Tự tử là một vấn đề phức tạp và để lại hệ lụy tàn khốc đến các cá nhân,ĐằngsauvẻhàonhoángcủaHarvardTỷlệsinhviêntựtửcaonhấtnướcMỹu 23 việt nam gia đình và cộng đồng trên toàn cầu. Trung bình 6 vụ tự tử/năm Theo báo cáo năm 2019 của Harvard Crimson (Thời báo Sinh viên thường nhật của Đại học Harvard), ít nhất 6 sinh viên Harvard đã tự tử trong năm học 2018-2019. Con số này nhất quán với những năm trước, vì trường có trung bình 6 vụ tự tử/năm trong thập kỷ qua. Tỷ lệ tự tử ở Harvard cũng cao hơn mức trung bình toàn nước Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe Đại học Mỹ, tỷ lệ tự tử của sinh viên cả nước là 7.5/100.000 vào năm 2019. Đáng chú ý, những thống kê này chỉ phản ánh các vụ tự tử được báo cáo. Số liệu thực tế có thể cao hơn. Một số sinh viên không thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Các em không thể chia sẻ tình trạng khó khăn về sức khỏe tâm thần của mình với ai. Vì vậy, một số trường hợp tử vong không được coi là tự tử. Không có nguyên nhân đơn lẻ, tự tử do cộng hưởng từ nhiều áp lực Không có nguyên nhân đơn nhất dẫn đến tự tử. Hoàn cảnh của mỗi cá nhân là duy nhất. Một số yếu tố có thể góp phần vào tỷ lệ tự tử cao ở Harvard bao gồm: Áp lực học tập khủng khiếp Văn hóa cầu toàn và chủ nghĩa xuất sắc Văn hóa tại Harvard hay nhiều trường đại học ưu tú khác nhấn mạnh chủ nghĩa hoàn hảo và theo đuổi sự xuất sắc. Khoảng cách xã hội Harvard là một trường đại học đa dạng, tuy vậy, sinh viên có thể khó kết nối với nhau. Thành lập lực lượng đặc nhiệm về sức khỏe tâm thần Tỷ lệ tự tử cao ở Harvard đã khiến trường phải hành động để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần cho các sinh viên. Năm 2014, Harvard đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm về sức khỏe tâm thần (MHTF). MHTF bao gồm một nhóm sinh viên, giảng viên và nhân viên chuyên giải quyết, cải thiện dịch vụ sức khỏe tâm thần trong khuôn viên trường. Năm 2018, MHTF đã thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá nhu cầu về sức khỏe tâm thần của sinh viên Harvard.
Dựa trên kết quả đó, MHTF đã đề xuất và tiến hành một số giải pháp như sáng kiến "Let's Talk" (Hãy cùng trò chuyện) cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần tại nhiều địa điểm khác nhau quanh khuôn viên trường; thiết lập đường dây nóng 24/7 để hỗ trợ ngay lập tức cho các sinh viên gặp khủng hoảng hay triển khai các chương trình đào tạo dành cho giảng viên và nhân viên để nhận biết và ứng phó với các mối lo ngại về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Dẫu biết "có áp lực mới có kim cương", việc nhà trường nhanh chóng phát hiện, bạn bè chung tay giúp đỡ lẫn nhau và mỗi cá nhân tìm đến để được hỗ trợ sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng đáng buồn này.
Tử Huy |