Sinh năm 2006, Võ Minh Quang giành nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế, tiêu biểu: Giải Nhất bảng A cuộc thi “The 1st China-Asean Teenages Piano Competition” (Trung Quốc, 2015); Giải Nhất cuộc thi “Piano quốc tế Mozart” lần thứ 8 diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) bảng 13-18 tuổi dù Quang mới 12 tuổi (năm 2018)….
2. Lê Trọng Hiếu (An ninh trật tự)
Sinh năm 1983, Thiếu tá Lê Trọng Hiếu có thành tích triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội trên địa bàn, góp phần củng cố phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong năm 2018, anh đã trực tiếp tham gia đấu tranh, triệt phá 5 ổ nhóm hoạt động tín dụng đen, 6 ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ tài sản; 3 ổ nhóm đổ chất bẩn, chất thải trên địa bàn quận.
Đồng thời, thiếu tá Lê Trọng Hiếu cũng tham gai điều tra, khám phá 15 vụ án trộm cắp tài sản, bắt giữ 32 đối tượng, trong đó có 20 đối tượng truy nã và 1 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Anh đã phối hợp với Công an các phường tổ chức điều tra, bắt giữ nhiều vụ án trộm cắp tài sản có tính chất phức tạp, số tài sản lớn.
3. Hoa hậu H'Hen Nie (Văn hóa nghệ thuật)
![]() |
Sinh năm 1992, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H'hen Niê tích cực với nhiều hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền đất nước, chương trình đồng hành cùng các bệnh nhân HIV-AIDS, tham dự tích cực chương trình Room to read.
H'Hen Nie còn truyền cảm hứng tích cực cho các em học sinh, đặc biệt là các nữ sinh, dự án xây dựng nhà tình thương cho bà con nghèo... Ưu tiên của cô trong hoạt động xã hội là nâng cao nhận thức của người dân về HIV, nâng cao quyền bình đẳng cho phụ nữ, trao cơ hội học tập tới mọi cá nhân.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Đăk Lăk, sau khi đăng quang, H'Hen Nie dành 70% số tiền thưởng cho công tác thiện nguyện, trao học bổng cho các em học sinh nghèo.
Mới đây, cô lọt vào top 5 Miss Universe 2018 - thành tích cao nhất của Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Độc giả tham gia trực tuyến với 3 khách mời, xin bấm TẠI ĐÂY.
![]() |
Theo công bố của nhóm này vị trí xếp hạng thế giới qua từng năm theo số lượng công bố thuộc phân ngành Khoa học của Việt Nam và các nước ASEAN (2013-2018) đứng thứ 4. Theo đó, đứng đầu là các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan.
![]() |
Số lượng công bố ISI của ngành Khoa học Xã hội của Việt Nam trong năm 2018 (tính đến ngày 28/10) là 487 bài xếp thứ 49 trên thế giới. Số lượng này kém hơn Singapore 3,58 lần với 1.746 bài (đứng thứ 30 trên thế giới). Malaysia xếp thứ hai với 1.038 công bố đứng thứ 37 thế giới. Thái Lan xếp trên Việt Nam 4 bậc (45).
![]() |
Chỉ số tăng trưởng hàng năm về số lượng công bố ISI- SSCI của Việt Nam trong 3 năm gần đây tương đối ấn tượng. Nếu năm 2014 chỉ tăng 1% thì năm 2015 là 23%; 2016 là 39% và 2017 là 24%.
![]() |
Cũng theo công bố này từ 2015 đến nay, Việt Nam có xu hướng giảm dần về số lượt trích dẫn các công bố ISI thuộc danh mục khoa học xã hội. Cụ thể, nếu năm 2015 có tới 6.800 trích dẫn thì năm 2016 chỉ có 3.769; năm 2017 là 1425 (thấp hơn Singapore; Malaysia; Indonesia).
![]() |
Chỉ số H (chỉ số ảnh hưởng) của các công bố ISI thuộc danh mục khoa học xã hội dường như không thay đổi các năm qua (ngoại trừ năm 2017 có sự tăng nhẹ).
Lê Huyền
- Toán học Việt Nam nhiều năm liền dẫn đầu các nước ASEAN về số lượng công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín.
" alt=""/>Công bố khoa học ngành Khoa học xã hội của Việt Nam tăng nhưng trích dẫn giảm