Nhận định, soi kèo Lokomotiv Plovdiv vs Hebar Pazardzhik, 21h00 ngày 13/9: Tâm lý yếu kém
本文地址:http://mobile.tour-time.com/news/488f598700.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
Trong giai đoạn tháng 10 - 12/2023, một nghiên cứu mẫu ngẫu nhiên do GS. Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng, chủ trì được thực hiện trên 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh, thành ở Việt Nam. Kết quả cho thấy 96,2% và 37,8% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Trong đó 14% đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% hiện đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% đã từng sử dụng và 1,0% hiện đang sử dụng.
“Đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua. Đặc biệt, việc các chỉ số cao ở cả nhóm người dùng thử và nhóm đang dùng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng thậm chí có thể dẫn đến sự gia tăng về tỉ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống trong tương lai. Việc nghiện chất nicotine dần hình thành trong quá trình sử dụng thuốc lá điện tử có thể dẫn đến sự "chuyển tiếp" sang các sản phẩm thuốc lá truyền thống”, GS Minh nhấn mạnh.
Không chỉ ở Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới cũng gia tăng nhanh ở nhiều quốc gia trong 10 năm qua. Sự hấp dẫn của các thiết bị thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng với kiểu dáng thời thượng, hương vị đa dạng và những chiến dịch quảng cáo tinh vi đã khiến nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên, lầm tưởng rằng những sản phẩm này an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống.
“Các công ty thuốc lá đang sử dụng những chiến thuật quảng cáo tinh vi để thu hút giới trẻ, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Họ tạo ra những hình ảnh hấp dẫn, sử dụng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm và đưa ra những thông tin sai lệch về độ an toàn của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng”, PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc), chỉ rõ.
Đồng tình với quan điểm này, bà Bungon Ritthiphakdee, Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC, Thái Lan) nhận định, ngành công nghiệp thuốc lá đang tìm cách “lách” các quy định quản lý bằng việc giới thiệu các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, nhằm đối phó với các quy định ngày càng nghiêm ngặt đối với thuốc lá truyền thống.
“Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nicotine gây nghiện, có khả năng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine”, bà Ritthiphakdee cảnh báo.
Kết quả từ khảo sát của GS. Minh và nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, nhiều học sinh vẫn còn những hiểu lầm sai lệch về tác hại của các loại thuốc lá mới này, khi tin rằng chúng an toàn hoặc ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống. 23,5% học sinh không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của thuốc lá điện tử và con số này còn cao hơn đối với thuốc lá nung nóng (43,2%).
“Điều này đã dẫn đến việc nhiều học sinh sẵn sàng trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm này mà không hề lường trước được những tác hại đi kèm”, GS. Minh cho biết.
Cấp thiết nâng cao nhận thức cộng đồng
Thực tế, các sản phẩm thuốc lá mới có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với não bộ đang phát triển của trẻ vị thành niên. Cộng đồng y tế toàn cầu cũng ghi nhận một số trường hợp tổn thương phổi do thuốc lá điện tử, hay còn gọi là EVALI.
GS. Minh nhấn mạnh cần phải hành động ngay lập tức, xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với những sản phẩm này.
Theo GS. Minh, các chiến dịch sức khỏe cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc đối phó với tình trạng thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ngoài ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho các chính sách kiểm soát thuốc lá, tránh tư tưởng cho rằng hút thuốc là "ngầu" hoặc "nam tính".
Hiện trên thế giới có ít nhất 34 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, 11 quốc gia cấm bán thuốc lá nung nóng. Điển hình như tại Singapore, từ tháng 2/2018, chính phủ nước này đã hoàn toàn cấm việc mua bán, sử dụng và sở hữu các sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điện tử, shisha và thuốc lá không khói.
Chia sẻ về bài học kinh nghiệm từ Úc, PGS. Freeman cho biết tỉ lệ người hút thuốc hàng ngày ở nước này hiện đã ở dưới mức 10%. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần các biện pháp tiếp cận toàn diện nhiều mặt. Một giải pháp hiệu quả là thuốc lá điện tử chỉ được bán tại hiệu thuốc với các quy định nghiêm ngặt.
“Người trẻ sẽ không còn dễ dàng mua các sản phẩm ở những cửa hàng tiện lợi nữa. Mô hình này đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ”, PGS. Freeman nói.
InnovaConnect là sáng kiến mới nhất của Quỹ VinFuture để tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện “Đối thoại khám phá tương lai VinFuture” từ mùa giải VinFuture 2023. Điểm đặc biệt của chuỗi sự kiện InnovaConnect là các cuộc thảo luận hợp tác và hội thảo khoa học chuyên môn sâu được tổ chức trực tiếp ngay tại Việt Nam với sự tham gia của các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam, qua đó khẳng định vai trò trở thành cầu nối vững chắc của VinFuture để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của khoa học và công nghệ Việt Nam. |
Thế Định
">Việt Nam cần sớm đối phó với ‘đại dịch’ thuốc lá mới
“Shahzaib Khan hai năm trước đã lấy cô Mashal Fatima làm vợ. Vào cuối tháng trước, Fatima đã hạ sinh con gái và đặt tên là Jannat. Shahzaib hết sức tức giận vì điều này. Sáng ngày 6/3, anh ta bước vào ngôi nhà và rút ra khẩu súng lục, bắn nhiều phát vào Jannat ngay trước mặt nhiều người thân trong gia đình. Sau khi gây án, Shahzaib liền bỏ trốn”, đại diện cơ quan cảnh sát địa phương cho biết.
Nghi phạm Shahzaib Khan (đứng giữa). Ảnh: Punjab Police/ Twitter |
“Jannat được người nhà đưa tới bệnh viện địa phương, nhưng cháu bé không qua khỏi. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Jannat đã phải chịu bốn phát đạn”, cơ quan cảnh sát cho biết thêm.
“Đứa trẻ sinh là con gái, và Shahzaib rất tức giận. Khi đó, Shahzaib bước vào ngôi nhà giữa lúc chúng tôi, những người thân trong gia đình, đang tụ họp và yêu cầu Fatima giao Jannat ra. Shahzaib nhìn vào đứa bé đang bế trên tay, rút súng ra và bóp cò”, anh Hidayatullah Khan, cậu của nạn nhân nói với tờ Daily Mail.
“Tôi đã cố gắng giành lại Jannat khỏi tay Shahzaib, nhưng anh ta chĩa súng vào tôi cùng những người thân khác, đồng thời đe dọa sẽ nổ súng nếu chúng tôi dám tiếp cận”, anh Hidayatullah kể thêm.
Dư luận Pakistan rất phẫn nộ ngay sau khi vụ việc trên được công bố rộng rãi. “Điều này vượt xa cả sự man rợ, tàn bạo và ác độc. Giải pháp duy nhất để chấm dứt sự tàn bạo này là tuyên án tử cho kẻ thủ ác”, một người dùng Twitter tên là Tehseen Qasim viết. “Tôi thấy ghê tởm. Tôi cảm thấy buồn vô cùng cho người mẹ của bé gái. Đây là năm 2022, và phụ nữ đang lãnh đạo thế giới”, một người khác viết.
Theo tờ Daily Mail, tại một số vùng quê ở Pakistan vẫn còn quan niệm coi việc vợ sinh con gái là một sự sỉ nhục đối với người chồng.
Xem tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Một cựu binh thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã bị kết án tới 210 năm tù với các tội danh đánh thuốc mê, hãm hiếp và xâm hại tình dục trẻ em trong khoảng thời gian sinh sống ở Campuchia.
">Người cha Pakistan nhẫn tâm sát hại con gái vì lý do không ngờ
Theo Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn, trước đó trong bữa ăn bán trú trưa 19/9 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nông Thượng có 88 học sinh và 5 giáo viên cùng ăn. Các món ăn bao gồm cơm, thịt gà chiên, canh rau dưa, khoai tây xào, dưa hấu.
Sáng 20/9, tất cả học sinh đi học, sức khỏe bình thường nhưng đến 9h nhiều em xuất hiện sốt nóng nên đã vào Trung tâm Y tế thành phố cấp cứu. Đây là bữa ăn bán trú đầu tiên của trường.
Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kạn đã chỉ đạo các phòng chức năng xác định rõ nguyên nhân đồng thời tiến hành các biện pháp phòng bệnh, tránh để bệnh lây lan, tiếp tục theo dõi các trường hợp, gia đình có người bị bệnh xem có thêm người bị nhiễm mới không hoặc có lây lan ra cộng đồng hay không. Các cơ sở y tế chuẩn bị đủ vật tư, thuốc men sẵn sàng cho trường hợp dịch bệnh.
Ngành y tế địa phương khuyến cáo người dân và học sinh hạn chế tụ tập đông người, tránh tiếp xúc trực tiếp với người có biểu hiện bị bệnh, thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ.
Tìm nguyên nhân khiến 70 người phải cấp cứu với cùng biểu hiện
Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus vs Yokohama FC, 12h00 ngày 29/3: Tiếp tục bét bảng
Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm nay ngoài phương thức xét tuyển dựa trên tổ hợp 3 môn điểm thi tốt nghiệp THPT còn có nhiều phương thức xét tuyển kết hợp khác nhau. Do đó, những thí sinh có điểm IELTS, điểm thi đánh giá năng lực ... hoàn toàn có thể yên tâm về số cơ hội vào trường.
Để tăng cơ hội vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân 2022, theo ông Triệu, thí sinh cần so sánh điểm của mình với điểm chuẩn của năm 2021, từ đó mạnh dạn đăng ký 3 - 5 nguyện vọng đặt thứ tự lên trên cùng.
"Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, trường trường hợp bị trượt các nguyện vọng này, các em cũng không bị ảnh hưởng quyền lợi ở các nguyện vọng sau. Cần đặc biệt lưu ý việc đăng ký các mã ngành mà các em đã đỗ theo xét tuyển sớm của trường".
Với những thí sinh có mong muốn vào một ngành cụ thể của trường ĐH nào đó, ông Triệu khuyên, thí sinh nên tận dụng tất cả cơ hội theo các phương thức để đăng ký nguyện vọng. Ví dụ các trường đều có xét tuyển bằng học bạ, rồi bằng các phương thức xét tuyển kết hợp,...
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2022 ra sao?
Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ nhiều câu chuyện về người thầy của mình với độc giả trẻ. Ảnh: Thanh Trần.
Những câu chuyện chân thực được thuật lại với lời văn dung dị, mộc mạc trong tác phẩm Người thầy đã làm toát lên phong thái lớn của ông Ba Quốc - một người thầy trên lĩnh vực công tác cũng như cuộc sống. Ngoài ra, thẳm sâu trong đó thể hiện sự kính trọng, biết ơn của tác giả - người học trò đối với sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy.
Cuốn sách được xem như là một sự bổ khuyết cho nhu cầu của độc giả tìm hiểu thông tin về ngành tình báo quân đội lâu nay được coi là “bí mật, khó tiếp cận”, đồng thời có giá trị giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ khắc ghi những cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước - thế hệ Hồ Chí Minh.
Cuốn sách dày 500 trang khổ lớn được bố cục thành 7 chương theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, vừa giống thể tài hồi ức nhưng cũng mang phong cách tiểu thuyết chương hồi.
Nhân vật trung tâm trong cuốn sách là ông Ba Quốc, tức thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức từ những ngày hoạt động tình báo ở Campuchia cho tới lúc ông nghỉ hưu ở quân hàm thiếu tướng tình báo. Ông là một nhà tình báo xuất sắc của tình báo quốc phòng Việt Nam, một cán bộ tình báo tài năng, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên "chui sâu, leo cao" hoàn hảo.
Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của người học trò Nguyễn Chí Vịnh. Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận rằng để viết về một nhân vật như ông Ba Quốc thật sự rất khó bởi ngoài những bí mật của ngành tình báo không thể tiết lộ, ông Ba Quốc rất hiếm khi nói về bản thân.
Nhưng với lợi thế của người trong cuộc, rất am hiểu công việc tình báo và mối quan hệ thầy trò gần gũi với nhân vật trong công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt đời thường, tác giả đã tìm ra một lối tiếp cận mới và phương pháp xử lý khối lượng thông tin ngồn ngộn một cách hoàn hảo.
Chia sẻ trong buổi giao lưu với độc giả, các đoàn viên, thanh niên tại TP.HCM sáng ngày 11/3, tác giả Nguyễn Chí Vịnh cho rằng câu chuyện về ông Ba Quốc cũng như những người bạn của ông không chỉ là câu chuyện tình báo và quân đội, mà còn là câu chuyện của thế hệ Hồ Chí Minh với những giá trị của dân tộc, của đất nước.
“Tôi luôn cho rằng mình không thể để những giá trị ấy mất đi, phải truyền lại cho các thế hệ con cháu. Chính vì vậy mà tôi viết về chú Ba Quốc, bởi vì tôi là người gần gũi chú Ba Quốc và tôi tự đặt trách nhiệm cho tôi là phải viết. Và nếu chú Ba Quốc còn sống, tôi sẽ nói rằng cháu không viết về chú, cháu viết về thế hệ Hồ Chí Minh, mà chú là một trong những tấm gương. Và cháu không viết cho chú, cháu viết cho thế hệ trẻ. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
![]() |
Tác phẩm Người thầyđược viết theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, về huyền thoại tình báo Quốc phòng Việt Nam, thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Ảnh: Thanh Trần. |
Trong cuốn sách này, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết ông cố gắng viết những gì mình biết và hiểu về ông Ba Quốc, trừ những điều không được nói ra. Vì vậy, chắc chắn sẽ có những điểm mờ và tạo ra nhiều câu hỏi. Song, ông vẫn mong những bài học về nghề, về người, về đời của ông để giúp cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ trong ngành tình báo tiếp thu trong quá trình trưởng thành.
Hơn 20 năm hoạt động trong lòng địch có lẽ là thời kỳ khó khăn, gay cấn, nguy hiểm mà ông Ba Quốc phải chịu mất mát, hy sinh nhiều nhất. Đó là những câu chuyện về sự ứng phó nhạy bén, cơ trí, chuẩn xác để bản thân ông có thể tồn tại, hoạt động, thu thập thông tin giữa sào huyệt địch. Chính vì vậy, ông đã thu thập, khai thác, lấy được rất nhiều thông tin quý giá của địch, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
“Nói về công lao, đóng góp, tài năng của ngành tình báo Việt Nam mà nói về một mình chú Ba Quốc thì không đủ. Và tôi tin nếu ông còn sống thì ông cũng không đồng ý chỉ nói về một mình ông Ba Quốc, mà phải nói đến một chùm sao, một rừng sao đều tỏa sáng của ngành tình báo Việt Nam”, tác giả chia sẻ.
Bên cạnh công việc của một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, quyết liệt, thiếu tướng Đặng Trần Đức còn là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, sâu sắc.
Cho đến ngày nay, gần 20 năm sau khi người thầy ra đi, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn nhớ như in những bài học "rất đời thường, rất con người" mà ông từng nhận được: “Ông đã dạy tôi rằng yêu cái gì thì hãy sống chết với thứ đó, đấy là điều tôi thấy được xuyên suốt trong hàng chục năm ở cạnh ông, cũng là bài học tôi tâm đắc nhất ở ông”.
![]() |
Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ký sách tặng độc giả tại TP.HCM sáng ngày 11/3. Ảnh: Thanh Trần. |
Theo tác giả, trong suốt sự nghiệp ông Ba Quốc đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, và ông không từ chối bất kỳ công việc nào dù là nhỏ nhất, những việc không tên. Ông làm tất cả bằng sự say mê, tâm huyết, toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2000, lần đầu tiếp xúc với báo chí, thiếu tướng Đặng Trần Đức, hay ông Ba Quốc đã nói một câu nói nổi tiếng rằng: “Tình báo không phải là nghề của tôi”.
Lý giải câu nói đó, tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng thầy muốn tôn vinh sự nghiệp cách mạng chứ không tuyệt đối hóa nghề tình báo. “Nghề của tôi là nghề làm cách mạng, là nghề bảo vệ Tổ quốc, nghề tình báo chỉ là phương tiện”, tác giả nhắc lại câu nói của ông Ba Quốc. Trải qua thời gian được dẫn dắt và đồng hành cùng thầy mình, tác giả nhận ra những bài học về nghề tình báo thực chất cũng chính là những bài học vỡ lòng về cách mạng.
“Sự đi theo cách mạng của ông rất minh triết. Đó không phải lý tưởng người ta gán cho ông mà là từ sâu trong lòng ông. Tôi nghĩ nhờ những lý tưởng như vậy mà chú Ba Quốc vẫn tồn tại hàng chục năm sau trong lòng người dân”, tác giả chia sẻ.
Tương tự, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng tác phẩm của ông không hoàn toàn viết về nghề tình báo, dù đã có người nói với ông rằng nhan đề sách nên có nhắc đến nghề tình báo trong đó. Thế nhưng cuối cùng ông chọn đặt tên cuốn sách của mình bằng hai tiếng Người thầyđơn giản mà sâu lắng.
“Tôi là người viết cuốn sách và tôi không muốn nó trở thành cuốn sách viết về nghề tình báo, mà là về con người, về tình thầy trò, về nhân cách của ông Ba Quốc. Tất nhiên có nhiều điều mà tôi vẫn chưa nói hết được qua tác phẩm này”, ông nói.
Ngườithầykhông chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc đối với ngành tình báo quốc phòng mà còn nói về sự mất mát, hy sinh thầm lặng của cá nhân ông và gia đình, người thân.
Trong tác phẩm, tác giả cũng cho bạn đọc cơ hội được “tiếp xúc” với một số nhân vật lịch sử nổi tiếng như: đại tướng, Chủ tịch nước Lê Ðức Anh; các vị tướng đứng đầu ngành tình báo quân đội như: Đặng Vũ Chính, Nguyễn Như Văn; những nhà tình báo huyền thoại như: Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Khiêm, Lê Hữu Thúy...
Mỗi tên tuổi cùng câu chuyện cuộc đời và những điệp vụ, chiến công của họ đều lấp lánh xuất hiện trong mỗi chương phần của cuốn sách, góp phần làm cho tác phẩm thêm cuốn hút người đọc.
(Theo Zing)
">Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy tình báo Ba Quốc
Hàng trăm độc giả gửi phản hồi về VietNamNet khẳng định thu nhập của đa số giáo viên còn lại trong 5 năm đầu khó đạt được mức 6 triệu nói trên.
Lương giáo viên trẻ chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng
Độc giả Lê Đình Đức bày tỏ: “Tôi 22 năm là giáo viên lương chưa được 9 triệu/tháng, lấy đâu ra 6 triệu cho 5 năm đầu? Đến Bộ trưởng cũng chưa biết lương của giáo viên như thế nào, giáo viên nhiều công việc như thế nào ngoài giảng dạy. Buồn quá Bộ trưởng ạ!”.
Độc giả tên Mai cũng ngạc nhiên: “Ở đâu ra công tác 5 năm lương với phụ cấp 6 triệu vậy? Tốt nghiệp đại học vào trường công mất 1 năm tập sự, sau đó hưởng lương hệ số 2,34. Sau 3 năm thì được lên 2,67. Vậy sau 5 năm lương được nhận là 2,67 nhân với 1.490.000 đồng rồi cộng phụ cấp 30% nữa là tổng cộng 5.171.000 đồng. Chấm hết”.
“Làm gì có chuyện dạy 5 năm cộng phụ cấp lương 6 triệu” - độc giả Trần Phong khẳng định. “Tôi bên tiểu học phụ cấp cao hơn cấp khác mà dạy gần 10 năm lương 5 triệu mấy thôi, Bộ trưởng nói thế nào ấy”.
Độc giả Lư Bùi Duy cho biết: “Con tôi dạy mầm non 4 năm lương 3,9 triệu/tháng chứ đâu được 6 triệu. Có đứa làm 7 năm được 4,6 triệu lại nuôi con nhỏ nữa, thương lắm”.
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Tiến Anh băn khoăn: “Không biết là nhà báo viết sai hay Bộ trưởng nhầm lẫn chứ trong 5 năm đầu làm gì có lương và phụ cấp khoảng 6 triệu. Lương bậc 1 chỉ khoảng 3,5 triệu bao gồm tất cả các khoản, sau 3 năm lên bậc 2 được thêm khoảng 3-5 trăm ngàn nữa thôi”.
“Vợ tôi 5 năm rồi vẫn lương 4 triệu, đâu có nổi 6 triệu, bằng đại học ăn lương cao đẳng” - một độc giả chia sẻ.
Độc giả Bùi Mạnh đồng tình: “Đúng đấy, cháu mình ra trường 5 năm rồi lương 3,9 triệu, lấy đâu ra 6 triệu. Bộ trưởng chẳng nắm được lương giáo viên gì cả”.
Cô giáo Nguyễn Thị Nga bình luận: “Đó là báo cáo thôi nhé. Bản thân tôi 6 năm giảng dạy lương 4,8 triệu chưa trừ các khoản đây”.
Độc giả tên Nguyên thì cho rằng “Đấy là tính cả các khoản phụ huynh biếu, chứ lương và phụ cấp thì chỉ được hơn 4,7 triệu tí thôi. Giáo viên công tác 6 năm chính thức thu nhập từ lương + phụ cấp là: 2,34*1,35*1.490.000 = khoảng 4,7 triệu, đấy là tính 30% đứng lớp và 5% thâm niên nhé, chưa trừ các loại bảo hiểm”.
“Ở những đô thị hay khu vực kinh tế phát triển thì mức thu nhập đó không đủ”.
"Lương mới ra trường 3,6 triệu chứ ở đâu ra 6 triệu vậy Bộ trưởng. Nếu sang năm thứ 4, 5 thì bậc 2 cũng khoảng hơn 4 triệu thôi. Không biết Bộ trưởng tính kiểu gì ra 6 triệu?" - anh Vũ Lê Văn nói.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Sơn dạy 13 năm mới lên hệ số 3.0, cộng cả phụ cấp tổ trưởng thì thực nhận mới được khoảng 6 triệu. “5 năm đầu lấy đâu ra 6 triệu?” – thầy Sơn đặt câu hỏi.
Thầy giáo Đinh Hà Triều (Bình Định) làm phép tính cụ thể: Năm đầu tập sự hưởng chỉ 85% của mức khởi điểm 2,34 (là giáo viên THPT hẳn hoi, chứ THCS, Tiểu học còn ít hơn). 3 năm tiếp theo hưởng 2,34. Năm thứ 5 hưởng 2,67. Và 5 năm đầu đương nhiên chưa có phụ cấp thâm niên. Vậy (2,67 x 1.490.000) + ((2,67 x1.490.000)x 30%) = 3.978.300 + 1.193.490 = 5.171.790 đồng. Lại phải trừ gần 25% cho bảo hiểm xã hội + bảo hiểm y tế + bảo hiểm thất nghiệp + công đoàn phí (khoảng 1.292.000). Như vậy giáo viên lĩnh mỗi tháng chưa được 4 triệu đồng.
Một độc giả băn khoăn: “Bộ trưởng Sơn đang nói vùng nào thế nhỉ?”…
Độc giả Anh Tuấn bày tỏ "5 năm đầu mà được 6 triệu ư? Đến Bộ trưởng còn tính thế huống chi người khác ngành".
Giáo viên nên bớt đòi hỏi?
Trong những bình luận của độc giả gửi về, không ít người lại nhìn nhận theo chiều hướng lương như vậy là được rồi, giáo viên không nên đòi hỏi nhiều.
Độc giả tên Tú cho biết “Tôi làm công chức 12 năm, chỉ có mỗi phụ cấp 25% công vụ, tổng thu nhập đúng 6,2 triệu/tháng. Ngành giáo dục có phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, dạy số tiết cố định trong tuần, một ngày không nhất thiết làm 8 giờ, 3 tháng hè được nghỉ vẫn hưởng lương. Quý vị còn đòi hỏi gì nữa? Vấn đề chính của ngành giáo dục là về chuyên môn, về phương pháp, về nội dung giảng dạy và về các tiêu cực trong ngành...”.
Một độc giả tên Phú cũng nêu quan điểm: “Vậy mấy bạn làm nhân viên các phòng ban khác của nhà nước lương 3,5 đến dưới 5 triệu/tháng nghỉ hết à? Sao lúc nào đọc báo cũng chỉ thấy mình giáo viên than trách nhỉ? Lúc nghỉ hè không dạy vẫn có lương, nghề nào sướng như các bạn. Mà chẳng cần nhìn đâu xa, nhân viên hành chính văn phòng, y tế làm chung trường với các bạn lương thấp hơn nhiều mà có thấy họ than đâu?
Làm nhà nước không bị thất nghiệp, nay làm chỗ này mai phải đi chỗ khác, lương đều đặn là hạnh phúc lắm rồi. Nên biết trân trọng và ngừng than vãn”.
“Lương giáo viên mầm non thì thấp thật vì làm cả ngày. Còn cấp 2 cấp 3 đi dạy 1 buổi khoảng 5 tiếng, chiều dạy thêm 10 triệu/tháng nữa, kêu ca gì” - độc giả Bùi Văn Nam nêu.
“Rất mệt các vị, lương thấp thì kiếm nghề khác mà làm, ai bảo làm rồi than? Kinh tế thị trường đâu thiếu việc làm tương xứng với trình độ và năng lực”, “Xin các ngài, mới ra trường lương hơn 6 triệu còn kêu. Chúng tôi làm y tế cơ sở lương sau 11 năm công tác là 5 triệu. Trong khi đó các thầy cô còn dạy thêm được”… là những bình luận khác không đồng tình với việc giáo viên kêu lương thấp.
Những ý kiến này bị phản ứng gay gắt.
Độc giả Hồng Hà đặt câu hỏi: “Giáo viên nào cũng đi dạy thêm được hả bạn? Chưa nói tới hiện tại nhiều chỗ đang bị cấm dạy thêm. Tôi dạy bên giáo dục thường xuyên thì không biết kiếm học sinh ở đâu ra mà dạy thêm luôn đó bạn”.
“Các bạn nói vậy người ta nghỉ việc hết rồi ai dạy con bạn? Hay bạn muốn những người chọn nghề này phải thu nhập thấp thì bạn mới hả dạ?”.
Độc giả Lê Duy phân tích kỹ càng: “Thứ nhất,bạn có rạc hơi, bạc phổi vì giảng không? Bạn thử dạy con bạn (1 người) trong 1h-2h xem phổi, cổ họng bạn thế nào, và nhân lên với âm lượng đủ cho 1 phòng 50 người.
Thứ hai,phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp gì tôi chưa từng nghe. Bạn lấy thông tin này ở đâu cho tôi biết với.
Thứ ba,dạy số tiết cố định, không nhất thiết 8h/ngày, đúng, nó có thể lên tới 12h/ngày bạn biết không? Để ra 1 buổi dạy (ví dụ 4 tiết) có thể cần cả 1 tuần soạn, chuẩn bị, đọc tìm hiểu thêm... Bạn biết điều này không?
Thứ tư,3 tháng hè? thông tin này lấy đâu ra vậy? Tháng 6 dành tổng kết năm, tháng 7, hoặc tháng 8 tập huấn (rất nhiều kiểu tập huấn), may ra còn 1,5 tháng nhé.
Thứ năm, các bạn đòi hỏi chuyên môn, phương pháp, nội dung giảng dạy... mà lại bảo lương hơn 6 triệu là quá ổn, thì chẳng phải đang "tiêu chuẩn kép" à?
Điều cuối, để biết thu nhập của nghề giáo có thực ổn không, xin các bạn trả lời câu hỏi: Bạn có sẵn lòng, có khuyến khích con cái bạn làm nghề này không với 6 triệu/tháng?Trả lời được là hiểu nhé, đừng chỉ hô hào người khác”.
“Nhìn vào số liệu 2,5 năm gần đây hơn 16.000 giáo viên bỏ việc đó, lương thấp thì đòi quyền lợi là điều đương nhiên. Con có khóc thì mẹ mới cho bú.
Khi mà giáo viên đã chán nản, cùn mòn lòng yêu nghề chỉ nộp đơn xin thôi việc chứ không thèm kêu ca nữa, lúc đó mới đáng sợ. Tuyển mới được ít, sinh viên không học ngành sư phạm và bỏ việc nhiều, hàng năm giáo viên nghỉ hưu và xin nghỉ trước thời hạn... Viễn cảnh chưa đủ ảm đạm sao?
Các bạn kêu họ ngừng than vãn và bằng lòng hiện tại? Các bạn có trợ cấp được 1 nghìn đồng nào cho cuộc sống của hơn 1 triệu giáo viên cả nước không? Xin đừng suy nghĩ ích kỷ thế” - độc giả tên M.Trí nhắn nhủ.
Giáo viên dưới 5 năm khó có thu nhập 6 triệu/tháng
Điểm sàn ĐH Phòng cháy chữa cháy và ĐH Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân 2022
Điểm sàn Học viện Kỹ thuật quân sự và các trường Quân đội 2022
友情链接