当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Al Khaleej vs Al Nassr, 21h50 ngày 21/1: Cửa trên ‘tạch’
Theo VAFI, hiện các nước có nền kinh tế phát triển đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm, tức thu phí tiền gửi, nhằm đảm bảo lãi suất cho vay từ 2% - 5% tuỳ thuộc đối tượng và thời hạn vay.
Việc hạ lãi suất tiền gửi xuống thấp như trên sẽ kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà, chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.
VAFI đề xuất các giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VNĐ về mức 0%/năm. |
Cũng theo VAFI, lãi suất tiền gửi và cho vay ở nước ta vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế phát triển.
Nguyên nhân do nước ta chưa có hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi, để hướng nó vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế. Đồng thời, ngăn chặn dòng tiền chảy vào các kênh không có lợi cho nền kinh tế như bất động sản hay ngoại tệ.
Nếu hạ lãi suất tiền gửi, VAFI cho rằng, mặt tích cực là làm cho việc gửi tiền không còn hấp dẫn như trước, từ đó dòng tiền sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, mặt hạn chế là xuất hiện dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng mạnh, người thu nhập thấp khó có khả năng mua nhà.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Nguyên Đán – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ về những vấn đề liên quan đến việc hạ lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như đề xuất của VAFI.
Ông Trần Nguyên Đán - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. |
Về mặt tích cực, giảng viên Trần Nguyên Đán cho rằng, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm sẽ có lợi vì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm. Khi đó, người dân dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn, bởi lãi suất cho vay chỉ còn khoảng 3%/năm - 4%/năm. Đây là điều người dân mơ ước.
Về mặt tiêu cực, nếu hạ lãi suất tiền gửi còn 0%/năm thì người dân không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng nữa.
“Khi lãi suất đầu vào thấp nhưng không ai gửi tiền thì buộc ngân hàng phải lấy các nguồn vốn khác để cho vay. Lợi tức đòi hỏi cũng cao hơn, cuối cùng lãi suất cho vay cũng phải cao chứ không còn thấp”, giảng viên Trần Nguyên Đán nói.
Nếu lãi suất tiền gửi về mức 0%, theo giảng viên Trần Nguyên Đán, người dân sẽ có xu hướng đổ tiền vào các kênh đầu tư hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Số lượng nhà đầu cơ bất động sản tăng lên.
“Thay vì gửi ngân hàng, người dân sẽ lấy tiền đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Mà thị trường bất động sản có thanh khoản tốt hay không phụ thuộc nhiều vào người mua nhà có nhu cầu thực. Trong trường hợp này, người mua thực không tiếp cận được vốn vay nhưng nhà đầu cơ tăng lên sẽ gây rủi ro cho thị trường, dễ xuất hiện bong bóng”, giảng viên Trần Nguyên Đán phân tích.
Theo giảng viên Trần Nguyên Đán, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm chỉ thực hiện được khi nguồn cung về vốn lớn. Những quốc gia áp dụng được chính sách này vì tiền tiết kiệm trong dân nhiều, lượng vốn thừa lớn.
Vì nguồn cung vốn quá lớn nên lãi suất tiền gửi giảm. Trong khi đó, dân số nước ta đa phần trong độ tuổi lao động, đang “đói vốn”. Vì vậy, nếu hạ lãi suất tiền gửi về 0%/năm thì khó thu hút người gửi tiền.
Lạm phát cũng là vấn đề khiến cho đề xuất hạ lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm khó thực hiện được. Giảng viên Trần Nguyên Đán cho biết, các quốc gia áp dụng lãi suất tiền gửi 0%/năm có mức lạm phát rất thấp. Trong khi nước ta mới kiểm soát lạm phát ở mức 3% - 4% chỉ vài năm nay. Nếu lạm phát ở mức 4%/năm người gửi tiền sẽ bị lãi suất thực âm.
Theo Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm sẽ là con dao 2 lưỡi. Lãi suất tiền gửi thấp kéo theo lãi suất cho vay cũng xuống thấp. Người dân có xu hướng đi vay để chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực là sẽ có dòng tiền lớn đổ vào thị trường bất động sản. Giá nhà đất bị đẩy lên cao, người mua nhà ở thực khó có cơ hội sở hữu nhà. Về kinh tế vĩ mô, việc hạ lãi suất tiền gửi sẽ khiến cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường.
Không cần bỏ vốn, người mua nhà còn được hỗ trợ vay 100% giá trị căn hộ với lãi suất 0%. Hình thức vay mua nhà này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, tuy nhiên có phải khách hàng được hưởng lợi?
" alt="Nếu lãi suất tiền gửi về mức 0%, thị trường BĐS sẽ đối mặt nhiều rủi ro"/>Nếu lãi suất tiền gửi về mức 0%, thị trường BĐS sẽ đối mặt nhiều rủi ro
MG RX5 được SAIC phát triển dành cho một số thị trường Trung Đông, Bắc Phi, Trung Mỹ và Việt Nam là thị trường đầu tiên của Đông Nam Á có sự hiện diện của mẫu xe này.
Trong dải sản phẩm của MG tại Việt Nam, mẫu xe mới RX5 sẽ nằm trên mẫu MG ZS hiện đang bán và dưới MG HS dự kiến sẽ quay trở lại vào đầu tháng 11 tới đây. MG RX5 sẽ được bán dưới 2 phiên bản 1.5T STD và 1.5T LUX với giá bán lần lượt là 739 và 829 triệu đồng.
Được xem là "tân binh" trong phân khúc xe SUV cỡ C tại Việt Nam nhưng giống như New MG5, RX5 được giới thiệu không phải là thế hệ thứ 3 (mới nhất) của dòng xe này. Thay vào đó, MG RX5 là chỉ phiên bản nâng cấp của thế hệ đầu tiên được giới thiệu vào năm 2021 dưới tên gọi Roewe RX5 Plus tại thị trường ô tô Trung Quốc.
" alt="SUV cỡ C MG RX5 quyết so kè với Toyota Yaris Cross và Honda HR"/>SUV cỡ C MG RX5 quyết so kè với Toyota Yaris Cross và Honda HR
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, qua gần 15 năm triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định, sửa đổi và văn bản hướng dẫn trong các hoạt động tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử, ngân hàng và chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
"Luật và các văn bản dưới Luật đã đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cải cách hành chính", Thứ trưởng đánh giá.
Trong đó, thời gian qua, việc triển khai hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử cũng đã đạt được một số kết quả khả quan.
Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử đều được ký số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch.
Thống kê của Sách trắng Thương mại điện tử 2019 cho thấy, quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.
Dù vậy, sau gần 15 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ những bất cập, điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển như: Thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi.. dẫn tới khó khăn khi liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống; Thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử.
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chỉ rõ, một số quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đến nay đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tế trong việc ứng dụng đa dạng các giải pháp, công nghệ nhằm số hóa dịch vụ ngân hàng.
Cụ thể, quy định hiện tại chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu; chưa rõ ràng về tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử, đồng thời thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử.
“Quy định hiện tại không mô tả rõ ràng định nghĩa chữ ký điện tử cũng như chưa có hướng dẫn thỏa mãn điều kiện về tính pháp lý của chữ ký điện tử. Ngoài ra theo Luật Giao dịch điện tử, có hai mức độ chữ ký điện tử: cơ bản và chữ ký điện tử bảo đảm an toàn, nhưng lại chưa có quy định rõ ràng về trường hợp sử dụng các mức độ chữ ký điện tử. Điều này dẫn đến việc ứng dụng chữ ký điện tử trong thực tế còn chưa khả thi như mong muốn”, ông Dũng cho hay.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, thời gian qua, Bộ TT&TT đã làm việc với một số bộ ngành, địa phương để tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Giao dịch điện tử.
Hội thảo “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử” cùng với hội thảo chuyên đề “Các vấn đề về giá trị pháp lý, lưu trữ, an toàn bảo mật, trung gian và giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế tài chính” dự kiến được Bộ TT&TT tổ chức ngày 2/7 tới để tiếp tục công tác tổng kết Luật.
“Để Báo cáo tổng kết, đánh giá Luật Giao dịch điện tử được chất lượng, phản ánh đúng thực tế, tôi đề nghị các đại biểu và các diễn giả tập trung tổng kết, đánh giá, làm rõ các nội dung của Luật cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0 trong thời gian tới”, Thứ trưởng Bộ TT&TT đề nghị.
Luật sửa đổi cần chú trọng vào phát triển đồng bộ, bền vững
Đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của nền kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký điện tử (chữ ký số) hiện là một trong những công cụ đắc lực nhất cho phục vụ chuyển đổi số.
Do đó, khuôn khổ pháp lý về chữ ký điện tử nhằm thúc đẩy thanh toán số cần hướng đến hai tiêu chí là tập trung vào bối cảnh xung quanh công đoạn ký, làm rõ được danh tính, ý định ký và thao tác thêm chữ ký vào thông điệp dữ liệu của chủ thể; cùng với đó cân đối giữa rủi ro của giao dịch điện tử và tiện ích, chi phí đối với các chủ thể tham gia giao dịch.
Các diễn giả tham gia tọa đàm tại hội thảo chuyên đề “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”. |
Còn theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chữ ký số nói riêng và chữ ký điện tử nói chung cần được mở rộng về phạm vi ứng dụng và quy mô xác thực quốc tế, khi hiện chữ ký số công cộng tại Việt Nam chưa liên thông, chưa xác thực chéo được với hệ thống chứng thực chữ ký số quốc tế và các nền tảng phổ biến. Điều này cũng gây khó khăn trong giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
“Hiện chưa có giải pháp liên thông giữa RootCA quốc gia và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc tế. Các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để xác thực như chứng thực SSL của CA trong nước còn hạn chế do không được các nền tảng phổ biến công nhận. Ngoài ra chữ ký số trong nước chưa hỗ trợ ký hợp đồng điện tử được với doanh nghiệp không có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, cũng là một hạn chế hiện nay”, ông Lê Đức Anh cho hay.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đề xuất, sau 15 năm áp dụng Luật Giao dịch điện tử, cần phải chú trọng thật sự vào phát triển đồng bộ, bền vững để bứt phá, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đang được Chính phủ và toàn dân kỳ vọng.
Đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA), cần có chiến lược và quy hoạch đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy cao, chi phí hợp lý, mức độ phổ cập rộng. Do đặc thù đảm nhiệm được vai trò là hạ tầng pháp lý của giao dịch điện tử, công nghệ với độ tin cậy cao, với hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ cả về pháp lý và kỹ thuật, đã sẵn sàng là con dấu của tổ chức, doanh nghiệp và chữ ký của cá nhân ở mọi mức độ ứng dụng của giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, cần phân định rõ ràng khả năng kiểm định độc lập (chứng cứ độc lập) với hệ thống khởi tạo giao dịch điện tử về khía cạnh pháp lý và kỹ thuật cho các tiêu chí: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu điện tử; Chống chối bỏ hành vi đối với dữ liệu điện tử; Định danh điện tử; Xác thực điện tử. Áp dụng cho các giao dịch điện tử có rủi ro tranh chấp cao như Thuế, hải quan, ngân hàng, chứng khoán, thương mại điện tử, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, lưu trữ điện tử.
“Ngoài ra, cũng cần Phân định điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số ở mức độ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp theo trách nhiệm pháp lý của từng đối tượng”, ông Tuấn Anh đề nghị.
M.T
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5/2020, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
" alt="Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử"/>Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử
Nhận định, soi kèo U20 Verona vs U20 Inter Milan, 22h00 ngày 22/1: Vóc dáng ứng viên vô địch
Theo đó, MetaHub Finance tự quảng bá là dự án của Công ty Auralink Labs Pte. Ltd (số UEA 202332656D) có địa chỉ 33A Pagoda tại Singapore, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ blockchain và ứng dụng công nghệ AI tạo sinh, tập trung xây dựng một nền tảng tiếp thị liên kết (affiliate), kết hợp làm nhiệm vụ để các thành viên có thể nhận phần thưởng từ các đối tác quảng cáo.
Cơ chế của dự án là thu hút các nhà quảng cáo, đối tác quảng cáo trên hệ thống được gọi là tiêu dùng liên kết phi tập trung (DAC) của đơn vị này. Khi người dùng xem quảng cáo, làm nhiệm vụ sẽ nhận được đồng MEN (đồng tiền ảo của dự án). Công ty này cũng tuyên bố cung cấp các sản phẩm như hệ thống định danh MetaID, giải pháp chống bot và gian lận (BMAS), cũng như các hoạt động đầu tư thông qua NFT và đồng tiền ảo MEN.
Dự án này cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm tại Việt Nam (đều do người Việt thực hiện) để kêu gọi mọi người đầu tư vào MEN và hứa hẹn lợi nhuận lên tới 200%/năm. Đáng chú ý, tham dự các hội thảo này đa số là những người lớn tuổi.
Để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, dự án này đã đưa bài quảng cáo trên một số cơ quan truyền thông ở Việt Nam, đồng thời còn quảng bá các toạ đàm do mình tổ chức được bảo trợ của các tập đoàn công nghệ lớn là Microsoft, Google hay Amazon Web Service.
MetaHub Finance cũng chạy nhiều quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, liên tục kêu gọi mọi người đầu tư trong các group Telegram.
Để làm rõ tính pháp lý của dự án cũng như cảnh báo cho các nhà đầu tư tại Việt Nam, PV VietNamNet đã liên hệ với Hiệp hội Blockchain (VBA) Việt Nam nhờ phân tích về dự án này.
Trong công văn trả lời gửi tới PV VietNamNet, ông Trần Huyền Dinh, Chủ nhiệm Dự án ChainTracer trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam (dự án truy vết blockchain phi lợi nhuận-PV), cho biết qua quá trình kiểm tra và phân tích, VBA nhận thấy rằng dự án MetaHub Finance có nhiều dấu hiệu nghi ngờ là một mô hình huy động vốn đa cấp thông qua việc bán tiền ảo/NFT.
Cụ thể, MetaHub Finance không tập trung vào phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, thay vào đó tập trung vào việc kêu gọi đầu tư từ các thành viên mới để mở rộng hệ thống. Nhà đầu tư được yêu cầu mua các vị trí đầu tư NFT với giá trị tối thiểu 100 USDT (đồng tiền có giá trị tương đương USD trên mạng blockchain), sau đó chuyển đổi thành MEN để staking (một hình thức gửi tiết kiệm trên mạng blockchain) với lời hứa hẹn lợi nhuận lên tới 200%/năm bằng MEN. Việc mua bằng USDT và trả thưởng bằng MEN đánh tráo khái niệm nhầm lẫn của người đầu tư.
Theo quảng cáo, thành viên mới tham gia có nhiều cách kiếm lời từ mạng lưới MetaHub Finance, bao gồm: Xem quảng cáo của các doanh nghiệp, tích MEN để lấy lãi… Tuy nhiên, hiện tại trong các nhóm kín của dự án (chủ yếu trên Telegram), nguồn thu chủ yếu dựa trên việc tuyển dụng thành viên mới thông qua hệ thống tiếp thị đa cấp (MLM).
Cụ thể, các đại lý sẽ nhận hoa hồng dựa trên số lượng cấp dưới mà họ tuyển dụng. Cấu trúc này kéo dài tới 20 cấp, tổng hoa hồng nhận được lên tới 100% từ việc tích luỹ MEN của các tiếp thị liên kết cấp dưới. Điều này tạo ra một mô hình phân tầng, trong đó thu nhập của các cấp trên phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tuyển dụng mới, mở rộng mạng lưới; thay vì hướng vào chất lượng các sản phẩm, dịch vụ như mô tả ban đầu.
Ông Trần Huyền Dinh lưu ý, các mô hình đa cấp có trên 5 cấp đều tiềm ẩn rủi ro và trên 7 cấp được gọi là dấu hiệu lừa đảo ponzi.
Hiệp hội VBA cũng đưa ra những rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư khi tham gia vào MetaHub Finance.
Cụ thể, rủi ro tham gia vào hệ thống đa cấp:Để tham gia vào hệ thống của Metahub có nhiều hình thức, nhưng được quảng cáo nhiều nhất là hướng người mua NFT-Pass (dạng thành viên VIP), với trị giá mỗi NFT ít nhất là 100 USD (hoặc đồng tiền mã hoá có giá trị tương đương là USDT). Thành viên tuyến trên sẽ được hưởng hoa hồng từ việc thành viên mới mua NFT này. Nếu không tuyển dụng được thêm các nhà đầu tư, nhiều khả năng hệ thống sẽ lung lay và sụp đổ.
Rủi ro từ đồng tiền ảo MEN có thể sụp đổ:Lượng MEN sinh ra mỗi ngày (từ việc sản xuất, gửi tiết kiệm…) không tương xứng với nhu cầu; khi cung vượt cầu quá xa thì giá trị MEN hoàn toàn có khả năng sụp đổ và giá của đồng tiền ảo này có thể tiệm cận về 0.
Thanh khoản MEN ở mức thấp:Theo như cáo bạch (whitepaper) của MetaHub, có 77.000 NFT được bán ra để tạo ra MEN với giá trị 100 USD/NFT tương đương 7,7 triệu USD thu được. Nhưng hiện tại, MEN chỉ được giao dịch duy nhất trên 1 sàn giao dịch phi tập trung là Uniswap với bể thanh khoản khoảng 300.000 USD.
Rủi ro về tính pháp lý:MetaHub Finance tuyên bố có trụ sở tại Singapore tại địa chỉ 33A phố Pagoda 059192. Nhưng tại địa chỉ này có 107 công ty đăng ký, cho thấy đây là địa chỉ ghi danh nhận thư tín của công ty chứ không có văn phòng thực sự. Lĩnh vực quảng bá của công ty Auralink Lab Pte là AI và blockchain, nhưng thực tế mã ngành đăng ký trên website chính phủ Singapore quản lý là phát triển phần mềm và ứng dụng. Việc một công ty Singapore có cấu trúc như vậy và không có đại diện người Việt Nam được cấp phép hoạt động cho thấy rủi ro pháp lý rất cao với hoạt động người Việt khi mua các sản phẩm có tính chất xuyên biên giới của MetaHub Finance. Chưa kể đến việc huy động vốn qua hình thức token này là có dấu hiệu vi phạm luật pháp tại Việt Nam và không được pháp luật bảo hộ.
Với những thông tin như trên, VBA khuyến nghị các nhà đầu tư là công dân Việt Nam thận trọng và không nên tham gia vào MetaHub Finance.
" alt="MetaHub Finance là mô hình đa cấp, nghi ngờ lừa đảo và vi phạm pháp luật"/>MetaHub Finance là mô hình đa cấp, nghi ngờ lừa đảo và vi phạm pháp luật
Với ông Orlando, ngôi nhà mang giá trị tình cảm vô giá và sẽ không bán với bất cứ giá nào, dù phải chịu đựng tiếng ồn, nhiều đống đổ nát xung quanh khi dự án được xây dựng. Nhiều lần chủ dự án đưa ra các mức giá để mua lại nhưng người đàn ông này đều nói không.
Căn nhà như bị "nhấn chìm" giữa đại công trường |
"Ngôi nhà là linh hồn của tôi. Vì vậy có ích gì khi bán linh hồn vì tiền bạc", ông chia sẻ. Ông Orlando cho rằng, khi ở trong căn nhà này, bản thân được hồi tưởng lại nhiều kỷ niệm, điều không thể tìm thấy điều đó ở ngôi nhà khác.
Năm 1989, cha ông Orlando đến Miami sinh sống đã làm việc chăm chỉ để mua được căn nhà và dành thời gian trồng các cây xoài. Năm 2005, người cha qua đời, tới năm 2020 người mẹ cũng về thế giới bên kia. Trước khi ra đi mãi mãi, ông Orlando từng bày tỏ mong muốn không bán căn nhà nhiều kỷ niệm.
Trong 6 năm qua, ông Capote từ chối hơn 60 lời đề nghị bán từ nhà phát triển dự án bất động sản với mức giá đắt nhất lên đến 900000 USD (20,6 tỷ đồng) cho căn nhà 2 phòng ngủ, 2 phòng tắm.
"Tôi không cảm thấy đơn độc trong căn nhà này", ông Orland co biết. Ông cũng cho biết, những ký ức về cha mẹ vẫn còn đọng lại ở đây.
Tuy vậy, dự án xây dựng xung quanh cũng gây nhiều bất tiện. Gia đình ông từng thích ngồi dưới bóng cây xoài trước nhà. Tuy nhiên, bụi bặm, tiếng ồn ào từ việc xây dựng và nguy cơ cần cẩu rơi trúng đầu đã khiến cho sân trở nên nguy hiểm.
Ông Orlando "nói không" với số tiền lớn để giữ căn nhà |
Ngôi nhà của gia đình ông Orlando là căn cuối cùng tại nơi từng là khu dân cư yên bình. Các hộ dân khác đã được chuyển đi và nhà của họ bị san bằng để phục vụ cho dự án xây dựng. Những người này được trả tới 500.000 USD - 1,2 triệu USD (11 tỷ đồng - 22 tỷ đồng).
Tuy vậy, sự kiên quyết của gia đình ông Orlando cũng từng vấp phải sự đe doạ. "Một người môi giới bất động sản đến vào ban đêm khi cha tôi đang ở trong bệnh viện và đưa ra mức giá 650.000 USD (14,9 tỷ đồng) với mẹ tôi. Mẹ cũng nhận được những cuộc điện thoại nặc danh, trong đó có cuộc đe doạ: "Họ sẽ bóp nghẹt mẹ trong bê tông, bà sẽ chết trong căn nhà đó và không ai biết", ông Orlando kể.
Diệu Quỳnh (Theo Newjournal, Miamiherald)
Để mua được bất động sản có số nhà yêu thích, vị khách hào phóng sẵn sàng chi mức giá cao hơn tới 16 tỷ so với giá rao bán.
" alt="Nhà nhỏ lọt thỏm giữa đại dự án chủ nhân 60 lần từ chối bán lại"/>Nhà nhỏ lọt thỏm giữa đại dự án chủ nhân 60 lần từ chối bán lại
Tuy nhiên, những cơn đau từ vết mổ chưa bằng nỗi đau trong tim chị. Tháng 7/2017, cháu Dương Thành Long (12 tuổi), con trai chị Hiền bị nôn. Chị đưa cháu đi bệnh viện tỉnh rồi chuyển tuyến lên bệnh viện 103 mới phát hiện ra một khối u ác tính ở não cháu Long.
Mẹ bị ung thư dạ dày con bị ung thư não |
Đối với một gia đình bình thường, điều đó đã trở thành gánh nặng huống chi nhà chị. Mấy năm nay, chị Hiền trở thành bà mẹ đơn thân sau khi vợ chồng chị ly dị năm 2012. Mọi gánh nặng đè nặng lên vai người phụ nữ gày gò, khắc khổ đó.
Những tưởng niềm vui bên con sẽ giúp chị xua tan đi nỗi hiu quạnh thì nhận tin con mắc ung thư não, chị Hiền càng tuyệt vọng hơn. Vậy là bao niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp của hai mẹ con tan biến trong phút chốc.
Bé Dương Thành Long bị ung thư não |
Song đó chưa phải lằn ranh giới khổ tận cuối cùng chị Hiền phải chịu. Hơn 1 năm sau ngày con phát hiện ra bệnh, chị bắt đầu đau bụng, mệt mỏi nên đi khám.
Các bác sĩ kết luận chị bị ung thư dạ dày phải tiến hành phẫu thuật gấp vào tháng 2/2019. Để rồi, giờ đây, nằm nơi giường bệnh, chị chỉ dám ước mơ dù chỉ còn 1 ngày để sống vẫn muốn chăm con đến hơi thở cuối cùng.
2 mẹ con ung thư gánh khoản nợ khổng lồ
Kể từ ngày con bị bệnh, chị Hiền phải bỏ công việc đang làm để chăm con. Chính vì vậy, gia đình chị chẳng còn bất cứ thu nhập nào bởi chị không có ai bên cạnh cùng gánh vác.
Số nợ cứ thế nhân lên gấp bội. Chị tự nhủ, dù phải bán hết cả nhà cửa, vay mượn thế nào cũng sẽ cố gắng cứu con. Cháu Long trải qua hết đợt hoá trị này đến đợt hoá trị khác khiến chị Hiền đi vay mượn cả trăm triệu đồng.
Đến lúc chị không may mắc bệnh ung thư dạ dày, số nợ đã rơi vào khoảng gần 400 triệu đồng. Số tiền quá lớn đến mức chị chẳng còn khả năng chi trả.
Hoàn cảnh của mẹ con chị Hiền đang rất cần được giúp đỡ |
Nằm trên giường bệnh đau đớn, chị Hiền bị nhiều chủ nợ giục trả tiền nhưng chị chỉ biết xin khất nợ và nhận những lời khó nghe. “Số nợ này quá lớn chắc đến lúc chết tôi cũng không thể trả nổi. Giờ chẳng còn ai cho vay mượn để chữa bệnh nữa vì họ biết cả hai mẹ con bị ung thư. Nếu không có tiền điều trị chắc tôi xin về để dành tiền vay mượn cho con chữa bệnh thôi”, chị Hiền chia sẻ.
Lại thêm những cơn đau hành hạ chị suốt cả ngày dài. Ánh mắt nhìn xa xăm ở một góc giường bệnh, chị Hiền bắt đầu nghĩ tới ngày ngừng điều trị. Khát vọng duy nhất của chị lúc này chỉ mong được bên con lâu nhất có thể mặc cho những cơn đau hành hạ.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Hoàng Thị Hiền, ở khu 12, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. SDT: 097 4969734. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.326 Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt="Lời khẩn cầu của bà mẹ đơn thân bị ung thư dạ dày có con ung thư não"/>
Lời khẩn cầu của bà mẹ đơn thân bị ung thư dạ dày có con ung thư não