Xã hội ngày nay,òrừngđòicưỡiNgựbóng đá italia hầu hết người đàn ông nào cũng muốn được sở hữu 2 thứ trong cuộc đời: phụ nữ và xe hơi.
Rõ ràng, xe ô tô không còn chỉ là một phương tiện vận tải mà đã gần như trở thành văn hóa trong xã hội, đặc biệt là với cánh mày râu. Thậm chí, tại nhiều nước việc lái một chiếc xe hiệu gì cũng có thể ảnh hưởng đến "đại sự chung thân" của bạn.
Phần lớn nam giới hiện nay đều muốn sở hữu một chiếc xe thể thao hạng sang và Ferrari cũng như Lamborghini là những cái tên vô cùng nổi tiếng trong giới. Với vị thế là niềm ước ao của cánh mày râu, hai thương hiệu nổi tiếng này đương nhiên là những kỳ phùng địch thủ trong ngành ô tô suốt hơn 50 năm qua.
Khi "Ngựa hoang" chọc tức "Bò rừng"
Hãng xe Ferrari, nổi tiếng với nhãn hiệu “ngựa hoang” từ lâu đã được coi là thước đo cho nhiều dòng xe trong mảng siêu xe, ngoại trừ Lamborghini. Cha đẻ của thương hiệu này là Enzo Ferrari, một tay đua nổi tiếng những năm 20 tại Italia.
Năm 1929, hãng Scuderia Ferrari được thành lập với mục đích sản xuất xe đua và tài trợ cho các tay đua xe. Nhiệm vụ chính của những công ty này là bảo dưỡng, nâng cấp xe cho các tay đua để có được thành tích tốt nhất, qua đó thu hút những nhà tài trợ, quảng cáo chi tiền cho họ. Dần dần, hãng Ferrari bị dịch chuyển dần sang tập trung sản xuất xe hơi và thương hiệu này cũng bắt đầu trở nên nổi tiếng từ đó.
Trong khi đó, Ferruccio Lamborghini, ông tổ của hãng xe “bò rừng” được sinh ra trong một gia đình nông dân trồng nho tại Italia. Từ nhỏ, ông đã yêu nghề cơ khí và là một thợ cải tiến máy quân sự thành máy kéo trong thời kỳ hậu thế chiến thứ 2.
Nhờ thành công trong lĩnh vực này mà ông đã trở nên giàu có và đương nhiên, cũng như những tầng lớp thượng lưu khác, ông Lamborghini mua cho mình một chiếc Ferrari. Vào thời kỳ đó, hầu hết những cánh mày râu đều có ham mê nhất định với dòng xe đua và ông Lamborghini cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, vị thợ cơ khí này không hài lòng với thương hiệu Ferrari khi cho rằng chúng chạy quá ồn và hơi “thô thiển” trên đường thường. Hơn nữa, ông Lamborghini cũng nhận thấy bộ ly hợp của xe Ferrari thời đó thường hay bị hỏng và thường xuyên phải bảo dưỡng.
Ông Ferruccio Lamborghini từng là thợ sửa máy kéo |
Những yếu tố này là phù hợp với xe đua nhưng không hoàn toàn thích hợp cho những chiếc xe thể thao trên đường thường và người lái chúng không rành lắm về đua xe cũng như bảo dưỡng.
Vào thập niên 60, Ferrari đã là thương hiệu xe đua nổi tiếng và tất nhiên hãng không quan tâm lắm đến lời góp ý của một khách hàng từng làm thợ cơ khí. Khi nhận được lời phàn nàn của Lamborghini, hãng xe “ngựa hoang” đã trả lời với thái độ kiểu như: “Ông là một thợ cơ khí nhưng ông chẳng biết gì về xe đua”.
Điều này đã chọc giận Lamborghini và kết quả là ông quyết định tự mình chế tạo ra một dòng xe đua mang tất cả những ưu điểm của Ferrari nhưng được nâng lên một tầm cao mới, qua đó xây dựng lên thương hiệu đối thủ xứng tầm với hãng xe “ngựa hoang”.
Enzo Ferrari vs Ferruccio Lamborghini |
Trong hội chợ xe hơi tại Turin vào tháng 11/1963, Lamborghini giới thiệu chiếc xe Lamborghini 350 GTV đầu tiên của mình và dù phải chịu bán lỗ nhằm duy trì cạnh tranh với Ferrari trong thời gian đầu, thương hiệu “bò rừng” này đã dần chứng minh được sức mạnh cạnh tranh của mình trước đối thủ “ngựa hoang”.
Kể từ đây, cuộc chiến này lửa giữa 2 thương hiệu xe đua hàng đầu Italia cũng như trên toàn thế giới bắt đầu.
Phong cách khác nhau, cùng chung mục đích
Tuy vậy, cuộc chiến này chẳng dễ chịu tý nào đối với những người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng không hiểu biết nhiều về xe đua.
Lamborghini 350 GTV |
V12 125S |
Liệu một chiếc xe Ferrari có chạy tốt hơn một chiếc Lamborghini cùng dòng hay không? Hiện chưa có một chuyên gia nào có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục. Cả 2 thương hiệu trên có cách tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng đều đi đến chung một mục đích là đem lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Việc Enzo Ferrari đã từng là một tay đua nổi tiếng ảnh hưởng rất lớn đến phong cách thiết kế xe của hãng này. Chiếc xe V12 125S dành cho đường thường được Enzo Ferrari bán đầu tiên vào năm 1947, ban đầu là nhằm tìm kiếm tài chính cho đội đua Scuderia Ferrari của mình.
Tuy nhiên, thành công từ những vụ bán xe đã khiến Ferrari nhận ra mình đang ngồi trên mỏ vàng và dần dần, cái tên Ferrari từ một đội đua trở thành thương hiệu nổi tiếng trong sản xuất xe siêu sang.
Trong khi đó, Lamborghini không hề có kinh nghiệm đua xe như Ferrari vàcũng không có ý định truyền tải tất cả những kỹ thuật đua xe vào sảnphẩm của ông. Thay vào đó, Lamborghini muốn chế tạo một siêu xe trênđường thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các dòng xe đua cũngnhư có các kỹ thuật phù hợp hơn cho khách hàng không rành về đua xe.
Mặc dù mục tiêu này không hề dễ dàng, đặc biệt là khi Ferrari đang thống trị trong dòng xe đua nhưng Lamborghini với nghị lực và quyết tâm vẫn cho ra đời hàng loạt sản phẩm mang dấu ấn riêng.
Tuy hãng Automobili Lamborghini được chính thức thành lập vào năm 1963, khi Ferrari đã là thương hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới nhưng hãng xe “bò rừng” này vẫn dần dần khẳng định được vị thế của mình và trở thành đối thủ đáng gờm với “ngựa hoang”.
Những đối thủ đáng nể
Ngày nay, Ferrari có doanh thu vượt trội hơn Lamborghini nhưng điều này không chứng minh sản phẩm của “ngựa hoang” tốt hơn “bò rừng”. Rõ ràng, dù phương thức khác nhau nhưng cả 2 thương hiệu xe thể thao Italia vẫn đi đến cùng một mục đích.
Trong khi Ferrari mở rộng sự hiểu biết trong giới đua xe của mình để đem lại sản phẩm tốt nhất cho khách hàng thì Lamborghini lại đi trực tiếp hơn khi nghiên cứu chế tạo những con “quái vật” trên đường thường.
Mặc dù là đối thủ trên thương trường, nhưng cả 2 hãng Ferrari và Lamborghini đều có những mối liên hệ không rõ ràng với nhau, không chỉ về nguồn gốc mà còn về thiết kế, chế tạo hay phương thức cạnh tranh.
Nguyên nhân chính là các khách hàng thường liên tưởng đến 2 thương hiệu này trong dòng xe siêu sang với chất lượng tốt nhất, điều này khiến 2 đối thủ phải luôn học hỏi từ nhau và không ngừng cải tiến.
Bên cạnh đó, cả 2 hãng đều thừa nhận họ tôn trọng đối thủ và chấp nhận cạnh tranh công bằng, tương tự như một cuộc chiến giữa 2 quý ông người Italia. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển của Lamborghini cũng như học hỏi của Ferrari khi cạnh tranh và không làm thui chột tiến bộ kỹ thuật trong ngành xe thể thao.
Đối với người tiêu dùng, việc chọn Ferrari hay Lamborghini ngày nay đã trở nên quá khó khăn, hoặc quá dễ dàng tùy thuộc vào sở thích khách hàng. Với những người chơi xe có “gu”, việc lựa chọn một trong 2 thương hiệu chả khác nào hỏi một người uống cà phê hay trà.
Trong khi đó, nhiều khách hàng không quan tâm Ferrari hay Lamborghini, miễn đó là xe sang, chất lượng tốt, thể hiện được đẳng cấp và thỏa mãn thú "cưỡi" xe của mình.
(Theo Trí thức trẻ)
Siêu xe chống khủng bố của công an Hà Nội