Bà Thái Thị Xuân (trái) - nguyên quan chức trong ngành y tế tỉnh Nghệ An - hiện là “tay hòm chìa khoá” của NLG, đồng thời nắm giữ nhiều quyền lực trong “đế chế” của “chú Phúc” (phải).
Theo tìm hiểu của PV, sở dĩ nhóm này gọi bà Xuân là bác sĩ bởi bà nguyên là giám đốc 2 bệnh viện công lập ở tỉnh Nghệ An, từng giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế trong hơn 2 năm.
Đến năm 2019, bà Xuân bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng khi đang làm việc ở bệnh viện Phục hồi chức năng do vi phạm một số quy định. Đầu năm 2020, bà Xuân được chấp thuận nghỉ hưu trước tuổi khi đang làm việc ở bệnh viện trên. Sau đó, bà không còn công tác trong ngành y tế, tuy nhiên các chức vụ trong quá khứ của bà là một thứ “trang sức” rất tốt cho nhóm NLG của chú Phúc.
Nguyên bác sĩ làm trưởng nhóm truyền năng lượng cho 300 người qua... Zalo?
Bác sĩ Trần Thị Tuấn Nga là cái tên mà nhiều người trong cộng đồng NLG biết đến. Theo thông tin trên website của bệnh viện Quân y 354 (Hà Nội), bà Trần Thị Tuấn Nga mang cấp bậc đại tá, là chủ nhiệm khoa Xét nghiệm từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, chia sẻ với PV, bà Tuấn Nga cho biết bà đã nghỉ hưu được gần 1 năm nay.
Trước đây, từng có nhiều video ghi lại những cuộc trò chuyện, chia sẻ của bà Nga với cộng đồng NLG về tác động “kỳ diệu” của việc truyền năng lượng đối với người bệnh.
Trong một video cách đây 2-3 năm, bà Nga “khoe” rằng nhờ bà “tác động” năng lượng mà có 2 bệnh nhân sỏi thận đã “không thấy sỏi đâu” ngay ngày hôm sau. Bà cũng “tác động” để chữa khỏi cho bệnh nhân nghi bị đứt gân, đau khớp vai, bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí, có cụ ông hơn 80 tuổi bị ung thư phổi di căn lên não, bị bệnh viện trả về, bà cũng “tác động” khiến ông khoẻ trở lại, ăn uống bình thường.
Bà Nga cũng được ban phụng sự của “chú Phúc” nêu tên trong cuốn sách “Tế bào gốc - Vị y sĩ đại tài của chính bạn” với tư cách cố vấn y khoa.
Tuy nhiên, trả lời PV VietNamNet, bà Nga khẳng định mình không liên quan gì đến truyền năng lượng hay nhóm NLG của ông Phúc.
Bà giải thích rằng, ngày xưa không phải là bà tham gia NLG, mà chỉ tham gia với tư cách là người thâm nhập vào nhóm để nghiên cứu. “Thời ấy, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người giao cho tôi làm đề tài nghiên cứu đó, xem nó thực sự có hiệu quả như thế nào. Sau đó, các cơ quan chính quyền phản ứng nên tôi không làm nữa”. Thậm chí, bà còn khẳng định nhóm NLG của ông Phúc hiện nay “không được tích cực cho lắm”. “Họ thiên về hướng thương mại hoá và đề cao người sáng lập”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, hiện tại, bà Nga vẫn đang dẫn dắt một nhóm gần 300 người, hằng ngày truyền năng lượng cho nhau qua Zalo theo đúng như lý thuyết và cách thức hoạt động của NLG.
Nhóm này có tên là Kết nối yêu thương chữa lành. Hằng ngày, vào 2 khung giờ 12h05 và 12h20, bà Nga sẽ vào truyền năng lượng cho nhóm bằng cách nhắn tin “Bắt đầu” vào nhóm, sau đó mỗi người tự ngồi trước màn hình điện thoại để truyền năng lượng cho nhau. Mỗi tuần, bà Nga cũng sẽ có một buổi gặp gỡ online, trò chuyện qua ứng dụng Google Meet để hướng dẫn, trao đổi với các thành viên nhóm về việc truyền năng lượng để “chữa lành”.
Giải thích về nhóm “chữa lành” này, bà Nga nói: “Thực ra, tôi chẳng truyền năng lượng cho ai cả. Nhóm mà tôi đang dẫn dắt chỉ xin tôi tư vấn về sức khoẻ thôi”.
Bà khẳng định, nhóm Kết nối yêu thương chữa lànhcủa bà chỉ tư vấn về cách sống như thế nào cho bình an, tích cực, “chứ chả liên quan đến truyền gì cho ai cả”.
Tuy nhiên, trước đó, trong tin nhắn gửi cho PV (nhập vai là bệnh nhân ung thư), bà Nga hướng dẫn “nằm hoặc ngồi tĩnh tâm khẩu quyết vào nhận năng lượng một câu do mọi người tự quy ước cho mình (nhiều người quán tưởng theo công thức tự chữa lành của NLG), sau đó quán tưởng năng lượng từ vũ trụ vào đỉnh đầu rồi đi xuống khắp cơ thể 3 lượt. Tiếp theo quán tưởng năng lượng đến những vùng đau nhiều lần rồi đi vào tĩnh tâm hoặc giấc ngủ”.
Có thể dễ dàng nhận thấy những chỉ dẫn “trừu tượng” này của vị bác sĩ rõ ràng không phải là những kiến thức y học hiện đại mà bất kỳ bệnh viện nào khuyến nghị.
Như vậy, lời bác bỏ mối liên hệ của bà Nga với NLG có phải là sự thật? Nếu không có mối liên quan gì với NLG thì bà Nga đang hành nghề dựa theo trường phái y học nào?
Truyền năng lượng cho bệnh nhân ung thư bằng lá trầu không, chai nước
Chị P.T.Đ (Hà Nội) - người có chị gái mắc bệnh ung thư đã qua đời - chia sẻ rằng, chị từng gặp riêng bà Nga 2 lần - một lần ở bệnh viện 354 nơi bà Nga công tác thời điểm đó và một lần ở quán cà phê gần nhà bà Nga.
Trong cuộc trò chuyện với chị Đ., bà Nga cũng nói mình không theo NLG, cũng không theo ông Phúc khi thấy chị tỏ ý phản đối cách chữa bệnh thiếu khoa học này.
Tuy nhiên, trong những tin nhắn với chị gái chị Đ. (tên L.) mắc bệnh ung thư, bà Tuấn Nga đã chỉ dẫn cho người bệnh rất cụ thể những cách thức chữa bệnh phi lý, thiếu cơ sở khoa học.
Cụ thể, bà Nga từng đề nghị chị L. nhờ người nhà mang lá trầu không và chai nước lên gặp bà để bà truyền năng lượng vào 2 vật đó. Sau đó, chúng được gửi về quê cho chị nhận năng lượng.
Thậm chí, bà Nga còn nhận mình có thể tác động để bệnh nhân “sạch kinh nguyệt”.
Vị bác sĩ về hưu này còn không quên khẳng định rằng đã chữa được cho nhiều người như em khỏi hẳn.
Video: Chị P.T.Đ. kể lại câu chuyện bác sĩ Trần Thị Tuấn Nga đã tư vấn những cách thức chữa bệnh không có cơ sở khoa học khi chị gái chị mắc bệnh ung thư.
Theo chia sẻ của chị Đ., “khi gia đình đã hết sức khuyên chị tôi vào bệnh viện thì bà Nga lại khẳng định với chị là không cần phải vào bệnh viện, chỉ cần ở nhà truyền năng lượng. Bản thân bà Nga cũng đã nói với tôi là bà ấy đã chữa được cho nhiều người, không phải chỉ bệnh ung thư đại tràng như chị tôi mà còn có ung thư phổi và nhiều bệnh khác”.
Nhưng rất đau buồn, chị L. không khỏi như lời cam kết, hứa hẹn của bà Nga. Chị đã mất vì ung thư vào tháng 7/2021 - sau khoảng nửa năm làm theo hướng dẫn của bà Nga.
“Tôi thấy một bác sĩ được Nhà nước đào tạo mà lại nói về y học nước nhà với sự phản bác lớn như thế là không chấp nhận được”, chị Đ. bày tỏ.
Ngoài các nhân vật kể trên, NLG còn có một số trí thức hiện là “cánh tay phải” đắc lực của ông Phúc. Họ đều là những người có học thức, giao tiếp tốt, hỗ trợ "chú Phúc" rất lớn trong việc mở rộng mạng lưới của nhóm. Những người này đều là thành viên của “ban phụng sự” - đội ngũ điều hành NLG tại Việt Nam.
Đáng chú ý, họ quảng bá cho NLG trên mạng xã hội một cách công khai, không e ngại bất cứ một cơ quan, tổ chức nào.
Trong cuộc họp kín của nhóm, một thành viên ban phụng sự còn tỏ ra rất tự hào khi báo đài phản ánh về NLG rất nhiều nhưng “chẳng có ai bị làm sao cả”. Thậm chí, người phụ nữ này còn thách thức: “Ai mà có hỏi thì cứ xem phim đi rồi hẵng nói chuyện tiếp” - ám chỉ về kế hoạch làm 100 tập phim tài liệu về những thành tựu “vi diệu” của NLG.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới… NLG đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ. Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt? |
Nhóm PV
Không chỉ tự xưng có khả năng giúp cây trồng, vật nuôi phát triển khỏe mạnh, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, NLG còn được tung hô là có khả năng chữa bệnh. Các thành viên của nhóm này tin rằng NLG có khả năng chữa được ung thư, Covid, khiến người bại liệt đứng dậy đi được. Sự thật về “truyền thuyết” này như thế nào? Mời độc giả đón đọc bài 4: Đang ngồi xe lăn bỗng đi lại: Có thực năng lượng gốc chữa ung thư, bại liệt?
Đặc biệt, cuộc sống hôn nhân của cô gái 19 tuổi đến từ An Giang và đạo diễn nổi tiếng trong cộng đồng LGBT với nhiều bộ phim triệu view luôn là chủ đề khiến khán giả quan tâm.
Dương Tú Tri- sinh viên ngành biểu diễn cải lương trường Đại học Sân khấu điện ảnh được khán giả ưu ái gọi với cái tên "Hot girl ca cổ" từ khi bắt đầu tham gia cuộc thi Bolero.
Gặp gỡ nữ ca sĩ sinh năm 1997 sau gần nửa năm kết hôn cũng như có nhiều hướng đi mới trong nghệ thuật, người đẹp rất thoải mái chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống hiện tại.
Đã là đam mê thì không có lý do
Cô tâm sự: "Tôi thích dòng nhạc Bolero từ nhỏ, thật sự tôi ấp ủ ước mơ tham gia một cuộc thi về dòng nhạc này từ năm lớp 10. Năm đó tôi cũng đi casting nhưng may mắn chưa mỉm cười với mình. Vì vậy đến mùa 5 “Solo cùng Bolero” tôi mới dám trở lại vì đã nạp đủ sự tự tin cho mình.
Sở hữu ngoại hình sáng, giọng hát ngọt ngào, Tú Tri dễ dàng gây ấn tượng ngay từ những vòng đầu cuộc thi.
Nhiều người hỏi tôi tại sao lại chọn phát triển dòng nhạc kén người nghe như vậy nhưng thật sự nếu đã là đam mê thì sẽ không có lý do. Thật ra tôi không ước mơ mình phải làm được điều gì lớn lao cho dòng nhạc này, tôi cũng biết Bolero là thể loại khó và kén đối tượng.
Tuy nhiên với những sản phẩm tôi đã ra mắt, khán giả trẻ đón nhận cũng không ít, đó là động lực lớn để tôi cố gắng “rèn giũa” giọng hát của mình mỗi ngày và mong muốn mang đến “hơi thở” mới mẻ cho dòng nhạc này.
Gia đình không ai theo nghệ thuật, Tú Tri vẫn thể hiện niềm đam mê lớn với ca cổ và Bolero ngay từ nhỏ.
Tuy nhiên tôi vẫn có sản phẩm thuộc dòng nhạc trẻ đan xen với Bolero. Mỗi dòng nhạc sẽ cho tôi mỗi cảm xúc và cách hát khác nhau, tôi lại luôn muốn khám phá bản thân mình. Đó là lí do tôi quyết định sẽ phát triển cả dòng nhạc đáp ứng thị hiếu của số đông giới trẻ song song với ca cổ và Bolero.
Sợ khán giả quên mất mình là ca sĩ
Từ khi còn đang tham gia chương trình, tôi đã may mắn được mời show đi hát, nhưng không biết từ lúc nào, cái duyên với diễn xuất cũng đến với tôi như một món quà Tổ nghiệp tặng thêm. Bản thân tôi thích hát hơn diễn, ngành học cũng chuyên về biểu diễn cải lương nhưng gần đây, tôi lại nhận được nhiều lời mời diễn xuất hơn cả ca hát.
Khuôn mặt sáng, nét diễn tự nhiên khiến Tú Tri được nhiều đạo diễn lựa chọn.
Tôi không từ chối cái nào, cũng không đặt sự so sánh giữa hát hoặc diễn, tôi nghĩ dù có ở vai trò diễn viên hay ca sĩ thì cũng đều là làm nghệ thuật, đều phục vụ khán giả. Thú thật tôi chưa từng qua trường lớp về diễn xuất, mọi thứ cứ tự nhiên đến với tôi, nên tôi cũng muốn đón nhận một cách tự nhiên nhất.
Dù lịch diễn của tôi khá dày nhưng tôi vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đầu tư cho MV ca nhạc. Tôi chọn cách phục vụ khán giả thường xuyên bằng những sản phẩm âm nhạc để mọi người còn nhớ đến tôi là ca sĩ Tú Tri.
Hiện tại, tôi đang bảo lưu việc học vì khi tham gia cuộc thi cũng là lúc mùa thi học kỳ đang diễn ra. Vì không thể phân bổ thời gian nên bắt buộc tôi chỉ được chọn một và đã phải tạm gác lại chuyện học.
Từng sống với 20 nghìn đồng trong 1 tuần thay vì chấp nhận yêu đại gia
Đi làm từ năm lớp 6, đi hát đám cưới hay làm nhiều việc để có tiền ăn học tôi cũng chưa từng than thân trách phận. Nhưng sau này lên Sài Gòn, một cô gái từ An Giang lên thành phố không người quen, không họ hàng, phải tự lo tiền học, tiền trọ, tiền sinh hoạt... tôi tủi thân vô cùng vì gia đình mình không thể lo được cho mình như chúng bạn.
Quá khứ cơ cực tôi luyện nên một cô gái mạnh mẽ như hiện tại.
Khoảng thời gian khó khăn bủa vây lấy tôi kéo dài gần 2 năm, lúc gặp người yêu, tôi vẫn đang sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều.
Đã có lúc tiền sinh hoạt một tuần của tôi chỉ có 20 nghìn đồng, mỗi ngày chỉ dám ăn một cái bánh mì vì không có tiền. Thời điểm đó phần vì gia đình khó khăn, phần vì bố mẹ muốn tôi đi làm để ổn định cuộc sống thay vì tiếp tục đi học, nhưng tôi vẫn quyết lên Sài Gòn theo học đại học nên không có sự hỗ trợ nào.
Thật ra từ ngày còn ở quê, tôi đã được nhiều người có điều kiện tốt ngỏ lời. Đến khi lên thành phố cũng không ít đại gia sẵn sàng lo cho tôi có cuộc sống đủ đầy nhưng tôi đều nhất quyết từ chối. Không phải tôi “làm giá” hay sợ cái mác yêu đại gia, chỉ đơn giản là tôi không có tình cảm và không muốn “đổi đời” bằng cách “mua bán” cảm xúc của chính mình.
Tình yêu với đạo diễn sinh năm 1992- Thùy Dương (Yu Bin) chớm nở khi cô tình cờ đến casting phim do người yêu làm đạo diễn.
Tôi không phủ nhận người yêu chính là một “ngã rẽ” tươi sáng hơn cho cuộc đời tôi. Tuy nhiên đến bây giờ, tôi vẫn tự lập về tài chính, chồng có thể lo tích góp những khoản tiền lớn đển mua nhà, mua xe... nhưng tôi vẫn tự lo các khoản sinh hoạt của mình.
Nhiều người nói tôi “dựa dẫm” vào người yêu vì rõ ràng tôi đến với anh chỉ hai bàn tay trắng, nhưng thật sự từ khi yêu đến khi kết hôn, Yu Bin chỉ dạy tôi cách tạo ra thu nhập chứ không cho tôi thu nhập, động viên tinh thần và vạch ra hướng đi cho tôi chứ không “nâng đỡ” tôi như mọi người vẫn nghĩ.
Chưa từng nghĩ sẽ kết hôn ở tuổi 19
Quyết định mặc váy cưới khi mới 19 tuổi, Tú Tri từng khiến khán giả ngỡ ngàng.
Tôi chưa từng và cũng không có ý định sẽ kết hôn sớm như vậy. Mọi thứ đến một cách nhanh chóng và bất ngờ, cách đây vài tháng, bà nội chồng tôi ở nước ngoài về chơi, có gọi tôi sang nhà nói chuyện.
Chồng tôi nói vui với bà là “năm sau con cưới nội có về không” thì nội hỏi tại sao không cưới luôn bây giờ. Ngờ đâu câu nói đùa của bà lại là thật, chính bà nội là người chủ động liên lạc với gia đình tôi và hẹn 2 nhà gặp mặt.
Cặp đôi làm lễ đính hôn vào tháng 10/2018 với sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Như đã từng chia sẻ, tôi và chồng đều may mắn khi có gia đình rất hiểu cho tình cảm của hai đứa. Lần đầu tiên dẫn chồng về nhà tôi cũng lo lắng lắm nhưng không ngờ từ bà ngoại đến bố mẹ đều rất thương anh và cũng không có ý kiến gì về chuyện giới tính của chúng tôi.
Mới đây, lễ "The vow" (lễ nguyện thề) cũng được diễn ra, cặp đôi đã truyền cảm hứng rất nhiều cho cộng đồng LGBT về một tình yêu thật.
Cuộc sống của tôi trước và sau khi kết hôn cũng không có nhiều thay đổi về nếp sinh hoạt. Chồng tôi là người biết quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với tôi tất cả mọi chuyện.
Người ta thường nói lấy chồng ở tuổi này sẽ dễ hối hận về sau, nhưng tôi thấy mình được nhiều và không mất gì trong cuộc hôn nhân này. Từ khi làm vợ, tôi bớt con nít hơn, suy nghĩ chín chắn hơn và học được rất nhiều trong mối quan hệ này.
"Tình yêu thì không cần lý do, đủ chân thành, đủ cảm xúc thì có thử thách nào cũng sẽ vượt qua".
Theo Dân Việt
" alt=""/>Nữ ca sĩ Việt có cuộc hôn nhân đồng tính khi mới 19 tuổi hiện sống ra sao?![]() |
Nữ sinh học cảnh sát giao thông mặc quân phục, ngồi trên xe phân khối lớn từng được cư dân mạng rất thích thú và săn tìm là Lại Kiều Anh. |
![]() |
Kiều Anh sinh năm 1994, hiện là sinh viên HV Cảnh sát nhân dân Hà Nội. Cô gái xinh xắn này còn là chi hội trưởng khóa D38. |
![]() |
Sinh năm 1989, Trương Thị Thu Hiền Phòng PX15 Công an Hà Tĩnh sở hữu một vẻ đẹp và trí thông minh trời phú. |
![]() |
Cô đã giành được nhiều giải thưởng cá nhân, góp phần gìn giữ hình ảnh đẹp của một chiến sĩ công an nhân dân. Ảnh chụp Thu Hiền trong phần thi sắc phục Hạ Long |
![]() |
5 năm trước Đặng Thị Thủy là thủ khoa đầu vào khối C của HV Cảnh sát Nhân dân, bây giờ cô lại tốt nghiệp xuất sắc với số điểm cao nhất. |
![]() |
Không chỉ học giỏi, Thủy còn là một cán bộ Đoàn tích cực và đa năng. Là uỷ viên BCH Liên Chi đoàn D34, uỷ viên Hội Phụ nữ Học viện CSND, Thủy đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá văn nghệ, thể dục thể thao... |
![]() |
Hình ảnh của cô nữ sinh năm nhất trường Học viện Cảnh sát Nhân dân đang được cư dân mạng "truy tìm ráo riết" bởi sự nhí nhảnh, trẻ trung và vô cùng dễ thương |
![]() |
Đó là cô bạn Nguyễn Ngọc Bích, sinh viên khóa D38, hiện đang học ngành Quản lý hành chính |
![]() |
Dịp gần Tết Nguyên đán, hình ảnh một nữ sinh cảnh sát có gương mặt xinh xắn xuống đường điều tiết giao thông đã thu hút sự quan tâm của người đi đường, phương tiện truyền thông và cư dân mạng. |
![]() |
Hồng Nhung hiện đang là học viên lớp B6, chuyên ngành Cảnh sát giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân |
![]() |
Một trong những cô gái cũng nổi tiếng và được quan tâm khác là thủ khoa xinh đẹp của HV Cảnh sát Nhân dân - Lê Thu Trang |
![]() |
Không chỉ học giỏi, Thu Trang còn biết đàn, hát, nhảy. Chính vì thế, cô cũng rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Thu Trang cũng là á khôi cuộc thi Sinh viên thanh lịch của HV Cảnh sát. |
![]() |
Tại Học viện cảnh sát, cô nữ học viên đến từ Tuyên Quang, Lê Thị Thu Hồng cũng từng là một trong những sinh viên xuất sắc cả về thành tích học tập, tài năng cũng như hoạt động của Học viện cảnh sát. |