Huawei vẫn thống trị thị trường thiết bị viễn thông bất chấp trừng phạt của Mỹ
TheẫnthốngtrịthịtrườngthiếtbịviễnthôngbấtchấptrừngphạtcủaMỹbd yo kết quả nghiên cứu thị trường trong 3 quý đầu năm 2021 của Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Dell'Oro (Mỹ) cho biết, những nỗ lực liên tục của Mỹ nhằm kiềm chế nhà cung cấp thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc đã bắt đầu tác động đến kết quả kinh doanh của công ty này, đặc biệt là các thị trường bên ngoài Trung Quốc.
Huawei vẫn thống trị thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu bất chấp trừng phạt của Mỹ |
Nhà phân tích Stefan Pongratz của Dell'Oro cho biết: “Hiện tại, Huawei tiếp tục thống trị thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu, vẫn lớn gần bằng Ericsson và Nokia cộng lại. Doanh thu tích lũy cho thị trường thiết bị viễn thông là khoảng 100 tỷ USD”.
Theo Dell'Oro, thị phần của 7 nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới vẫn tương đối ổn định, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu.
Trong đó, riêng Huawei chiếm khoảng 29% tổng doanh thu toàn cầu, Nokia và Ericsson mỗi công ty chiếm khoảng 15% tổng doanh thu; còn lại thuộc về các công ty như ZTE (11%), Cisco (6%), Samsung (3%) và Ciena (3%).
Tuy nhiên theo nhận định của Dell'Oro thì so với năm 2020, Huawei đang mất dần vị thế của mình. Trong bối cảnh Mỹ yêu cầu các công ty viễn thông không sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei trong mạng 5G của mình vì các lý do bảo mật. Cùng với đó, các chính phủ khác cũng đã thực hiện các động thái nhằm loại trừ hoặc hạn chế nhà cung cấp Trung Quốc bao gồm cả Anh vào năm ngoái.
Trong khi đó, Dell'Oro nhận thấy ZTE và Samsung đang có đà thăng tiến từ đầu năm đến nay, với việc Samsung đạt được tỷ lệ phần trăm nhờ lợi nhuận cổ phần trong mảng kinh doanh thiết bị mạng truy cập vô tuyến (RAN).
Nhìn chung, thị trường thiết bị viễn thông đạt mức tăng trưởng gần hai con số so với cùng kỳ năm ngoái trong chín tháng đầu năm. Dell'Oro ước tính, tổng doanh thu thiết bị viễn thông tăng trưởng 9% từ đầu năm đến nay so với năm 2020, với mức tăng trưởng 6% trong quý 3.
Việc Huawei dẫn đầu trong thị trường thiết bị viễn thông trái ngược với mảng kinh doanh điện thoại thông minh tiêu dùng của họ, vốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và trước đó được đưa vào Danh sách thực thể của Bộ Thương mại vào năm 2019.
Huawei nắm giữ 17% thị phần xuất xưởng điện thoại thông minh toàn cầu trong quý 1 năm 2020 nhưng giảm nhanh sau quý 2 năm 2020, giảm xuống chỉ còn 4% trong quý 1 năm 2021, theo Counterpoint Research.
Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei đã phải bán thương hiệu điện thoại thông minh giá rẻ Honor để thương hiệu này có thể tồn tại và có quyền truy cập vào các thành phần linh kiện quan trọng mà không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ.
Nhờ đó vào tháng 8 vừa qua, Honor đã trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ ba ở Trung Quốc trong phân khúc tầm trung thấp với 15% thị phần. Trong tháng 10, Apple đã vươn lên vị trí số 1 tại Trung Quốc với 22% thị phần điện thoại thông minh bán ra tại nước này, vượt lên các thương hiệu của Trung Quốc như Vivo, Oppo và Huawei.
Kết quả kinh doanh quý 3 của Huawei cho thấy khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng khi doanh số bán hàng nói chung giảm 38%. Huawei đã không công bố kết quả kinh doanh hàng quý của mình theo mảng kinh doanh nhưng doanh thu giảm là do mảng kinh doanh tiêu dùng.
Trong một tuyên bố của mình, Guo Ping - Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết: “Mặc dù hoạt động kinh doanh mảng doanh nghiệp với khách hàng (B2C) của chúng tôi đã bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng hoạt động kinh doanh mảng doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) của chúng tôi vẫn ổn định”.
Trong ba quý đầu năm nay, Huawei vẫn đạt doanh thu 71,5 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận ròng là 10,2%. Trong khi đó, các đối thủ trong lĩnh vực thiết bị mạng như Ericsson và Nokia chỉ đạt doanh thu tương ứng là 17,78 tỷ USD và 17,85 tỷ USD.
Về mặt thị trường thiết bị viễn thông, Dell'Oro cho biết động lực tích cực trong quý 3 năm 2021 được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của thiết bị RAN và truy cập băng thông rộng bao gồm nhu cầu tăng cao đối với 5G và truy cập vô tuyến cố định.
Theo Dell'Oro, tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn sẽ chậm lại khi đối mặt với sự trỗi dậy của đại dịch và chuỗi cung ứng kém khả quan hơn. Công ty dự báo tăng trưởng thị trường thiết bị viễn thông sẽ chỉ đạt 2% vào năm 2022, giảm so với mức 8% vào năm 2021.
Phan Văn Hòa(theo Fiercewireless)
Alibaba dẫn đầu thị phần điện toán đám mây, vượt xa Huawei
Alibaba vẫn giữ vững vị trí quán quân trong thị trường điện toán đám mây trước những đồn đoán Huawei sẽ soán ngôi trước đó.
(责任编辑:Bóng đá)
- Nhận định, soi kèo U20 Sassuolo vs U20 Cesena, 20h00 ngày 27/1: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Soi kèo chẵn/ lẻ Áo vs Pháp, 1h45 ngày 11/6
- Nhận định, soi kèo U19 Man City vs U19 Feyenoord, 22h00 ngày 26/11: Cải thiện thứ hạng
- Nhận định, soi kèo Azerbaijan vs Slovakia, 23h ngày 10/6
- Nhận định, soi kèo Damac vs Al Ittihad, 21h05 ngày 27/1: Niềm tin cửa trên
- Nhận định, soi kèo Indonesia vs Jordan, 2h15 ngày 12/6
- Nhận định, soi kèo Slovenia vs Serbia, 1h45 ngày 13/6
- Nhận định, soi kèo Viettel vs Phnom Penh Crown, 17h ngày 27/6, AFC Cup
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Bhayangkara vs Persebaya Surabaya, 20h30 ngày 13/6
- Nikolaqq dự đoán U23 Thái Lan vs U23 Malaysia, 22h ngày 5/6
- Nhận định, soi kèo Rosenborg vs Kristiansund, 23h ngày 25/6
- Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Safa, 20h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- Ben Knapton dự đoán Croatia vs Pháp, 1h45 ngày 7/6
- Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs La Equidad, 6h00 ngày 28/1: Ra quân nhẹ nhàng
- Nhận định, soi kèo Guadeloupe vs Barbados, 5h ngày 13/6
- Nhận định, soi kèo Independiente Medellin vs Envigado, 8h15 ngày 10/6
- Nhận định, soi kèo Gomel vs Torpedo BelAZ, 0h ngày 30/6
- Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- Nhận định, soi kèo Qingdao Youth vs Nantong Zhiyun, 15h00 ngày 13/6