Dự kiến tên các Bộ sau khi Chính phủ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. |
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển
Cụ thể Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Bộ Hạ tầng và Đô thị
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Việc hợp nhất hai bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN. |
Bộ Nội vụ và Lao động
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.
“Các bộ, cơ quan còn lại thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bộ máy Chính phủ sẽ tinh gọn thế nào sau sắp xếp, sáp nhập bộ ngành?Sau khi sắp xếp, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều tổ chức... 相关文章
|
"Đường Tăng" Trì Trọng Thụy và vợ tỷ phú Trần Lệ Hoa
Bà Trần Lệ Hoa vốn là tiểu thư của gia tộc Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỷ XX. Vợ Trì Trọng Thụy kinh doanh đồ gỗ cổ, bà còn mở nhà máy chuyên sản xuất đồ nội thất, tạo ra những thiết kế mô phỏng lại những món đồ cổ bà từng thấy trong các cung điện ở Bắc Kinh. Bên cạnh đó, bà Trần Lệ Hoa vẫn duy trì hoạt động kinh doanh các đồ nội thất hiện đại để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Ngoài ra, nghệ sĩ Trì Trọng Thụy cho hay vợ chồng ông hiện còn sở hữu rất nhiều khách sạn cao cấp ở cả trong và ngoài nước: "Vợ chồng tôi sở hữu nhiều khách sạn lớn ở Bắc Kinh. Chúng tôi cũng có khách sạn cao cấp ở khắp nơi trên thế giới như ở New Zealand, hay Melbourne - Australia…
Hiện tại, chúng tôi vừa mở thêm khách sạn Park Hyatt ở Tam Á. Nhắc đến Park Hyatt, hẳn nhiều người sẽ biết đây là một trong những thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới. Chúng tôi còn mời phía Park Hyatt quản lý các khách sạn trong và ngoài nước của tập đoàn chúng tôi".
Trì Trọng Thụy làm giám đốc của bảo tàng gỗ tử đàn Trung Quốc - nơi gìn giữ và bảo tồn đồ gỗ cổ đầu tiên và lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, vợ chồng Trì Trọng Thụy cũng xây dựng bảo tàng để gìn giữ và bảo tồn văn hóa nghệ thuật Trung Quốc. Bà và chồng đã đầu tư 200 triệu NDT (khoảng hơn 660 tỷ đồng) để xây dựng Bảo tàng gỗ tử đàn Trung Quốc - nơi gìn giữ và bảo tồn đồ gỗ cổ đầu tiên và lớn nhất thế giới.
Viện bảo tàng này được xây dựng trên diện tích 25.000 m2 với khu vực trưng bày rộng hơn 9.500 m2, lưu giữ hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật được chế tạo và điêu khắc từ gỗ tử đàn như mô hình Tử Cấm Thành, tháp Phi Vân, chùa Long Tuyền...
Lấy vợ giàu có, Trì Trọng Thụy đi xe sang, có cả phi cơ riêng
Khu biệt thự của gia đình Trì Trọng Thụy được xây ngay phía sau bảo tàng. Sắp tới, vợ chồng nam nghệ sĩ chuẩn bị mở thêm một bảo tàng văn hóa tại Bắc Kinh.
Kết hôn từ năm 1990, cả hai suốt gần 30 năm vẫn dành cho nhau tình cảm thắm thiết không đổi. Sau khi kết hôn với bà Trần Lệ Hoa, Trì Trọng Thụy gần như rời xa màn ảnh để tập trung quản lý công việc kinh doanh của gia đình.
Nói về khối tài sản khổng lồ của gia đình, bà Trần Lệ Hoa cho biết đã viết di chúc để lại toàn bộ cho chồng. Thế nhưng Trì Trọng Thụy cho biết bản thân ông cũng không cần dùng quá nhiều tiền nên ông sẽ để lại tài sản cho người đời sau.
"Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa
Người trong làng giải trí Hoa ngữ có câu: “Trên có Đường Tăng, dưới là Mã Đức Hoa - hai người đều một bước thành giàu sang nhờ sự hỗ trợ của người thân” để nói về cuộc sống giàu có của hai nam diễn viên.
Sau vai diễn kinh điển, nam diễn viên còn tham gia một số bộ phim như Câu chuyện của người già, Ngô Thừa Ân và Tây Du ký (2007), năm 2011 là diễn viên chính của bộ phim điện ảnh hài kịch Chủ tịch giả, Tham tiền (2016),... nhưng không tạo được sự nào đột phá trên màn ảnh.
Mã Đức Hoa và vợ ngày còn trẻ
Năm 1972, Mã Đức Hoa quen với Hầu Ngọc Mẫn. Sau thời gian tìm hiểu, hai người kết hôn và có một người con trai là Mã Dương. Mã Dương (sinh năm 1973) du học Singgapore và trở về mở công ty truyền thông văn hóa. Sự nghiệp ngày càng phát triển và sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Là người kín tiếng trong đời tư nhưng Mã Đức Hoa rất tự hào có con trai thành đạt, giỏi giang
Là người kín tiếng về đời tư, Mã Đức Hoa sống giản dị và rất ít khi chia sẻ về đời sống riêng. Thế nhưng mỗi lần nhắc đến con trai, ông không khỏi tự hào. Mã Đức Hoa từng nhận mình cả đời đóng phim chỉ được sao hạng C, nếu không có vợ và con trai ông mãi mãi không được như ngày hôm nay.
"Tôn Ngộ Không" Lục Tiểu Linh Đồng
Đảm nhận vai Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. Thể hiện thành công vai diễn Tôn Ngộ Không thông minh, lanh lợi nhưng nghịch ngợm, ngông cuồng, Lục Tiểu Linh Đồng trở thành ngôi sao nổi tiếng chỉ sau một đêm. Thế nhưng vì không thoát được vai Tôn Ngộ Không nên con đường sự nghiệp của Lục Tiểu Linh Đồng gặp không ít khó khăn.
Quá thành công với vai Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng bị đóng khung nhân vật và chật vật trong sự nghiệp
Dù vậy, thành công của vai Tôn Ngộ Không cũng mang lại cho ông không ít lợi nhuận kinh tế. Suốt hơn 3 thập kỷ qua, Lục Tiểu Linh Đồng đã hưởng lợi không nhỏ từ hình tượng vua khỉ.
Nam diễn viên tham gia vô số quảng cáo, xuất bản sách, tự đứng ra làm phim về Tôn Ngộ Không. Cách đây nhiều năm, ông cũng đã ủy thác công ty quản lý đăng ký bản quyền hình tượng “Tề Thiên Đại Thánh”.
Nhưng với vai diễn này, Lục Tiểu Linh Đồng trở thành gương mặt đại diện cho nhiều sản phẩm dành cho trẻ em
Tính tới nay, Lục Tiểu Linh Đồng đã là gương mặt đại diện của không ít sản phẩm các loại có uy tín như kẹo, nước suối, trà tâm sen ướp lạnh, thạch, nước hydrogen, chè hạt sen, quần áo và giày dép trẻ em...
Ngoài ra, ông còn mở công ty Văn hóa thực nghiệm Lục Tiểu Linh Đồng. Công ty là đại diện hợp pháp duy nhất cho hình ảnh Lục Tiểu Linh Đồng trong mọi lĩnh vực như tham gia sản xuất phim truyện, truyền hình, xuất bản in ấn băng đĩa, giao lưu văn hóa, đại diện thương mại, các sản phẩm liên quan tới thiếu nhi…
Ông cũng nhận được nhiều lời mời giảng bài từ các trường đại học trong và ngoài nước
Việc sở hữu độc quyền hình ảnh Tôn Ngộ Không giúp Lục Tiểu Linh Đồng nhận được nhiều lời mời đi giảng bài, nói chuyện ở các trường đại học trong và ngoài nước. Ông cũng được không ít trường mời làm giáo sư danh dự.
Hồi 2013, Viện nghệ thuật Lục Tiểu Linh Đồng tại Thượng Hải chính thức khai trương với diện tích 3.000m2. Đây là nơi trưng bày nhiều hình ảnh quý giá của Lục Tiểu Linh Đồng trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông cùng nhiều tư liệu về Tây Du Ký.
Theo Dân Việt
'Đường Tăng' trong Tây Du ký 1986 có tới 6 người, một người là nữ
- Nhân vật Đường Tăng trong Tây Du ký có tới 6 người, không biết bao thế hệ khán giả của bộ phim huyền thoại này có nhận ra không?
'/>
最新评论