Nối tiếp sự kiện tại Hà Nộivào ngày 30/11, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) với sự hỗ trợ của Microsoft Việt Nam, vừa tổ chức hội thảo An toàn không gian mạng Việt Nam 2016 có chủ đề “Phát triển đội ứng cứu sự cố CSIRTs và các giải pháp bảo vệ an toàn mạng tại Việt Nam” tại TP.HCM.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đường - Giám đốc VNCERT nhận định, an toàn thông tin (ATTT) mạng là vấn đề nóng và đang thu hút sự quan tâm lớn hiện nay. Ảnh hưởng của tấn công mạng không chỉ gây thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và lợi ích của từng người dân.
“Chưa có con số thống kê và tính toán đo lường cụ thể về mức độ thiệt hại do mất an toàn thông tin tại Việt Nam, nhưng chắc chắn các sự cố và tấn công mạng đã và đang gây ra những thiệt hại không hề nhỏ. Có thể nói các tấn công mạng đang ngày càng nguy hiểm, và thậm chí thuật ngữ chiến tranh mạng cũng đang được nhiều người nhắc đến”, ông Đường nhấn mạnh.
Ông Đường cho biết, thời gian qua, tình hình ATTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp. Các hình thức tấn công APT, mã độc gián điệp, mạng botnet, DDos, Deface, Phising... đang ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường. Đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công có chủ đích (APT), tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ, các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hạ tầng thông tin trọng yếu, các website của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó một số vụ đã được công khai trên các phương tiện truyền thông như vụ tấn công Vietnam Airline, Vietnam Work, tấn công vào một số ngân hàng thương mại của Việt Nam, hay sự cố của 1 số trang của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến thời gian qua.
Bên cạnh đó, theo ông Đường, hiện nay, mã độc tống tiền Ransomware đang gia tăng phức tạp; xu hướng tấn công vào các thiết bị IoT như Camera, SmartT đang ngày càng nhiều; xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo trúng thưởng, mạo danh và đánh cắp thông tin cũng đang gia tăng rất đáng ngại.
Bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở TT&TT TP.HCM đã cho biết: tại TP.HCM, riêng trong 11 tháng năm 2016, theo thống kê của Trung tâm dữ liệu Thành phố, có tới 627.355 hành vi scan vào hệ thống để dò tìm lỗ hổng; 72.833 số lần ghi nhận tấn công vào hệ thống song tất cả các lần tấn công này đều đã bị hệ thống NIPS ngăn chặn. “Các nguồn tấn công từ Internet này đến chủ yếu từ Trung Quốc, sau đó là Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ và Hàn Quốc”, bà Trinh cho biết.
Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM cũng thông tin thêm, các dịch vụ bị khai thác, tấn công nhiều nhất là: cổng dịch vụ của cơ sở dữ liệu MS SQL; cổng dịch vụ proxy web; cổng dịch vụ chia sẻ tập của hệ thống Windows; cổng dịch vụ quản trị từ xa hệ thống Windows; cổng dịch vụ chia sẻ tập tin qua mạng của hệ thống Windows; cổng dịch vụ nhận thư điện tử; cổng dịch vụ web; cổng dịch vụ quản trị từ xa các thiết bị mạng; cổng dịch vụ web bảo mật; và cổng dịch vụ trao đổi tập tin FTP.
Nội dung các clip của anh dù đơn giản nhưng mỗi thước phim ngắn lan tỏa được nét đẹp của một miền quê Việt Nam. Xu hướng làm Vlog giản dị này hầu như không phải đầu tư quá nhiều, các món ăn dân dã đều rất dễ làm và bất cứ ai cũng có thể học theo.
Không kịch bản, mọi thước phim đều được xây dựng dựa trên "cây nhà lá vườn". Các món ăn mà "Anh nông dân" giới thiệu khá quen thuộc đối với người Việt. Tuy không phải làm từ nguyên liệu đắt đỏ, chế biến công phu nhưng vẫn thu hút, gợi nhớ ký ức tuổi thơ, đặc biệt khiến những người con xa xứ rưng rưng mỗi khi nghĩ về quê nhà.
Không chỉ dừng lại ở việc truyền tải những giá trị tinh thần, khi nhận được thông tin được 2.000 tấn cam bóc Phủ Quỳ (Nghệ An) đang cần giải cứu, “Anh nông dân” cũng đã tạo chiến dịch kêu gọi giúp người dân xứ Nghệ.
Anh chàng đã làm clip kêu gọi cộng đồng mạng giải cứu cam bóc Phủ Quỳ, hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản. Chỉ sau 1 ngày, gần 1 tấn cam Phủ Quỳ đã được kêu gọi thành công.
Ngoài kêu gọi cộng đồng mạng chung tay giải cứu cam, "Anh nông dân" còn gợi ý một số công thức chế biến món ngon từ cam. Cụ thể, anh hướng dẫn mọi người làm món thạch cam. Bên cạnh đó, những trái cam bóc Phủ Quỳ sau khi mua về có thể đem sấy khô để pha trà, nếu bạn muốn để được lâu.
Khi thời đại ngày càng phát triển, dù cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng ở đâu đó vẫn luôn neo đậu những bình yên khi chạm tới những “thước phim” quay chậm, là vùng quê yên bình, là những món ăn dân dã, như đã rất xa thời thơ ấu còn đọng lại…
Lê Phương
Củ sen xào chua ngọt món ngon lại bổ ngày hè
Đảm bảo với củ này xào chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn giòn sần sật của nguyên liệu, hương vị thơm ngon, đặc biệt sốt chua ngọt sẽ là 'chiếc áo' hoàn hảo khiến món ăn này hấp dẫn hơn nhiều.
" alt="Kênh TikTok làm thổn thức người xa nhà với món ăn quê hương"/>
Việc nhà Thắng không bao giờ động tay động chân, đến đôi tất bẩn anh cũng vứt trên giường chờ vợ dọn. Linh hỏi Thắng trước giờ chưa có vợ thì ai dọn cho anh,Thắng nói đương nhiên là mẹ. Bố mất sớm nên bao nhiêu yêu thương mẹ dồn cả cho anh.
Mẹ cho tiền ăn sáng, mẹ nấu cơm cho ăn, mẹ giặt quần áo, mẹ thay khăn, thay tất, thay ga trải giường, thay từ cái bàn chải đánh răng đến cái khăn mặt trong phòng tắm của Thắng, tất cả mọi việc anh đều để mẹ làm. Kinh tế trong gia đình cũng vẫn là mẹ gánh vác từ công việc kinh doanh. Chồng Linh cứ như là đứa trẻ lên 3 vậy.
Được mẹ nuông chiều thế nhưng Linh thấy Thắng không biết thương mẹ. Anh đi chơi với bạn, mẹ có ốm gọi về cũng không về, lại điện cho Linh đang tăng ca ở cơ quan bảo về xem mẹ thế nào. Về đến nhà thấy mẹ chồng lên cơn tiền đình thở không ra hơi, mắt nhắm nghiền nằm trên giường vẫn bảo Linh "xem cơm nước cho thằng Thắng thế nào" làm Linh tức muốn quạu luôn với mẹ. Cô bỏ ngoài tai lời mẹ chồng, gọi điện cho bác sĩ quen hỏi nên làm thế nào, rồi đặt nồi cháo, đi mua thuốc cho bà uống. Mẹ chồng ăn cháo, uống thuốc xong nằm ngủ cũng là lúc chồng Linh về.
Về đến nhà anh hoạnh họe ngay chuyện cơm nước, cằn nhằn vợ ở nhà mà có bữa cơm nấu cho chồng cũng không xong. Hồi chưa lấy vợ chỉ có hai mẹ con nhưng chẳng bao giờ mẹ để cho anh phải đói. Linh tức khí xả luôn vào mặt chồng: "Anh xem anh là trẻ con lên 3 à hay què cụt tay chân mà không tự mình nấu được cơm? Em làm gì từ lúc về đến giờ, anh vào nhìn mẹ thì biết. Anh nói em làm vợ không nên thân, còn anh làm con kiểu gì mà mẹ ốm gọi cũng không về thế?".
Linh vốn là người thẳng tính, nóng nảy, trong công việc hay các mối quan hệ trước giờ luôn là người nói thẳng ruột ngựa không nhịn ai. Thắng trợn tròn mắt còn mẹ chồng dù ốm nghe to tiếng cũng cố lết ra phòng, "giận bay màu" quát con dâu: "Đâu cái thứ vợ mắng chồng xơi xơi thế. Thôi con không làm được thì để mẹ làm".
Linh vốn chỉ muốn nói cho chồng hiểu anh sai thế nào, nhưng thái độ bênh con trai chằm chặp của mẹ chồng lại khiến cô thêm tức giận: "Mẹ chiều anh ấy như vậy, bảo sao chồng con chỉ là đứa trẻ to xác không bao giờ chịu lớn". Thắng nghe vợ xúc phạm không chịu nổi thì cho Linh luôn một bạt tai. Cô uất ức bỏ ngay về nhà mẹ đẻ.
Linh đi rồi, nhà Thắng mỗi ngày trôi qua không khác gì bãi chiến trường. Bình thường có mẹ làm tất, giờ mẹ ốm, nhà cửa bừa bãi quần áo lộn lên đầu, đến bữa bát cơm còn không có mà ăn vì động đến cái gì cũng chưa rửa. Thắng chẳng biết nấu ăn, vác cặp lồng đi mua cháo cho mẹ thì bữa nhớ bữa quên vì đang mải đánh game trên điện thoại. Nhớ lúc Linh ở nhà, dù cái gì cũng sửa lưng anh nhưng mọi việc đều là vợ thay mẹ quán xuyến.
Mấy ngày hai mẹ con lủi thủi khi ốm đau, mẹ Thắng cũng suy nghĩ nhiều. Bà chợt nhận ra mình không thể bảo bọc con mãi được. Tuổi bà ngày một cao, sức khỏe sẽ yếu dần, làm gì có bà mẹ nào theo con được suốt cuộc đời. Bà bảo Thắng nên sang ngoại xin lỗi đón Linh về , con dâu về bà cũng sẽ xin lỗi nó. Linh tuy ác mồm nhưng cái tâm với chồng và gia đình chồng của con bé rất tốt, cũng đến lúc bà phải nhường cho nó "dạy dỗ lại" con trai mình rồi.
Các chuyên gia hôn nhân, gia đình cho rằng ngay cả trong thời đại này, chuyện những bà mẹ nuông chiều, bảo bọc con trai, làm hết việc cho con trai và mang tâm lý lấy con dâu về để nó hầu hạ con trai thay mình khi mình già vẫn không phải là hiếm.
Hầu hết những bà mẹ này sẽ nuôi dạy nên một đứa "con trai cưng của mẹ", không biết làm gì, thiếu kỹ năng sống, thiếu cả kỹ năng giao tiếp trong xã hội người lớn. Họ giống như những đứa trẻ to xác không có sức hấp dẫn với phụ nữ (muộn vợ, vợ bỏ, thậm chí không kiếm nổi người yêu), không có đủ tự tin làm những điều lớn lao của một người trưởng thành.
Muốn con độc lập, trưởng thành, ngay từ sớm các bậc cha mẹ nên dần học cách "thả" con, để con tự xoay xở, va chạm và lớn lên trong cuộc đời. Khi con đã dựng vợ gả chồng, bố mẹ nhất quyết phải từ bỏ thói quen can thiệp vào đời sống của con, hãy để chúng tự bảo ban nhau, có như vậy mới mong con cái tự chủ được cuộc sống của chúng và làm người hạnh phúc.
Theo Dân Trí
Mẹ chồng đòi giữ thẻ lương khiến con dâu ấm ức và cái kết bất ngờ
"Hai đứa còn trẻ, tiêu pha là dễ quá tay, nếu có ý định mua nhà thì đưa mẹ giữ hộ thẻ lương của Thanh (tên chồng tôi) và các con không được động tới nó dưới bất kỳ hình thức nào".
" alt="Mẹ chồng bênh con trai quát con dâu, sau phải xin lỗi vì con dâu quá đúng"/>
Thấy các con có kết quả học tập tốt, phát triển về thể chất, tinh thần nên chúng tôi khá hài lòng. Tuy nhiên đợt dịch Covid-19 đầu năm vừa qua đã làm cuộc sống của gia đình tôi có nhiều xáo trộn.
Công ty chồng tôi vẫn hoạt động nhưng chỉ mang tính chất cầm chừng. Trong khi đó, ảnh hưởng bởi dịch nên công ty tôi ngừng hoạt động. Đặc biệt thời gian sau Tết, các con nghỉ học, tôi cũng hoàn toàn ở nhà.
Do cao tuổi, có bệnh nền nên người giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp xin nghỉ để hạn chế đi lại. Em sinh viên cũng xin nghỉ tạm thời để ở quê, không dám lên thành phố vì lo ngại dịch bệnh. Lúc đó, tôi ở nhà nên cũng không tìm người mới để giúp các con.
Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để mình gần gũi con hơn. Tuy nhiên thời gian ở nhà, các con mới bộc lộ nhiều điểm khiến tôi không hài lòng, đặc biệt là con trai lớn.
Cháu học tốt, có ý thức trong việc học hành nhưng lười làm việc nhà. Cháu cũng không có ý thức tự chăm lo cho bản thân bởi mọi việc trước đây đã có người giúp việc đốc thúc, lo lắng. Ví dụ ăn sáng xong, cháu để nguyên bát, đũa trên bàn. Cháu không hề cho bát vào bồn để ngâm chứ chưa nói đến việc rửa.
Sau thời gian ngồi vào bàn học, cháu chỉ ôm điện thoại hoặc xem ti vi. Cháu không có ý thức giúp mẹ việc nhà, chăm sóc em. Tôi nói con mới chịu làm, với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thậm chí, khi bị mẹ nhắc nhiều, cháu đã gắt lên khiến tôi rất bất ngờ. Tần suất hai mẹ con cãi nhau, bực bội ngày càng dày lên.
Không yêu cầu con làm việc giúp cả gia đình, tôi chỉ yêu cầu con làm việc để tự phục vụ bản thân như tự cho quần áo vào máy giặt, ăn xong tự rửa dọn, sắp xếp lại phòng riêng… nhưng con không chịu làm hoặc làm một cách miễn cưỡng, chống đối. Cháu thường xuyên gắt gỏng việc bị “giảm lỏng” ở nhà, không được ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tụ tập… Mọi chuyện vô cùng căng thẳng.
Tuy nhiên sau đó, một chuyện xảy ra đã làm con tôi thay đổi. Một lần, cháu vào mạng và xem được hình ảnh những học sinh tiểu học đi cách ly vì lớp có một học sinh dương tính với nCoV. Con tôi còn đọc được thông tin các em phải ở trong phòng, chỉ đi ra ngoài nếu như có việc cần thiết. Một số em mang sách vở để học cho đỡ quên kiến thức. Tuy nhớ nhà nhưng các em đều ý thức được trách nhiệm của bản thân nên rất nghe lời thầy cô và các nhân viên y tế.
Hình ảnh và thông tin đó đã làm con trai tôi suy nghĩ. Cháu đem chuyện đó kể với mẹ. Tôi cũng phân tích thêm cho con hiểu, việc mình còn được ở nhà và mạnh khỏe là điều vô cùng may mắn. Biết bao người đã phải đi cách ly đến nơi xa lạ, thiếu thốn nhiều thứ. Thậm chí là các em nhỏ như mầm non, tiểu học… Tuy vậy các em đã rất nỗ lực để vượt qua thời gian cách ly.
Con nghe và không nói gì thêm. Nhưng tôi hiểu con thực sự bị tác động mạnh bởi chuyện này. Bởi sau đó, con đã có nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ, hành vi. Điều thay đổi đầu tiên, con trai tôi đã không còn kêu ca việc phải ở nhà, dừng tất cả các trò giải trí ở bên ngoài.
Cháu cũng ý thức hơn trong việc của cá nhân. Một tối, khi đang chuẩn bị bữa cơm trong bếp, tôi thực sự giật mình khi con hỏi: “Mẹ có cần con giúp gì không?” thay vì: “Mẹ, tối nay có gì để ăn thế?” như trước.
Những thay đổi có thể không quá lớn lao với nhiều người nhưng thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với con trai tôi. Vì vậy, việc kỳ nghỉ hè này tiếp tục ở nhà và học tập, sinh hoạt cùng nhau không còn căng thẳng với gia đình tôi nữa. Gia đình bạn thì sao? Bạn có thể chia sẻ kỳ nghỉ hè tại gia với chúng tôi không?
Độc giả Lâm Hồng(Hà Nội)
Nghỉ hè thời Covid: Sáng 'mắng' con, chiều 'mắng' chồng
Tôi đang không biết nên vui hay buồn với kế hoạch nghỉ hè thời Covid của vợ.
" alt="Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch"/>
Nhiều người trẻ Hàn Quốc "vỡ mộng" sở hữu nhà ở thủ đô Seoul. Ảnh: BBC.
Mơ ước xa vời
Kết quả khảo sát tháng 8 do công ty điều hành dịch vụ nhà ở Honjok King thực hiện cho thấy 78,6% người Hàn ở độ tuổi 26-30 đang sống trong các căn hộ studio. Tỷ lệ này đạt 61,8% với thanh niên 20-25 tuổi và 45,1% với người 31-35 tuổi.
Ở Seoul, các căn hộ dạng này thường có diện tích dưới 20 mét vuông, giá thuê dao động từ 500.000 won/tháng trở lên. Mức chi này nằm ngoài tầm với của nhiều người trẻ khi họ đang chật vật để có nguồn thu nhập ổn định.
Giống như Hong, thanh niên xứ kim chi đang duy trì cuộc sống nhờ làm một hay nhiều công việc bán thời gian một lúc, với hy vọng sớm có nghề nghiệp ổn định. Thế nhưng, dịch Covid-19 lại khiến mơ ước ấy ngày càng ngoài tầm với.
Một bộ phận không nhỏ người trẻ xứ kim chi dựa vào công việc bán thời gian để có thu nhập hàng tháng, không đủ thuê hay mua nhà riêng. Ảnh: Maika Elan.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc chỉ ra số người thất nghiệp ở tuổi 20-30 vào tháng 3/2021 là 627.000 dân, tăng 63.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, có khoảng 648.000 thanh niên cũng phải tạm dừng công việc trong thời gian này.
Cha Dong-min (29 tuổi), từng tốt nghiệp một trường đại học ở Seoul, trả lời Korea Heraldanh phải giấu chuyện bản thân thất nghiệp với gia đình.
Kể từ năm ngoái, anh trở về Daejeon sống cùng cha mẹ vì không tìm được việc làm ở Seoul.
"Tôi sợ phải thú nhận với cha mẹ rằng mình đã trượt phỏng vấn xin việc. Nếu không có việc làm, tôi không thể trả tiền thuê nhà. Dù thế, tôi quyết tìm cơ hội ở Seoul vì tin nơi đây có mọi thứ mình cần", Cha nói.
Hy vọng nhỏ nhoi
Theo Korea Herald, nhiều đại lý bất động sản nhận định người trẻ ngày càng ít cơ hội sở hữu nhà đất ở thủ đô.
Lee Bok-ae, nhân viên đại lý bất động sản có trụ sở tại Noryangjin, nói rằng không ít sinh viên nhờ cô tư vấn tìm căn hộ với giá 300.000 won/tháng.
"Họ đến với hy vọng mong manh, song thực sự khoản tiền đó là không đủ thuê nhà. Ngược lại, không hiếm người trẻ mới ra trường, đã có khả năng thuê ôtô theo tháng hay thuê nhà theo thời vụ với khoản cọc lớn", Lee kể.
Cô cho rằng thanh niên xứ kim chi sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn khi bước ra đời nếu được cha mẹ hậu thuẫn tài chính. Nhờ vậy, họ không cần lo lắng về khoản thuê nhà, chi phí sinh hoạt hay tiền cọc hàng tháng.
Còn với những thanh niên phải tự bươn chải, họ vẫn khó có thể sở hữu một căn hộ ở Seoul dù có công việc ổn định hay không.
Nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, người trẻ Hàn Quốc ít cơ hội tự mình mua nhà ở thủ đô. Ảnh: Straits Times.
Theo ngân hàng KB Kookmin, giá trung bình cho một căn hộ ở thủ đô là 964,8 triệu won vào tháng 2/2021. Trong khi đó, dữ liệu thống kê năm 2020 cho thấy một công dân Hàn Quốc có thu nhập khoảng 37,4 triệu won/năm.
Mỗi công dân phải tiết kiệm trong khoảng 26 năm để sở hữu một căn hộ tầm trung. Song, giá nhà vẫn sẽ tiếp tục gia tăng theo thời gian.
Trước tình hình này, chính quyền thành phố Seoul và các cơ quan chức năng đang lên kế hoạch xây dựng khu nhà giá rẻ gần ga tàu điện ngầm dành cho các chủ hộ trẻ tuổi.
Đối tượng thuộc chính sách này gồm những người trẻ độc thân hay các cặp vợ chồng dưới 40 tuổi. Mức phí thuê, mua các căn hộ này rẻ hơn khoảng 40% so với các lựa chọn nhà ở thông thường, với điều kiện cho vay tương đối ưu đãi.
Tuy nhiên, một số cư dân trẻ ở Seoul vẫn tỏ ra nghi ngờ vì "chính phủ chưa bao giờ thực sự quan tâm, chú ý tới thế hệ trẻ".
Jeong Sang-jun, nhân viên kế toán 31 tuổi sống ở quận Mapo (Seoul), không quá hy vọng vào sự thay đổi này.
"Mọi thứ rồi vẫn vậy thôi. Chúng tôi cần thời gian để xem liệu họ có thể hiện thực hóa kế hoạch này không", anh nói.
Theo Zing
Cô gái Hàn Quốc lột xác nhờ giảm 30 kg
Nhờ tập gym với cường độ cao cũng như áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, Seo Yu Jin giảm thành công từ 85 kg xuống còn 55 kg để có vóc dáng thon gọn.