ông Hưng, không quá khó nhưng doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Định vị lại thế nào là cà phê ngon
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đặt vấn đề về định nghĩa "cà phê ngon". Theo ông, cà phê Việt Nam có thể ngon với người Việt nhưng khi đi ra thế giới lại chưa chắc đáp ứng đúng gu của người nước ngoài. Thực tế, người tiêu dùng ở các quốc gia Âu - Mỹ nhận xét cà phê Việt Nam với mạnh hơn nhiều gu thưởng thức của họ. Nhiều nước chuộng cà phê Arabica nhưng Việt Nam lại mạnh về Robusta.
Vì vậy, doanh nghiệp phải nhìn nhận rõ ràng Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ cà phê thế giới. Các công ty trong nước có thể than phiền cà phê Việt xuất khẩu bị doanh nghiệp nước ngoài "thay tên đổi họ" nhưng thật sự nhà nhập khẩu đã chế biến, phối trộn để đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng nước sở tại.
"Chúng ta nói đến câu chuyện chế biến tinh, thoát ly việc xuất thô thì phải có dữ liệu, nói cà phê ngon là ngon thế nào", Bộ trưởng Hoan nhắn nhủ các doanh nghiệp.
Còn đối với việc xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt, ông gợi mở các doanh nghiệp định vị lại sản phẩm, kể những câu chuyện từ tách cà phê phin, cà phê vợt vốn là truyền thống của Việt Nam, khơi gợi cảm xúc cho người tiêu dùng.
"Có vấn đề chúng ta phải định vị lại, có vấn đề chưa khai phá hết. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện để xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt. Chúng ta cũng chưa kể câu chuyện cho người nông dân. Doanh nghiệp muốn làm cà phê sạch, tử tế thì đều phải bắt đầu từ người nông dân", ông Hoan nêu quan điểm.
Bộ trưởng dẫn chứng ngành gạo của Thái Lan có một thông điệp nhất quán, rõ ràng là "Think rice, Think Thailand" - "Nghĩ đến gạo, Nghĩ đến Thái Lan". "Vậy thông điệp của cà phê Việt Nam sẽ là gì? Liệu có thể là "Drink cafe, Feel Vietnam" - "Uống cà phê, phiêu Việt Nam" không? Chúng ta làm thế nào để cà phê hơn cả một thức uống", ông Hoan gợi mở cho các doanh nghiệp.
" alt="Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn bài học của gạo Thái Lan cho cà phê Việt Nam" /> - Cần mẫn 10 năm làm ESG, "vua tiêu" chia sẻ bí kíp hút vốn triệu USDNhật Quang
(Dân trí) - Để được rót 25 triệu USD từ một quỹ ngoại, "vua tiêu" Phan Minh Thông cho biết công ty của ông đã có một thập kỷ kiên trì làm ESG với nhiều thăng trầm.
Công ty cổ phần Phúc Sinh (Phuc Sinh Corporation) vừa công bố thông tin về việc nhận đầu tư từ Quỹ đầu tư &Green (Hà Lan) với tổng giải ngân và dự định tài trợ đến 25 triệu USD trong vòng 7 năm.
Chia sẻ tại buổi lễ công bố, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh (được mệnh danh là "vua tiêu" Việt Nam), cho biết, để có được cú bắt tay 25 triệu USD nói trên, công ty đã quan tâm và thực hiện phát triển bền vững từ năm 2010 và có hơn một thập kỷ kiên trì làm ESG.
ESG là viết tắt của Environment (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị). Đây là bộ ba tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Từ năm 2010, ông Thông cho biết, công ty đã bỏ ra 800 triệu để thuê chuyên gia ESG về đẩy mạnh phát triển bền vững. Đối tác mua tiêu của Phúc Sinh mong muốn sẽ đạt tỷ trọng 50% hàng ESG trên kệ, do đó nếu công ty không phát triển bền vững sẽ không bán hàng được.
Tuy nhiên, dù rót nhiều vốn để làm ESG nhưng Phúc Sinh đã thất bại trong 2 năm đầu thực hiện. Nguyên do là thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông dân làm theo mô hình ESG. Phát triển bền vững khi đó vẫn còn là khái niệm mới.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh đạt kết quả trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance.
"Vua tiêu" cho biết chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông. Bên cạnh đó, để làm được phát triển bền vững, Phúc Sinh cũng thiết lập các đội, nhóm, có nhiều nhân sự chuyên biệt để thực hiện.
"Chi phí để phát triển bền vững không phải là rẻ, bên cạnh đó doanh nghiệp khi thực hiện phải kiên định và kiên trì. Tóm gọn lại, để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững cần có 3 yếu tố là kiên định, thời gian và tiềm lực tài chính", ông Phan Minh Thông nhấn mạnh.
Dù thế, đại diện Phúc sinh cũng bày tỏ nhiều lo lắng trong thời gian tới. Dù nhận được nhiều tiền nhưng khi đó doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều ràng buộc, tuân thủ quy định nghiêm ngặt, chi phí vốn tăng cao. Nhưng bù lại, doanh nghiệp sẽ có hệ thống, nền tảng tài chính minh bạch, có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
Việc được một tổ chức quốc tế thẩm định, phê duyệt đầu tư, góp vốn giúp doanh nghiệp đón được nhiều cơ hội trong tương lai.
Khoản đầu tư mới này, theo ông Thông, sẽ là một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công ty sẽ dùng để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng quy trình sản xuất góp phần bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng. Công ty cam kết thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp cà phê của Việt Nam hướng tới các chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, không tàn phá rừng.
Ông hé lộ, thực tế, công ty đã nhận được nhiều lời mời đầu tư từ các quỹ ngoại hơn 11 năm về trước. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, các nhà đầu tư chủ yếu trong ngành tiêu dùng, F&B nên họ không có một cái nhìn nhận đúng về công ty sản xuất nông nghiệp. Do đó, họ định giá thấp, hối thúc công ty ông bán hàng nhanh hơn nên ông từ chối. Tới đầu năm nay, công ty mới lần đầu gọi vốn, được quỹ châu Âu định giá 320 triệu USD.
Ông Thông cho biết, Phúc Sinh cũng có kế hoạch IPO trong 4 năm tới, khi doanh thu chạm mốc 510 triệu USD.
" alt="Cần mẫn 10 năm làm ESG, "vua tiêu" chia sẻ bí kíp hút vốn triệu USD" />
- ·Nhận định, soi kèo Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1: Tiếp đà hồi sinh
- ·Hàng giá rẻ Trung Quốc sắp tràn về Việt Nam?
- ·HLV Dương Minh Ninh hé lộ lý do từ chức thuyền trưởng HAGL
- ·Tỷ lệ bóng đá hôm nay 1/3: Tỷ lệ bóng đá hôm nay 1/3: Suphanburi vs Buriram
- ·Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- ·Tìm thấy hộp đen máy bay Yak
- ·Cổ phiếu thăng hoa, vốn hóa Nvidia vượt 3.400 tỷ USD
- ·Eximbank chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội, miễn nhiệm 2 phó chủ tịch
- ·Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
- ·Vàng nhẫn lập kỷ lục mới 89,2 triệu đồng/lượng
- Tupperware Việt Nam chính thức dừng hoạt động từ ngày 31/12Minh Huyền
(Dân trí) - Tupperware Việt Nam sẽ chính thức ngừng hoạt động vào cuối năm nay. Hãng cũng đã ngừng cấp hàng cho các đại lý.
Ngày 6/12, trên trang cá nhân, bà Đỗ Thị Linh Trang - cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Tupperware Việt Nam - đã đăng tải bài viết có tựa đề "lời tạm biệt từ Tupperware Việt Nam". Bà Trang gửi lời cảm ơn đến các khách hàng sau 11 năm Tupperware hoạt động tại Việt Nam, cho biết hành trình của Tupperware tại Việt Nam đã khép lại.
Trước đó, nhiều đại lý của Tupperware Việt Nam cũng nêu đã nhận được email thông báo Tupperware Việt Nam sẽ chính thức ngừng hoạt động vào cuối năm nay. Hiện, hãng cũng đã ngừng cấp hàng cho các đại lý.
Chị Trang Phạm, một đại lý của Tupperware ở Hòa Bình, chia sẻ, công ty đã thông báo dừng hoạt động từ 31/12.
"Hãng từng có mặt ở hơn 100 quốc gia nhưng hiện chỉ giữ lại ở hơn 10 thị trường. Ở châu Á chỉ còn Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hãng thông báo ngừng cấp hàng, các sản phẩm còn lại ở đại lý sẽ bán giá rẻ", chị bày tỏ sự tiếc nuối sau 4 năm gắn bó với hãng đồ gia dụng này.
Hồi cuối tháng 9, Tupperware đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, sau nhiều lần bị cảnh báo về khả năng duy trì hoạt động kinh doanh kể từ năm 2020. Trước đó vào tháng 6, công ty đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy duy nhất tại Mỹ và sa thải gần 150 nhân viên.
Việc nộp đơn xin phá sản diễn ra sau nhiều tháng đàm phán giữa Tupperware và các chủ nợ về cách giải quyết các khoản vay hơn 700 triệu USD. Các chủ nợ đã đồng ý cho công ty thêm thời gian để giải quyết khoản nợ, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục xấu đi.
Các chuyên gia cho rằng những sai lầm về quản trị tài chính, lỗi thời của mô hình bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên thương mại điện tử, cũng như sự xuất hiện của các đối thủ giá rẻ hơn, đều góp phần khiến Tupperware trượt dốc.
"Trong vài năm qua, tình hình tài chính của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức", bà Laurie Goldman, giám đốc điều hành của Tupperware, cho biết trong một thông cáo báo chí.
Cuối tháng 10, sau khi tuyên bố phá sản, Tupperware đã đồng ý bán lại doanh nghiệp cho các chủ nợ để đổi lấy 23,5 triệu USD tiền mặt và xóa khoản nợ hơn 63 triệu USD, đồng thời hủy bỏ kế hoạch bán đấu giá tài sản trên thị trường mở.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Tupperware Việt Nam hoạt động từ tháng 6/2013, do bà Eppy Rumondang Simamora, quốc tịch Indonesia, làm Giám đốc. Đến tháng 10/2016, bà Đỗ Thị Linh Trang giữ chức vụ Tổng giám đốc. Tháng 8 năm nay, chức vụ trên được chuyển sang cho ông Baik Seung Ho, quốc tịch Australia.
Tupperware Việt Nam khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 10/2016. Sau 6 năm hoạt động, hãng gia dụng này đã có khoảng 250 cửa hàng... Sau nhiều năm hoạt động, thương hiệu hàng gia dụng đến từ Mỹ đã có cửa hàng đặt tại gần 50 tỉnh, thành của Việt Nam, phân phối sản phẩm chính như: Hộp nhựa đựng thực phẩm, bình đựng nước, máy lọc nước, nồi, chảo...
" alt="Tupperware Việt Nam chính thức dừng hoạt động từ ngày 31/12" /> - Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)Ninh An
(Dân trí) - Chiều 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử có 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Luật Đầu tư công đã có các quy định nhằm phân loại dự án đầu tư công. Trong đó, cấp có thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có quyền quyết định việc tách hoặc không tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập.
Luật cũng quy định các tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Trong đó, Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí như: Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên; Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C. Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, Luật đã bổ sung thẩm quyền "quyết định chủ trương đầu tư dự án" đi đôi với trách nhiệm "báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".
Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng đã giao Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong các trường hợp: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không vượt tổng mức vốn trung hạn đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong tổng mức vốn trung hạn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
Về quy định hạn mức 20% đối với các dự án qua hai kỳ trung hạn tại Điều 93, Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng: quy định tiếp tục giữ quy định về hạn mức 20%; Bổ sung quy định đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội; Bổ sung quy định đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; Bổ sung quy định cho phép vượt mức 20%: "cấp có thẩm quyền báo cáo để được phép quyết định vượt mức, nhưng không được vượt quá 50% số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước".
Về các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng cũng được quy định trong luật như: Tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án độc lập; Giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đi qua địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Cho phép HĐND cấp tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…
" alt="Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)" /> - Công ty muốn mua dự án ông Dũng "Lò Vôi": Thua lỗ, sếp vẫn có thu nhập caoKhổng Chiêm
(Dân trí) - Công ty Danh Khôi muốn mua dự án ông Dũng "Lò Vôi" lỗ 16,3 tỷ đồng trong 9 tháng. Ban lãnh đạo công ty vẫn nhận tổng thu nhập cao hơn cả doanh thu.
Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán: NRC) - đơn vị từng công bố muốn mua một phần dự án Khu dân cư Đại Nam (Bình Phước) của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò Vôi") - vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III.
Trong quý này, Danh Khôi tiếp tục lỗ 5,9 tỷ đồng, nối dài khoản lỗ hơn 10 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Giải trình nguyên nhân, công ty cho biết thị trường bất động sản chưa khởi sắc, việc bán hàng không đạt kỳ vọng dẫn đến chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng hợp tác đầu tư.
Danh Khôi thua lỗ trong bối cảnh quý III, doanh thu đạt vỏn vẹn gần 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các loại chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp cao, gấp 6 lần doanh thu.
Lũy kế 9 tháng, công ty này báo lỗ 16,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước cũng lỗ 17,6 tỷ đồng.
Dù doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng tổng thu nhập ban lãnh đạo công ty vẫn đạt hơn 4 tỷ đồng, cao hơn cả doanh thu trong 9 tháng (3,8 tỷ đồng).
Ông Lê Thống Nhất - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) - nhận thu nhập cao nhất, ở mức 872 triệu đồng.
Trong ban điều hành, ông Nguyễn Huy Cường - Tổng giám đốc - có thu nhập hơn 837 triệu đồng. Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó tổng giám đốc - nhận hơn 813 triệu đồng.
Danh Khôi công bố có tài sản hơn 2.064 tỷ đồng vào cuối tháng 9, nhưng phần lớn là tài sản phải thu ngắn hạn, dài hạn (khoảng 1.700 tỷ đồng). Theo thuyết minh, đây là các khoản ký quỹ để phân phối dự án (theo thỏa thuận môi giới) hoặc hợp tác đầu tư kinh doanh dự án ở Bình Định, Bình Dương, Khánh Hòa...
Cuối kỳ, doanh nghiệp chỉ có 678 triệu đồng tiền mặt. Hàng tồn kho gần 12 tỷ đồng. Về nợ vay, công ty có 387 tỷ đồng nợ vay tài chính, trong đó áp lực trả nợ ngắn hạn cao.
Đầu năm nay, Danh Khôi có kế hoạch huy động tiền từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ, trong đó dùng 195 tỷ đồng dùng để thanh toán tiền mua một phần dự án tại Khu dân cư Đại Nam (Quốc lộ 13, Chơn Thành, Bình Phước) của đại gia Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò Vôi").
Tại cuộc họp với cổ đông, ông Lê Thống Nhất - Chủ tịch HĐQT Danh Khôi - nêu trong chiến lược năm nay, tập đoàn tập trung vào một số sản phẩm mang tính pháp lý chuẩn chỉnh, định hướng có tính thanh khoản cao. Khu dân cư Đại Nam là dự án mà công ty mong muốn đầu tư, đang thực hiện tìm hiểu.
Cũng theo ông Nhất, anh Khôi chưa chính thức mua bất cứ dự án nào của ông Dũng "Lò Vôi". Nếu huy động được tài chính, doanh nghiệp này sẽ làm việc với Đại Nam để mua trên tinh thần chiến lược năm nay là tập trung vào sản phẩm thấp tầng, có sổ hồng, có hạ tầng.
Việc triển khai được dự kiến thực hiện trong quý IV năm nay và năm 2025. Hiện tại, Danh Khôi chưa cập nhật thêm thông tin về phương án phát hành cũng như thương vụ trên.
" alt="Công ty muốn mua dự án ông Dũng "Lò Vôi": Thua lỗ, sếp vẫn có thu nhập cao" />
- ·Nhận định, soi kèo Club America vs Club Tijuana, 9h10 ngày 17/1: Phong độ lên cao
- ·8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa
- ·Quán cơm gà tại Nha Trang thu hút khách địa phương và du khách quốc tế
- ·Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư cho Hamas
- ·Nhận định, soi kèo PT Prachuap FC vs Sukhothai FC, 18h00 ngày 15/1: Kịch bản chia điểm
- ·Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?
- ·Phó tổng giám đốc VBI nhận giải nhất "Nhà quản lý trẻ ASEAN ngành bảo hiểm 2024"
- ·Nhiều vi phạm, bất cập trong giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ TN
- ·Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
- ·Eximbank được chấp thuận sửa đổi vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng