Kinh doanh

Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-18 06:25:20 我要评论(0)

Hư Vân - 13/04/2025 04:35 Kèo phạt góc real vs atalantareal vs atalanta、、

èogócOsasunavsGironahngàreal vs atalanta   Hư Vân - 13/04/2025 04:35  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

Mã độc tống tiền là vũ khí lợi hại của Nga trong chiến tranh mạng - Ảnh minh hoạ

Mã độc này có thể xóa vĩnh viễn dữ liệu trên các máy tính bị nhiễm và nhiều khả năng vụ tấn công này đã được chuẩn bị từ trước đó khoảng một vài tháng.

Các nhà nghiên cứu tại Symantec cho biết phần mềm độc hại được phát hiện ở Ukraine ảnh hưởng đến các nhà thầu chính phủ Ukraine ở Latvia và Lithuania, vì thế nó có khả năng lan sang cả những nước khác.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng hình thức tấn công này, mà nó được xem là “đặc sản” của họ, khi tiến hành một chiến dịch tấn công mạng trên thế giới. Cụ thể, vào năm 2017, một phần mềm độc hại khét tiếng có tên là NotPetya đã lây nhiễm các máy tính trên khắp thế giới. Ban đầu nó nhắm mục tiêu vào các tổ chức Ukraine nhưng sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng đến các tập đoàn lớn như Maersk, WPP và Merck. Các cuộc tấn công được đổ lỗi cho cục tình báo Nga GRU, gây ra tổng thiệt hại lên tới 10 tỷ USD.

Theo ông Greg Austin, người đứng đầu Chương trình Xung đột tương lai, không gian và mạng Internet tại Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS) của Mỹ, hiện các cuộc tấn công mạng của Nga ở Ukraine mới chỉ là kiểu quấy rối cấp thấp. Có thể người Nga đang làm thử nghiệm và chưa tung ra toàn bộ kế hoạch “huỷ diệt” mà họ đã chuẩn bị.

Đồng quan điểm, Suzanne Spaulding, chuyên gia bảo mật tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cựu quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cũng cảnh báo Nga cũng có thể triển khai các cuộc tấn công cài mã độc đòi tiền chuộc cũng như các chiến dịch gieo rắc thông tin sai lệch để gây bất ổn thị trường nếu chiến tranh mạng leo thang.

Điều đáng lo ngại là các cuộc tấn công này có thể không đến trực tiếp từ nhà nước Nga mà là từ các nhóm tội phạm. Chẳng hạn, hôm 25/2, Conti, nhóm tội phạm cài mã độc đòi tiền chuộc khét tiếng của Nga, đã thông báo rằng họ đang dành sự hỗ trợ đầy đủ cho chính phủ Nga và sẽ sử dụng các nguồn lực của mình để “tấn công đáp trả những cơ cơ sở hạ tầng quan trọng của kẻ thù”.

Mỹ và các nước phương Tây sẵn sàng ứng phó

Hitesh Sheth, Giám đốc điều hành Vectra AI chia sẻ với CNBC rằng cuộc tấn công mạng đóng vai trò như một phần vũ khí của bất kỳ quốc gia nào, nhằm ám chỉ Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây được công bố hồi đầu tuần.

{keywords}

Mỹ và các nước phương Tây sẵn sàng ứng phó chiến tranh mạng từ Nga - Ảnh minh hoạ

Thực tế vào 24/2, Tổng thống Joe Biden cũng ám chỉ về khả năng xảy ra một phản ứng “ăn miếng trả miếng” về các lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây thực hiện với Nga. Ông cho biết, nếu Nga tiến hành các cuộc tấn công mạng vào Mỹ thì nước này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng đáp trả.

Ngoài ra, cơ quan An ninh mạng và cơ sở hạ tầng Mỹ đã đưa ra cảnh báo về hậu quả có thể xảy ra đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, kêu gọi các công ty Mỹ củng cố hệ thống phòng thủ của họ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) liên tục ra các bản tin cảnh báo những mối lo ngại thông qua hệ thống InfraGard, một đầu mối chia sẻ thông tin tình báo giữa FBI và khu vực tư nhân, được thiết kế để củng cố sự bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Các doanh nghiệp quản lý cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, vận hành đường ống dẫn dầu, hàng không và công ty điện lực ở Mỹ cũng được khuyến cáo chuẩn bị cho khả năng xảy ra các cuộc tấn công mạng từ Nga hoặc các bên liên quan với Nga, chẳng hạn như các nhóm tội phạm cài mã độc đòi tiền chuộc.

Một số tổ chức doanh nghiệp đã yêu cầu các công ty an ninh mạng của Mỹ giúp đẩy nhanh việc triển khai các thay đổi về an ninh mạng, mà họ đã sẵn sàng thực hiện một cách quyết liệt và khẩn cấp.

Không chỉ tại Mỹ, mà theo Reuven Aronashvili, người đã giúp thành lập “biệt đội đỏ” để phòng chống an ninh mạng của quân đội Israel và hiện điều hành một công ty an ninh mạng có tên gọi CYE, cho biết nhiều tập đoàn doanh nghiệp trên thế giới đã yêu cầu công ty của ông giúp đỡ củng cố an ninh mạng. Theo ông, nhu cầu đã tăng gấp 10 lần chỉ sau 48 giờ, khi các cuộc tấn công mạng của Nga vào Ukraine diễn ra.

Có một điều là các quan chức của Mỹ và châu Âu trước đó cũng đã khẳng định rằng, phương Tây không bất ngờ với một đợt tấn công mạng đến từ Nga. Họ đã đoán trước được điều đó và phối hợp chặt chẽ với nhau để củng cố năng lực của mình trước các cuộc tấn công. Đồng thời, nếu như Nga tiến hành tấn công mạng nhằm vào Mỹ và phương Tây thì họ sẽ tiến hành “trả đũa’. 

Mặc dù theo một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, biện pháp trả đũa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các cuộc tấn công mạng. Có rất nhiều mức độ khác nhau nên khó đi vào chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia an ninh mạng, biện pháp trả đũa của phương Tây có thể bao gồm những hành động vượt ra khuôn khổ của lệnh trừng phạt, chẳng hạn như tấn công mạng vào các máy chủ đầu não và quan trọng có liên quan của Nga.

Lê Mỹ(tổng hợp)

Cuộc chiến trên không gian mạng giữa Nga - Ukraine

Cuộc chiến trên không gian mạng giữa Nga - Ukraine

Các cuộc chiến trên mạng tuy không có tiếng súng nhưng vẫn sở hữu mức độ “sát thương” cao trên diện rộng trong cuộc chiến Nga - Ukraine.

" alt="Mỹ và các nước phương Tây sẵn sàng ứng phó chiến tranh mạng từ Nga" width="90" height="59"/>

Mỹ và các nước phương Tây sẵn sàng ứng phó chiến tranh mạng từ Nga

hoc-sinh.jpg
Ảnh: Thanh Tùng

Vậy trong bức thư năm nay, chúng ta cần tập trung làm nổi bật nội dung nào nhất?

Theo Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU, chủ đề năm nay khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn và đề xuất các giải pháp để thay đổi. Cốt lõi của điều này nằm trong mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một chương trình tốt đẹp với mục đích thắt chặt sự kết nối giữa các thế hệ và đảm bảo cho một hành tinh đáng sống trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Chương trình này được tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc thông qua vào năm 2015. Nội dung quan trọng nhất của Chương trình Nghị sự 2030 là danh sách 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác hướng đến cột mốc 2030.

Các mục tiêu Phát triển Bền vững có tính phổ quát và bao trùm, không chỉ tập trung xóa đói giảm nghèo mà còn hướng đến việc cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao sự bình đẳng xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, hành động vì khí hậu và bảo tồn rừng biển…

Ban giám khảo lưu ý nhìn lại lịch sử các chủ đề của cuộc thi trong nhiều năm qua, có thể thấy đây là nội dung được UPU rất quan tâm: “Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”(Chủ đề UPU 32 - 2003); “Hãy viết một bức thư nói về thế giới mà bạn muốn được lớn lên trong đó" (Chủ đề UPU 44 - 2015); “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc. Điều gì bạn tư vấn cho ông ấy trước tiên và cách giải quyết vấn đề ấy như thế nào?”(Chủ đề UPU 46 – 2017); “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống"(Chủ đề UPU 49 - 2020).

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SDG gần đây nhất, Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần phải cùng nhau thực hiện kế hoạch toàn cầu một cách mạnh mẽ hơn để thực hiện Chương trình Các mục tiêu Phát triển Bền vững đúng tiến độ, “bởi đó không đơn thuần là một bản danh sách mà còn chứa nhiều hy vọng, hoài bão và kỳ vọng của người dân trên toàn thế giới về tương lai của nhân loại”.

Các nhà lãnh đạo các quốc gia, người dân và đặc biệt là giới trẻ chúng ta, đang đứng trước nhiều thách thức và mang những trách nhiệm lớn lao với tương lai. Vì vậy, Ban giám khảo nhấn mạnh, bức thư của mỗi em cũng chính là một lời hứa, một trọng trách gìn giữ thế giới của chúng ta như một di sản tốt đẹp dành lại cho thế hệ sau.  

Năm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit".

Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).

" alt="Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 53" width="90" height="59"/>

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 53

Mới đây, một số chuyên gia của hội tâm lí giáo dục ở tỉnh cho rằng cần đưa vấn đề đọc đúng, viết đúng tiếng Việt vào mục tiêu chương trình. Các vị này còn viện dẫn chứng học sinh cả ba miền hát sai bài Quốc ca. 

Theo tôi, ý này chưa hẳn đã đúng vì vấn đề âm sắc vùng miền.

Giọng nói mỗi vùng miền khác nhau tạo nên nền văn hóa đa âm, đa sắc

Tôi không có trình độ về ngôn ngữ học nên tôi chỉ biết nói thế. Ngay trong một xã, giọng nói của hai làng đã khác nhau. Trong một huyện, có xã lại có cách phát âm rất đặc biệt. Trong một tỉnh, một vùng, một dải đất thì chuyện đó là đương nhiên.

{keywords}
Ảnh Thanh Hùng

Ai có dịp về xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sẽ được nghe giọng nói rất riêng biệt của người dân xã này. Người dân ở đây nói hụt hẳn đi âm chính, “ua” thành “u”, “tỏi” thành “tuổi”, “quyết” thành “quýt”. Chẳng hạn, nhà có khách, họ nói “Chú cứ ở đây chơi, tui đi mu mớ rau muúng về luục, ăn canh cu mãi chán rùi”. Ai mới đến đây lần đầu, thấy buồn cười nhưng về sau lại thấy đáng yêu vì đó mới là người Cổ Dũng. Trời cho họ tiếng nói ấy, giọng nói ấy.

Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có giọng nói riêng, khiến ta yêu quý từng vùng đất ấy. Miền trung nằng nặng mà đằm thắm, miền Nam lệch vần mà dễ thương, miền Bắc có vẻ chuẩn hơn nhưng khô khan không mấy ấn tượng…

Nói chung, mỗi vùng, mỗi miền có giọng nói riêng, tất cả những giọng nói đó tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc quê hương. Nói nôm na đó là nền văn hóa đa âm, đa sắc rất quý.

Cần rèn học sinh đọc đúng, viết đúng nhưng đừng cố nắn cách phát âm

Nếu theo ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục tỉnh Tiền Giang và những người ủng hộ ông thì đi dạy học, chúng ta cứ phải nắn giọng cho học sinh đọc và nói chuẩn theo ý mình sao. 

Chẳng hạn, dạy học ở Nam Bộ, khi học sinh đọc “Đêm nay, ăng đứng gaác ở trại, trăng ngàng và gió núi bao la khiếng lòng ăng mang mác…” thì giáo viên cứ phải chỉnh a. Nếu thế thì ông Phạm Văn Khanh nghe biên tập viên Hoài Anh đọc thời sự trên VTV1 toàn là sai cả. Ông có biết rằng biên tập viên Hoài Anh được yêu mến còn nhờ có giọng đọc pha chút Nam Bộ.

Người ta có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Câu nói này có ngụ ý hãy tôn trọng giọng nói riêng vùng miền.

Trong quá trình dạy tiếng Việt, các thầy cô giáo luôn chú ý sửa lỗi đọc và lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em đọc đúng, viết đúng. Nhưng ai cũng ngầm hiểu có thể giọng nói vùng miền không chuẩn - thực ra cái chuẩn ở đây rất khó xác định vùng nào chuẩn nhưng chẳng qua ta nghe quen và thuận tai theo số đông - nên các em đọc “ngọng” nhưng các em viết chuẩn âm, chuẩn nghĩa là đạt yêu cầu.

Giả sử, học sinh Nam Bộ đọc “Sa Pa là moóng quà tặng dêệu kì mờa thiêng nhiêng dềnh cho đâấc nưước ta”, thì giáo viên đừng cố nắn các em. Nếu nắn các em đọc “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta” thì các em không còn là dân Nam Bộ nữa, và điều đó là không hay. 

Sách giáo khoa hiện hành luôn coi trọng chính tả vùng miền

Nếu ai quan tâm tới chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì sẽ thấy tiết chính tả luôn có bài tập chính tả phương ngữ. Các bài tập này có mục tiêu là luyện viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn cho học sinh. Các bài tập chính tả này có kí hiệu riêng để từng vùng lựa chọn. 

{keywords}

Một bài chính tả trong sách Tiếng Việt 3 tập 1

Chẳng hạn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chọn bài tập 2a để phân biệt l/n, s/x, ch/tr,… Còn các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ thì chọn bài tập 2b để viết đúng v/d, an/ang… Lại có bài tập phân biệt dấu hỏi, dấu ngã dành cho những địa phương phát âm lệch hai thanh điệu đó…

Không thể dạy học sinh cả ba miền hát cùng giọng, nói cùng giọng

Ông Phạm Văn Khanh viện dẫn học sinh cả ba miền hát quốc ca sai như ông dẫn chứng là không đúng.Thứ nhất, ông cho rằng vùng Hà Nội mà hát ngọng l/n là hoàn toàn sai. Hà Tây (cũ) thì có thể.

Vấn đề lệch chuẩn âm đầu nặng nhất ở Bắc Bộ phải nói là là Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Quả đúng là rất cần rèn cho học sinh những tỉnh này đọc và nói đúng các âm đầu l/n. s/x… Mấy năm trước, giáo dục Hải Dương đã từng phát động phong trào tránh phát âm lệch chuẩn. 

Thứ hai, ông cho rằng Quảng Nam, Đà Nẵng hát “Đoèn quên Việt Nem đi…” là cũng hoàn toàn không đúng. Các tỉnh miền Trung có giọng riêng nhưng không phải như ông Khanh tả.

Thứ ba, khu vực Sài Gòn, thường hát là “Đoàng quââng Diệc Naam đi chung long cứu quốc, bước chân dồn dang trên đường gập gâầng xa…” chứ không như ông nói.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những điều bao quát chứ không thể đưa vào đó chi tiết nhỏ là dạy phát âm chuẩn giọng. Nếu dạy học sinh ba miền phát âm chuẩn giọng theo ý kiến ông Phạm Văn Khanh và một số người đồng quan điểm, thì vài chục năm nữa, từ Bắc xuống Nam, nước ta chỉ có một giọng nói thôi hay sao?

Tóm lại, chương trình dạy học có mục tiêu giúp học sinh đọc hay, viết đúng nhưng cần phải giữ bản sắc văn hóa vùng miền. Bài viết này vừa là để trao đổi, vừa là tham gia góp ý với chương trình giáo dục của nước nhà. 

Tùng Sơn

" alt="Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng" width="90" height="59"/>

Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng