当前位置:首页 > Bóng đá > Vi phạm pháp luật khi tự chế súng săn

Vi phạm pháp luật khi tự chế súng săn

2025-01-18 14:47:08 [Nhận định] 来源:NEWS

Theạmphápluậtkhitựchếsúngsătoyota crown 2023o Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì súng tự chế của người dân được xem là vũ khí theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này, cụ thể:

“1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”

Và nếu súng tự chế dùng để săn bắt chim thì súng đó thuộc loại súng săn. Loại súng này cũng đã được khoản 3 Điều 3 của Luật này quy định rõ như sau:

“3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này”.

{ keywords}
Ảnh minh họa

Cũng tại Điều 5 của Luật này có quy định: “Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ”.

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Vậy, có thể thấy việc người dân thường tự chế tạo súng (dù súng chỉ dùng săn bắn chim) là hành vi bị nghiêm cấm.

Khi đã nghiêm cấm thì nếu bất kỳ cá nhân nào vi phạm sẽ bị điều chỉnh bởi Bộ luật hình sự cụ thể tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khi thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như sau: 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; 

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; 

d) Làm chết người; 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; 

h) Tái phạm nguy hiểm. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; 

b) Làm chết 02 người trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; 

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên. 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo khoản 1 điều 306 có thể hiểu rằng, nếu bạn chế tạo súng thì đầu tiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm, lưu ý việc xử phạt này phải bằng văn bản.

Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép”.

Ngoài ra, còn bị tịch thu súng tự chế được quy định tại điểm a khoản 8 điều 10 Nghị định 167, cụ thể:

“8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này”

Có thể thấy việc người dân tự chế tạo súng dù chỉ là súng săn bắn chim là hành vi bị nghiêm cấm. Ngoài việc bị phạt tiền thì hành vi này đã được bộ luật hình sự nước ta điều chỉnh, điều này cho thấy việc chế tạo và sử dụng súng tự chế là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kim Định – Trưởng Văn Phòng Luật Sư Đồng Minh, Gò Vấp, Tp.HCM, thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

(责任编辑:Giải trí)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容