Theo tìm hiểu của PV, em bé đang nằm điều trị có tên Tuệ Minh, còn bố của em là anh Nguyễn Văn Thắng, hiện làm nghiên cứu sinh tại trường đại học SUTD (Singapore) được khoảng một năm rưỡi.
Được biết, tháng 8 năm nay, vợ anh Thắng - chị Nguyễn Hồng Thủy, sang ở cùng chồng theo thị thực phụ thuộc khi đang có bầu. Trong thời gian mang thai, chị Thủy gặp vài trục trặc về sức khỏe nên bác sĩ chẩn đoán chị có thể sinh sớm khoảng 4 - 6 tuần.
Biết chi phí sinh con ở Singapore đắt đỏ, anh Thắng đã mua vé máy bay và dự định đưa vợ về Việt Nam vào ngày 26/11/2016, trước 2 tháng rưỡi so với thời gian dự sinh.
Tuy nhiên, chị Thủy đã chuyển dạ và sinh bé trai quá sớm so với dự định. Vì vậy bé Tuệ Minh chào đời khi mới được 26 tuần 3 ngày, nặng 1kg, mắc rất nhiều vấn đề như chảy máu não, huyết áp thấp và suy hô hấp. Em được điều trị và chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK tại Singapore.
Vì chi phí điều trị do bác sĩ ước tính lên tới 223.000 đô la Singapore (khoảng 3,5 tỷ đồng Việt Nam) nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ cho khoảng 100 ngày điều trị và có thể lên tới 268.000 đô la Singapore (khoảng 4,1 tỷ đồng Việt Nam) hoặc hơn nếu diễn biến phức tạp, anh Thắng không biết xoay xở như thế nào.
Ảnh chụp từ màn hình từ trang kêu gọi quyên góp của anh Thắng.
Bố mẹ hai bên của vợ chồng anh ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi đều làm viên chức bình thường và đã nghỉ hưu cũng không hỗ trợ được nhiều cho các con. Trong khi đó, các bác sĩ nói rằng em bé quá yếu, phải luôn được nằm trong lồng đặc biệt nên phương án di chuyển về Việt Nam là bất khả thi.
Trước tình cảnh này, ông bố trẻ quyết định đưa thông tin lên trang quyên góp trên mạng Gogetfunding.com, hy vọng nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ của cộng đồng và các nhà hảo tâm để cứu chữa con trai của mình.
Tối 18/11, trao đổi nhanh với PV VietNamNet, anh Nguyễn Văn Thủ (SN 1991), em trai út của gia đình anh Thắng xác nhận những thông tin chia sẻ trên là hoàn toàn chính xác.
Theo anh Thủ, trước đây anh Thắng sang Hàn Quốc để học lên tiến sỹ. Sau khi hoàn thành, anh chuyển sang Singapore để tiếp tục học lên. Tuy nhiên khi đang học ở đây thì gia đình anh gặp chuyện.
“Vợ anh trai tôi - Chị Thủy mới sang được 3 tháng nay thôi nhưng do sức khỏe yếu nên sinh non khi cháu mới 26 tuần tuổi. Hiện, chị Thủy đã xuất viện, ngày ngày cố gắng vắt sữa gửi vào cho con. Sức khỏe em bé thì vẫn chưa ổn định, thỉnh thoảng bị tụt huyết áp, suy giảm hô hấp phải bơm thêm oxy liên tục”.
Anh Thủ cũng cho biết: “Hôm nay, tôi cũng đã nhân được rất nhiều thông tin về việc anh trai mình kêu gọi giúp đỡ cứu bé trên trang mạng của Singapore. Thương anh chị, thương cháu nhưng gia đình chúng tôi cũng vô cùng khó khăn nên rất mong nhận được sự chia sẻ của mọi người cũng như chính quyền địa phương nơi gia đình tôi đang sinh sống để giúp đỡ, chăm sóc cháu tốt hơn”.
'Em bế con ra cửa cho anh nhìn mấy phút'
"Lúc tàu chạy qua nhà, tôi thấy vợ ôm con đứng ở bên đường. Nhìn con giơ bàn tay bé xíu vẫy bố, tôi xúc động vô cùng"...
" alt="Bố Việt viết thư kêu gọi cứu con trai sinh non ở Singapore" />Bố Việt viết thư kêu gọi cứu con trai sinh non ở Singapore
Ngày Tết chỉ nên trao nhau những lời hay ý đẹp
Kiêng nói chuyện xui xẻo
“Trong ngày mùng 1, mọi người chỉ nên nói lời hay ý đẹp, không chỉ nói ra miệng mà trong tâm mình cũng nghĩ thế. Ai cũng luôn hướng đến chân thiện mỹ, kiêng không nói những gì xấu, làm gì xấu để cả năm được mát mẻ, xuôi chèo mát mái trong mọi chuyện. Người ta làm vậy để tránh việc bị “giông” cả năm như các cụ vẫn hay nói”, Th.s Võ Thị Thu Nguyệt chia sẻ.
Thay vì nói những lời không may mắn, chúng ta nên chúc nhau những điều tốt đẹp, nói những chuyện vui vẻ để cả năm luôn may mắn.
Kiêng cho nước, cho lửa
Vào ngày mùng 1 Tết đầu năm, người ta rất kỵ việc cho nước và lửa vì quan niệm lửa đỏ là may mắn và nước là tài lộc. Nếu cho mất may mắn và tài lộc đi ngay trong ngày đầu năm thì cả năm sẽ không gặp được may mắn, thậm chí là thua lỗ, thất bại trong công việc.
Theo Th.s Võ Thị Thu Nguyệt, những gia đình buôn bán càng nên tránh những điều này để có một năm buôn bán thuận lợi, nhiều tài lộc.
Kiêng đến xông nhà khi gia đình có tang
“Theo phong tục từ lâu đời, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
Nếu gia đình ai có tang vẫn trong khoảng thời gian 3 năm trở lại thì không nên đến xông nhà người khác vì dễ mang lại những điều không may và xui xẻo cho gia đình họ”, Th.s Võ Thị Thu Nguyệt cho biết.
Ngày Tết làm gì khi trẻ hóc hạt hướng dương, hạt lạc?" alt="Những điều không nên làm trong ngày mùng 1 Tết" />
...[详细]